Đại học Thiên Tân của Trung Quốc tự nhận đã phát triển thành công vắc xin uống ngừa coronavirus

Các cuộc tranh luận đang nóng bỏng theo sau tin Thời báo Hoàn cầu loan báo Đại học Thiên Tân tại Trung Quốc, Tianjin University, công bố phát triển thành công vắc xin dạng uống có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm của coronavirus.

China’s Tianjin University claims it has developed oral vaccine for coronavirus.

China’s Tianjin University claims it has developed oral vaccine for coronavirus. Source: Courtesy of Tianjin University

Highlights
  • Đại học Thiên Tân, Trung Quốc, tự nhận đã phát triển thành công vắc xin dạng uống ngừa coronavirus.
  • Tranh luận nổ ra, nghi ngờ thực chất và hiệu quả của vắc xin này vì ‘không có gì rõ ràng’.
  • Người đứng đầu nghiên cứu cho biết ‘chưa thử nghiệm lâm sàng’ và ‘thấy có hiệu quả trên động vật nên suy ra có thể hiệu quả trên người’.
Theo Global Times, Tianjin University đã phát triển thành công vắc xin uống để bảo vệ con người chống lại bệnh do coronavirus (COVID-19) gây ra.

Vắc xin uống sử dụng saccharomyces cerevisiae, nấm men chiết xuất từ thực phẩm, làm chất dẫn và spike-protein của coronavirus làm mục tiêu để tạo ra kháng thể để chống lại COVID-19, theo một thông cáo của Đại học Thiên Tân gửi đến Global Times hôm qua thứ Ba.

Nhóm của Giáo sư Huang Jinhai đã sản xuất các mẫu vắc xin uống dưới dạng viên nhộng, viên nén và dạng bột, được cho là tiện dụng và dễ dàng đem đi sản xuất đại trà. Họ cũng đã phát triển các công nghệ cốt lõi trong việc xây dựng các chủng tái tổ hợp, chọn lọc, biểu hiện protein và quy trình lên men, vốn rất quan trọng đối với sự phát triển của vắc xin, thông cáo dẫn giải.

Ông Huang trong thông cáo của Tianjin University, cho biết vắc xin uống, có thể kích thích miễn dịch niêm mạc tại chỗ để ngăn ngừa nhiễm bệnh. Vắc xin cũng có thể được dùng như một liệu pháp tiềm năng cho các bệnh nhân đã bị nhiễm để chống lại coronavirus.
Theo Global Times, cùng ngày tin tức đầu tiên về vắc xin đưa ra, Huang, giáo sư đứng đầu dự án, đã tự uống bốn liều và không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Trường đại này học hiện đang tìm kiếm đối tác để thúc đẩy thử nghiệm lâm sàng và sử dụng rộng rãi loại vắc xin này.

Chỉ trong vòng chưa tới 24 tiếng, các cuộc tranh luận nổ ra, nghi ngờ thực chất và hiệu quả của vắc xin uống đường miệng được cho là ngăn ngừa coronavirus chủng mới này, vì thuốc được phát triển trong một khoảng thời gian rất ngắn và giáo sư Huang trong thông cáo báo chí đã không cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh độ tin cậy của vắc xin.

Chính Global Times ngày hôm sau dẫn một nguồn thân cận và biết rõ nghiên cứu này cho biết, ông đặt câu hỏi về độ tin cậy của vắc xin.

“Dựa trên những gì tôi biết, ông Huang đã tìm thấy một thụ thể dựa trên trình tự RNA đã được công bố. Rồi ông ấy bắt đầu tìm kiếm sự hợp tác,” nguồn tin muốn dấu tên này cho biết.
Trên Sina Weibo, mạng xã hội Twitter của Trung Quốc,  tin tức đã thu hút nhiều ngàn bình luận.

Một người dùng Weibo tên là “Chayuquan” bày tỏ sự nghi ngờ của họ về việc liệu spike-protein có thể được hấp thụ nếu một người uống vắc xin và nếu nó có thể được hấp thụ, tại sao nên uống thay vì tiêm.

Trước những ‘lùm xùm’, phát ngôn nhân của Tianjin University nói với tờ Global Times rằng có “vấn đề về từ ngữ” trong sự phát triển vắc xin và sẽ chỉnh sửa sau khi làm việc với nhóm nghiên cứu của giáo sư Huang.

Bản thân giáo sư Huang cũng lên tiếng phản hồi trước cuộc thảo luận này, nói rằng mặc dù được phát triển thành công nhưng chưa qua thử nghiệm lâm sàng.
Ông chú ý rằng ông đã phát triển một loại vắc xin động vật chống lại COVID-19 và vắc xin cho thấy hiệu quả, khiến ông suy ra rằng vắc xin có thể mang lại hiệu quả đối với con người.

Ông cũng giải thích vắc xin có thể được phát triển trong thời gian ngắn vì nhóm nghiên cứu của ông đã và đang xây dựng một nền tảng phát triển công thức và phòng ngừa sinh học dựa trên nấm men saccharomyces cerevisiae từ thực phẩm trong nhiều năm qua.

Ông Huang cho biết đang tìm kiếm các doanh nghiệp đủ điều kiện để cùng làm việc với nhóm của mình để làm theo các quy trình đánh giá, để tăng tốc quá trình xác minh lâm sàng và mở rộng việc sử dụng vắc xin.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 26 February 2020 3:11pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends