Những mặt hàng nào tăng giá nhiều nhất trong cơn bão giá?

Lạm phát và chi phí sinh hoạt gia tăng là những vấn đề được quan tâm trong nhiều tháng qua. Thế nhưng những mặt hàng nào tăng giá nhiều nhất? Và làm sao để tiết kiệm tiền đi chợ?

An older women shopping in the bread aisle at Woolworths

According to data from the Australian Bureau of Statistics, bread and cereal products have increased in price by 11.8 per cent in the past year. Source: Getty / Xinhua News Agency/Xinhua News Agency

Key Points
  • Tỷ lệ lạm phát hàng năm đã đạt mức 7%, nhưng giá của một số mặt hàng tạp hoá còn tăng nhiều hơn.
  • Giá sữa và các sản phẩm từ sữa tăng gần 15%, trong khi bánh mì tăng gần 12%.
  • Các nhà hoạt động xã hội kêu gọi chính phủ hỗ trợ nhiều hơn cho người nghèo.
Nha Thống kê Úc (ABS) hôm thứ Tư đã công bố Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) mới nhất. CPI đo lường sự thay đổi giá cả của một số hàng hóa và dịch vụ cố định theo thời gian và được sử dụng như một chỉ dấu về lạm phát.

Chỉ số CPI đã tăng 1,4% trong ba tháng đầu năm nay, đưa tỷ lệ lạm phát hàng năm lên mức 7%.

Đối với một số mặt hàng tạp hoá, mức tăng thậm chí còn cao hơn.

Những mặt hàng nào tăng giá nhiều nhất?

, giá sữa và các sản phẩm từ sữa đã tăng 14,9% trong một năm qua.

Giá các sản phẩm bánh mì và ngũ cốc tăng 11,8%, trong khi giá rau quả tăng 4,9% và thịt cá tăng 4,1%.

Ông Jay Coonan, điều phối viên thuộc Trung tâm Chống Nghèo đói, cho biết nhiều người tiêu dùng đã phải thay đổi thói quen mua sắm của họ.

“Đây là điều mà chúng tôi thấy đang xảy ra hiện nay … mọi người không còn mua rau quả tươi mà chuyển sang mua rau quả đông lạnh,” ông nói.

“Trong khi những người vốn thường xuyên mua đồ đông lạnh, thì giờ đây họ không còn dễ dàng tiếp cận mặt hàng đó nữa vì ngày càng có nhiều người chuyển sang mặt hàng này.”
Graph showing price increase across categories of grocery items.
The annual rate of inflation is 7 per cent, but it is much higher across some types of groceries. Source: SBS
Các yếu tố như cuộc chiến ở Ukraine, đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và chi phí sản xuất gia tăng đều góp phần làm tăng giá các mặt hàng tạp hóa.

Thế nhưng hồi tháng Hai cho biết các công ty cũng tăng giá nhiều hơn mức cần thiết.

Ông Coonan cho biết một cuộc khảo sát do Trung tâm Chống Nghèo đói thực hiện cho thấy 53% số người được hỏi đã bỏ bữa do chi phí sinh hoạt tăng cao.

“Người dân phải thắt lưng buộc bụng vào lúc này, không còn cách nào khác,” ông nói.

Làm thế nào để tiết kiệm tiền đi chợ?

Ông Liam Kennedy, phát ngôn nhân của nhóm vận động vì quyền lợi của người tiêu dùng CHOICE, khuyên người dân không nên mua sắm theo thói quen, thay vào đó hãy cân nhắc cẩn thận giá tiền của mỗi mặt hàng.

“Tất cả chúng ta đôi khi vẫn làm điều này, chỉ mua những thứ giống nhau từ cùng một thương hiệu … hãy chú ý nhiều hơn đến những gì bạn đang mua và tìm kiếm những ưu đãi tốt hơn,” ông nói.

“Một ví dụ khác là so sánh giá của món hàng trên mỗi 100 gam […] và mua với số lượng lớn khi bạn có thể.”

Còn ông Coonan thì cho biết các cửa hàng thực phẩm cộng đồng, ngân hàng thực phẩm và tổ chức từ thiện đều có thể cung cấp hỗ trợ cho những người có nhu cầu.

Bên cạnh đó, ông cho rằng chính phủ nên tăng các khoản trợ cấp cho người nghèo.

“Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm trong giai đoạn này để bảo đảm người dân sống trên mức nghèo khổ và họ có thể mua được các nhu yếu phẩm mà họ cần,” ông nói.

“Tiền lương không bền vững, vì vậy ngày càng sẽ có nhiều người làm việc nhiều giờ hơn với mức lương thực tế thấp hơn … ngày càng sẽ có nhiều người sẽ bị tụt lại phía sau.”

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 29 April 2023 10:48pm
By Jessica Bahr
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends