Nguy cơ chấn thương do tập yoga khá cao
Yoga, bộ môn rèn luyện sức khỏe mà khi nhắc tới chúng ta đều liên tưởng ngay đến sự thư giãn, hít thở sâu, tĩnh tâm, cũng như cân bằng thể lực và tâm trí.
Nhưng một nghiên cứu của Đại học Sydney đã cho thấy, bộ môn này có thể làm tái lại những chấn thương cũ, và thậm chí gây ra những chấn thương mới, nếu như không biết tập đúng cách.
Có 10% người tham gia cho biết họ bị đau hệ cơ xương do tập yoga.
Ngoài ra có 21% báo cáo về những chấn thương trước đó giờ đây đã bị nặng hơn do tập yoga, đặc biệt là ở phần tay, chẳng hạn bị đau vai.
“Điều quan trọng nhất là khi bắt đầu tập yoga, bạn nên chọn một giáo viên có thể hiểu rõ những chấn thương của bạn và chọn ra những động tác nào phù hợp cho bạn thay vì cứ cố gắng uốn nắn bạn theo mọi người.”
“Yoga đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên vẫn có những rủi ro không như chúng ta tưởng. Những nghiên cứu trước đây cho rằng nguy cơ này chỉ chiếm 1% - 2.5%.
“Những bộ phận ở đầu chóp như bàn tay, đầu, hay cổ không có chức năng chống đỡ một khối lượng lớn trong khoảng thời gian dài, trong khi những tư thế của yoga như tư thế chồng chuối hay chó úp mặt thì lại rất phổ biến.”Những người tham gia nghiên cứu này đều ở New York, độ tuổi trong khoảng 45 tuổi, ở đủ mọi trình độ từ mới bắt đầu cho đến hơn 20 năm tập yoga.
Tư thế chó úp mặt trong yoga Source: common wikimedia
Giáo sư Pappas thuộc nhóm nghiên cứu nói:
“Một sai lầm của hầu hết những người theo tập yoga là cố gắng ép bản thân làm đúng với giáo viên, trong khi yoga là phải biết lắng nghe cơ thể chính mình.
“Điều quan trọng nhất là khi bắt đầu tập yoga, bạn nên chọn một giáo viên, người có thể hiểu rõ những chấn thương của bạn và chọn ra những động tác nào phù hợp cho bạn thay vì cứ cố gắng uốn nắn bạn theo mọi người.”
Thế nào là tập yoga đúng cách?
Cụ bà Nanammal, 98 tuổi, một chuyên gia về yoga ở Ấn Độ, tin rằng, yoga không phải là những hoạt động thể chất với cường độ cao hay những bài tập đổ mồ hôi ròng rã, trái lại, yoga là sự thả lỏng, thả lỏng cả về thể xác và tâm trí.
Bà Nanammal đã tập luyện gần một thế kỷ nay. Ở tuổi của bà, không có gì gây trở ngại để bà thực hiện bất kỳ động tác nào. Bà chưa bao giờ phải đặt chân vào bệnh viện, và khỏe mạnh hơn rất nhiều người ở tuổi trung niên.Gia đình bà Nanammal có truyền thống tập yoga, các con, các cháu và chắt đều tuân theo phương pháp tập luyện truyền thống, đó là tập trung vào hơi thở - paranayama.
Bà Nanammal Source: Youtube screenshot/BBC
Bạn sẽ không thấy những bộ đồ chuyên dụng hay những tấm thảm tập đắt tiền, thay vào đó bà chỉ mặc bộ quần áo truyền thống của Ấn Độ và tập trên một tấm thảm giản dị. Cuộc sống của bà theo phong cách tối giản: những bữa ăn đơn giản với cháo nấu từ hạt kê cho bữa sáng, đậu xanh và gạo cho bữa trưa, sữa và trái cây cho bữa tối. Bà cũng yêu cầu các học trò tránh xa thịt, thuốc lá và rượu bia.
Các bài tập yoga với những động tác căng, mạnh trong các phòng tập chật người chỉ là những bài tập thể dục thông thường không mấy liên quan đến yoga chính thể. Ví dụ, chuỗi động tác chào mặt trời phải được tập hàng ngày nhưng không nên thực hiện quá 12 lần.
Ngày nay, khi yoga có thể gọi là ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận, một xu hướng thời thượng với những biến thể như yoga trong phòng nhiệt độ cao, yoga rèn luyện thể lực với những động tác căng, mạnh trong các phòng tập chật người; thì đối với những yogi truyền thống như bà Nanammal, tất cả những điều đó chỉ là những bài tập thể dục thông thường không mấy liên quan đến yoga chính thể.
Chẳng hạn như bà và gia đình vẫn hàng ngày thực hiện chuỗi động tác Surya Namaskar – chào mặt trời, và không nên thực hiện quá 12 lần. Trong khi đó, đã có những thử thách thực hiện chuỗi động tác này lên tới 100 lần, và đó hoàn toàn chỉ là bài tập rèn luyện thể lực, khác xa với yoga truyền thống.
Bà Nanammal và gia đình đã mở trường Ozone Yoga từ năm 1972, đến nay đã đào tạo hơn 100,000 học viên.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại