Phê phán cần đúng nơi, đúng lúc, đồng thời phải đi kèm với những phương án tích cực, mới chứng tỏ được sự phê phán của mình là có giá trị. Còn gặp chuyện gì cũng chê, gặp ai cũng phê phán, ai làm cái gì cũng không vừa lòng mình và mình không thể giải thích tại sao họ nên làm tốt hơn, và cách nào để họ làm tốt hơn, thì đó chính là hành động của lòng đố kỵ.
Ví dụ như, trong một bài báo được đăng cách đây ít lâu của Sydney Morning Herald, họ có nhắc đến một cặp vợ chồng trẻ quyết định từ bỏ công việc ổn định và đi du lịch khắp nước Úc. Họ gọi chuyến hành trình của mình là “Tôi gọi bất cứ nơi đâu tôi ngả lưng là nhà”.
Bài báo đó và cả đôi vợ chồng trẻ đều vấp phải rất nhiều lời chỉ trích. Tất cả những lời phê phán đó đều có chung một quan điểm rằng, họ còn trẻ và họ không nặng trách nhiệm với con cái, với gia đình, họ bỏ công việc, bỏ nhà cửa đi như thế thì chỉ là những kẻ thiếu suy nghĩ và nông cạn, không biết lo cho tương lai. Chúng tôi còn rất nhiều điều phải lo, nhiều thứ phải nghĩ nên những chuyện như thế này là vớ vẩn, báo chí đừng nên nhắc đến.Khi đọc những dòng bình luận đả kích đó, tôi không ngừng hỏi bản thân: “Điều gì đang xảy ra với chúng ta?”
Source: Pixabay
Chúng ta sống trong mội xã hội chật vật, một thế giới chật vật, chúng ta mang tấm lòng nhỏ nhen của mình để làm thước đo cho mọi hành động của người khác. Chúng ta có cái nhìn phiến diện về tất cả những ai, những gì trái ngược với xu hướng chung của xã hội.
Chỉ trích người khác có làm chúng ta hạnh phúc hơn?
Một khi bản thân mình đã mang trong lòng sự đố kỵ và hàng ngày đều đem nó ra đặt lên trước trong mọi suy nghĩ, thì chúng ta sẽ lún sâu hơn vào sự bất hạnh mà không hay biết. Chúng ta thường đem bản thân mình và cuộc sống mình đi so sánh với người khác, nhưng mỗi người có những tiêu chuẩn riêng về hạnh phúc và giàu có.
Có những người cảm thấy họ không cần phải kiếm quá nhiều tiền thì mới hạnh phúc, có người chỉ cần kiếm thật nhiều tiền để sắm sửa cho bản thân và gia đình thật đầy đủ thì mới gọi là hạnh phúc. Lại có những người khác thích sống trong trung tâm thành phố náo nhiệt, có người thích sống ở những vùng xa ít người, ít ồn ào.
Có một lần khi xem chương trình truyền hình với gia đình, chương trình kể về một gia đình ở vùng sâu vùng xa, ngày ngày họ kiếm đủ ăn, đủ mặc, nhà cửa đơn sơ, quần áo đơn giản, bữa cơm nghèo đơn giản. Xung quanh họ chẳng có nơi nào để chơi, chẳng có trung tâm thương mại để mua sắm, chẳng có nhà hàng, chẳng có bất cứ điều gì thuộc về thế giới của những người “hạnh phúc”.
Cuộc sống của gia đình gói gọn trong những sinh hoạt cơ bản nhất: làm việc, ăn, mặc, ngủ và giành thời gian với nhau. Lúc đó mẹ tôi thấy họ nghèo thì xót trong lòng và bảo, sao mà họ sống khổ sở như thế được.Ba tôi khi đó trả lời: “Nếu mình đem cái tiêu chuẩn sống sung sướng và hạnh phúc của mình áp lên họ, thì mình thấy họ khổ. Nhưng nếu họ đem cái tiêu chuẩn sống của họ áp lên mình, thì họ thấy mình khổ. Vì mình nặng gánh tiền bạc, mình phải chật vật để sống sót trong cái xã hội vật chất này, còn họ thì không. Họ thỏa mãn với những gì họ có. Làm sao mình biết họ không hạnh phúc?”
Source: Google Image
Một khi chúng ta khắc khe với người khác, có phải vì chúng ta không hạnh phúc với cuộc sống của mình
Cuộc sống vốn không dễ dàng với ai, mỗi chúng ta đều phải nỗ lực đương đầu với vô vàn những khó khăn không tên. Vậy công bằng mà nói, mình sướng khổ thế nào, thì người khác cũng trải qua ngần ấy thứ dù ít dù nhiều, dù hình dạng cái khổ có khác nhau.
Thực ra cá nhân mỗi người muốn gì, có thể làm gì để trở nên tốt hơn, để cuộc sống mình dễ thở hơn, điều đó không nằm ở xã hội, mà ở trong suy nghĩ và hành động của bản thân.
Đó là lý do vì sao có rất nhiều người trẻ hiện nay quyết định từ bỏ công việc lương cao trong xã hội, để đi khắp thế giới. Bởi họ không còn tìm thấy ý nghĩa trong việc kiếm thật nhiều tiền để sống giữa một xã hội vật chất. Nơi mà mọi tiêu chuẩn đều được quy về căn nhà, chiếc xe hơi, bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng, làm chức vụ gì, ở tòa nhà nào trong thành phố…
Chúng ta đứng bên ngoài nhìn họ, có thể đánh giá họ thiếu suy nghĩ và thiếu lo xa, nhưng chúng ta cũng không thể nào biết được họ có những dự tính gì khác cho cuộc đời họ rồi. Vì cũng có khi, việc chấp nhận bước ra khỏi tiêu chuẩn của xã hội, chỉ để sống vừa vặn với lòng mình, thực chất cần rất nhiều sự chuẩn bị và cả lòng can đảm.
Một khi chúng ta tập hài lòng với những gì chúng ta có, và không đem so sánh bản thân mình với quá nhiều tiêu chuẩn không phù hợp, khi đó, ta sẽ ít nghĩ tiêu cực hơn rất nhiều.
Chúng ta sống trong mội xã hội chật vật, một thế giới chật vật, chúng ta mang tấm lòng nhỏ nhen của mình để làm thước đo cho mọi hành động của người khác. Chúng ta có cái nhìn phiến diện về tất cả những ai, những gì trái ngược với xu hướng chung của xã hội.
Biết mình ở đâu giữa xã hội
Mỗi người có một bệ phóng khác nhau, có người đầy đủ hơn mình, nhưng mà nếu đem ra so sánh thì khập khiễng vô cùng. Vì chưa chắc người khác chưa từng trải qua cái khổ này, thì có nghĩa là họ chưa bao giờ khổ. Đừng đem cái khổ của bản thân ra để tự mãn và ngụy biện.
Thay vì khoe khoang với cả thế giới rằng: “Tôi khổ lắm anh chị ơi!”, thì chúng ta nên thử nghĩ xem người ta làm cái này, cái kia hay quá, sao mình không làm thử, sao mình không học thử ta. Sao mình không bước ra khỏi vùng an toàn?
Nên ráng nhìn nhận bản thân mình ở đâu giữa ngần ấy con người. Mở to mắt ra xem mình có gì, mình không có gì, mình muốn có gì và làm sao để mình đỡ khổ hơn bây giờ. Than thở, có thể giúp nhẹ lòng trong phút chốc, nhưng không bao giờ giúp cuộc đời chúng ta nhẹ hơn.
Thấy người ta hơn mình, thì lấy cái đó làm động lực mà cầu tiến, chứ ngồi ì ra đấy so đo thiệt hơn thì thế giới này có đổi khác đi không?
Thừa nhận bản thân mình may mắn
Việc hiểu và thừa nhận mình may mắn như thế nào, là yếu tố để thấy cuộc đời mình bắt đầu có ý nghĩa. Nhưng biết mình may mắn, để biết mình cũng đã trải qua rất nhiều điều không may mắn. Không ai may cả đời, và không ai xui cả đời. Mình thấy mình sướng là mình sẽ sướng, mình thấy mình khổ, thì khổ hoài. Tại cái gì tác động lên mình thì mình cũng than khổ hết, rồi cuộc đời còn có gì vui?