Cẩn thận với những món hàng giá rẻ bất ngờ trên mạng

Theo Ủy hội Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc châu (ACCC), chỉ riêng từ đầu năm 2017 tới nay đã có hơn 1,000 đơn khiếu nại về các trang bán hàng lừa đảo, với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn $150,000.

2019年黑五期间线上营业额远超实体店。

2019年黑五期间线上营业额远超实体店。 Source: pexels

ACCC cảnh báo những người thích mua sắm trực tuyến phải cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dưới dạng công ty bán hàng trực tuyến, thường bán những sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng với giá rẻ đến mức khó tin.

Theo , trường hợp ông Ben Harley, ông muốn mua một lò nướng BBQ hiệu Weber có giá bán lẻ là $750.

Khi lên mạng tìm mua, ông Harley đã bị hấp dẫn bởi một ưu đãi đặc biệt trên một trang mạng có tên OutdoorLivingWarehouse.com.au, với giá bán chỉ có $506, nghĩa là ông có thể tiết kiệm được hơn $200.

“Tôi cũng xem qua trang mạng này và thấy họ bán rất nhiều món hàng của các công ty nổi tiếng chuyên về đồ ngoại thất. Cho nên tôi quyết định mua,” ông Harley nói.
Các công ty lừa đảo đã tạo những trang mạng giả nhưng trông rất giống với một trang bán hàng thật, lấy mẫu thiết kế chuyên nghiệp, logo ăn cắp, thậm chí tên miền cũng là .com.au và họ còn ăn cắp cả số ABN.
Nhưng vài tuần sau đó, ông Harley đã phát hiện ra trang mạng Outdoor Living Warehouse thực chất là một trang lừa đảo hoạt động giả dạng một công ty bán hàng trực tuyến hợp pháp.

“Công ty này hẹn ngày giao hàng trong khoảng 7 – 8 ngày làm việc, nhưng rồi khi đã quá ngày giao hàng mà hàng vẫn chưa đến, tôi gọi họ thì họ phản hồi với lý do có trục trặc với bên giao hàng, nhưng mọi chuyện đã được thu xếp.”

Nhưng sau đó ông Harley đã không thể liên lạc được với công ty này qua số điện thoại niêm yết, và cũng không nhận được email nào, buộc ông phải liên lạc trực tiếp với công ty Weber.

Đến lúc này ông Harley mới phát hiện ra, công ty Weber cũng đã nhận rất nhiều cuộc gọi phản ảnh về trang mạng nói trên, và không may đó không phải là nhà phân phối hợp pháp của Weber.

Trang mạng Outdoor Living Warehouse từ đó cũng bị tháo gỡ.
Thống kê của ACCC cho hay, những thanh niên trong độ tuổi 18 – 24 là nhóm khách hàng bị lừa nhiều nhất, cụ thể cứ hai người thì lại có một người báo cáo bị mất tiền qua các trang bán hàng này.

Thống kê cũng cho thấy gần một nửa các vụ báo cáo mất tiền tập trung chủ yếu là các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm và thú cưng.

Theo phó chủ tịch ACCC Delia Rickard, các công ty lừa đảo đã tạo những trang mạng giả nhưng trông rất giống với một trang bán hàng thật, lấy mẫu thiết kế chuyên nghiệp, logo ăn cắp, thậm chí tên miền cũng là .com.au và họ còn ăn cắp cả số ABN.

Bà Rickard nói tuy các trang bán hàng lừa đảo hiện nay thiết kế trông rất chuyên nghiệp, tuy vậy vẫn có những dấu hiệu để người tiêu dùng phải cảnh giác.

“Cái quan trọng nhất là phương thức thanh toán: công ty giả thường yêu cầu khách hàng trả tiền theo hình thức money order – phiếu chuyển tiền, hoặc wire transfer – điện chuyển khoản ngân hàng hoặc thậm chí thẻ quà tặng (gift cards) của những nhà bán lẻ nổi tiếng.

“Nếu quý vị sử dụng hình thức thanh toán trên trả tiền cho công ty lừa đảo, khả năng lấy lại tiền là rất thấp,” bà Rickard nói.

Trường hợp ông Harley, ngân hàng của ông cho biết họ sẽ truy thu lại số tiền bị mất, nhưng có thể phải mất đến 120 ngày.

Những cách tránh mất tiền khi mua hàng qua mạng

đưa ra lời khuyên giúp khách hàng tránh mất tiền cho những trang bán hàng lừa đảo:

  • Tìm hiểu về trang mạng mà quý vị đang muốn mua hàng, xem thêm đánh giá từ những người tiêu dùng khác.
  • Không chuyển tiền cho người lạ yêu cầu trả trước bằng hình thức phiếu chuyển tiền (money order), điện chuyển khoản ngân hàng (wire transfer), chuyển tiền quốc tế (international fund transfer), thẻ trả trước hoặc tiền điện tử. Không bao giờ chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho bất cứ ai quý vị không tin tưởng, và cũng không gửi thông tin qua email.
  • Khi thực hiện thanh toán trực tuyến, chỉ trả tiền khi sử dụng dịch vụ thanh toán bảo mật – quý vị nên kiểm tra đường dẫn bắt đầu phải bắt đầu với ‘http’ và có biểu tượng ổ khóa đóng, hoặc thanh toán qua công ty trung gian như PayPal.
  • Suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng tiền ảo bitcoin, cách thanh toán này không được ngân hàng bảo vệ như các phương thức thanh toán khác, quý vị sẽ không lấy lại được tiền một khi đã chuyển tiền đi.
  • Khi mua hàng trực tuyến, phải tìm hiểu đó là công ty nào. Nếu là công ty Úc, quý vị sẽ có nhiều khả năng đòi bồi thường nếu có chuyện xảy ra.  Qúy vị có thể kiểm tra ABN tại
  • Kiểm tra liệu trang mạng này có chính sách trả hàng hoặc hoàn tiền không, và các chính sách phải hợp lý. Một trang mạng tốt phải có phần cho phép khách hàng gửi thư khiếu nại và quy trình giải quyết khiếu nại.
  • Tránh nhấp chuột vào những cửa sổ quảng cáo pop-up, rất có khả năng chúng tự tải về virus, spyware, malware và những chương trình gây hại cho máy tính.
Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 20 March 2017 5:38pm
By Hương Lan

Share this with family and friends