Châu Âu dừng tiêm vắc-xin AstraZeneca, Úc có nên theo bước?

Nhiều quốc gia lớn ở Châu Âu tạm dừng việc triển khai vắc-xin AstraZeneca sau khi có một số báo cáo bệnh nhân bị cục máu đông sau khi tiêm vắc-xin. Nhưng về phía nước Úc vẫn khẳng định tiếp tục triển khai vắc-xin này.

AstraZeneca

Source: Getty images

Highlights
  • Tại Úc, vắc-xin AstraZenenca được sử dụng ở giai đoạn 2a bà 2b.
  • Trong số 17 triệu người được tiêm chủng ở Châu Âu và Anh, có 15 người bị cục máu đông tĩnh mạch sâu (DVT) và 22 người bị thuyên tắc động mạch phổi.
  • Chuyên gia của Úc cho rằng không cần dừng việc triển khai vắc-xin, nhưng phải theo dõi sát sao.
Tổng cộng đã có 10 quốc gia ở Châu Âu tạm dừng việc triển khai vắc-xin AstraZeneca trong đó có những quốc gia lớn như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy và Ireland.

Vì sao vắc-xin AstraZeneca bị tạm dừng triển khai ở châu Âu?

Loại vắc-xin AstraZeneca hiện đã được rất nhiều quốc gia cả Châu Âu và thế giới phê chuẩn, trừ Hoa Kỳ. Thế nhưng gần đây ở một vài quốc gia đã có báo cáo về những trường hợp bị cục máu đông, bao gồm các trường hợp bệnh nhân sau khi chủng ngừa đã bị thuyên tắc động mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, và một vài trường hợp hiếm gặp hơn như bị giảm tiểu cầu, hoặc bị một loại rối loạn được gọi là huyết khối tĩnh mạch não, tức một loại cục máu đông trong não.

Khi một cục máu đông hình thành trong động mạch, nó có thể di chuyển đến các cơ quan và chặn dòng máu lưu thông, dẫn đến khả năng tử vong.

Tại Úc, vắc-xin AstraZenenca sẽ được sử dụng ở giai đoạn 2a tức là dành cho người trên 50 tuổi, nguời Thổ dân và người đảo Torres trên 18 tuổi, những người có bệnh và nhân viên trong lĩnh vực có nguy cơ cao; và giai đoạn 2b nghĩa là những người lớn còn lại chưa được chủng ngừa ở các giai đoạn trước.

Các chính phủ Châu Âu nói rằng hành động tạm dừng triển khai vắc-xin là cẩn trọng hơn mức cần thiết, tạm dừng khi các trường hợp bị cục máu đông đang được điều tra. Hiệp hội Y khoa châu Âu (EMA) nói rằng họ dự kiến sẽ có báo cáo kết luận vào thứ Năm này (18/3).

Úc có nên tạm dừng việc triển khai vắc-xin AstraZeneca không?

Tại Úc, cơ quan kiểm định y tế vẫn nhấn mạnh rằng “không có bằng chứng” cho thấy vắc-xin AstraZeneca là nguyên nhân gây ra cục máu đông.

Trưởng ban y tế quốc gia Paul Kelly đã nói mặc dù ông biết rằng nhiều quốc gia châu Âu đã tạm dừng việc triển khai vắc-xin AstraZeneca, nhưng vẫn còn những quốc gia khác như Anh và Canada đang tiếp tục sử dụng vắc-xin này.

“Chúng tôi sẽ tìm hiểu, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi biến chứng xảy ra sau khi chủng ngừa đều là do vắc-xin,” ông Kelly nói.

“Chính phủ Úc vẫn giữ thái độ tự tin vào loại vắc-xin AstraZeneca và hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy nó gây ra cục máu đông.”

Một quan ngại khác đối với vắc-xin AstraZeneca là nghiên cứu cho thấy loại vắc-xin này chỉ có hiệu quả khoảng 62% trong việc ngăn ngừa COVID-19, so với vắc-xin Pfizer là 98%.
AstraZenenca đã ra một thông cáo hôm chủ nhật 14/3, trong đó nói rằng torng số 17 triệu người đã được tiêm chủng ở Anh và châu Âu, “chưa hề có bằng chứng nào cho thấy có nguy cơ gia tăng về bệnh thuyên tắc động mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc giảm tiểu cầu ở bất kỳ nhóm tuổi, giới tính, lô hàng hoặc tại bất kỳ quốc gia nào. Cho tới nay ở Châu Âu và Anh quốc đã có 15 trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), 22 trường hợp bị thuyên tắc động mạch phổi được báo cáo trong số những người đã được tiêm chủng.”

Công ty AstraZeneca cho rằng con số 15 trường hợp bị DVT và 22 trường hợp bị thuyên tắc động mạch phổi là “thấp hơn rất nhiều so với những gì dự kiến xảy ra tự nhiên ở mức độ dân số như vậy và cũng tương tự như các loại vắc-xin ngừa COVID-19 đã được phê chuẩn khác”.

Tại Úc, các chuyên gia cũng cho rằng cần không cần tạm dừng việc triển khai vắc-xin, nhưng phải có nghiên cứu thêm và theo dõi sát sao tình hình.

Nigel Crawford, giám đốc nhóm nghiên cứu chủng ngừa và an toàn vắc-xin tại Viện Nghiên cứu Murdoch Children, thúc giục “phải cực kỳ cẩn trọng nếu dừng triển khai” trong lúc việc điều tra đang được tiến hành.

“Bởi vì một khi việc triển khai vắc-xin bị dừng lại, nó có thể làm mất lòng tin nơi vắc-xin và khiến cho người bệnh khó bình phục, điều đã xảy ra tương tư ở Nhật Bản đối với vắc-xin HPV.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 17 March 2021 12:57pm
Updated 17 March 2021 1:01pm
By Hương Lan

Share this with family and friends