1. Đệ nhất hạm đội không thực sự đến Úc vào ngày 26/1
Với hy vọng tìm kiếm một vùng đất thích hợp hơn để xây dựng thuộc địa, họ đi đến Sydney Cove vào ngày 25/1, và đến sáng ngày 26/1, Thuyền trưởng Arthur Phillip cùng đoàn tuỳ tùng đã tuyên bố vùng đất này thuộc quyền sở hữu của đức vua George III.
2. Thủ hiến NSW đã nói gì nhân sự kiện kỷ niệm năm 1988?
Vào năm 1888, khi Thủ hiến NSW lúc bấy giờ là ông Henry Parkes lên kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm đoàn tàu Anh quốc cập bến Úc, ông được hỏi liệu có sự kiện nào dành riêng cho người Thổ dân hay không.
Thủ hiến Parkes đã đáp rằng: “Và nhắc cho họ nhớ rằng chúng ta đã cướp đất của họ?”
Nhân dịp này, ông cũng chính thức khánh thành Centennial Parklands, “một không gian công cộng ngoài trời dành cho người dân NSW tận hưởng”. Thế nhưng người Thổ dân đã bị cấm tham dự sự kiện này.
Statue of Henry Parkes in Centennial Park, Sydney. (Centennial Parklands) Source: Centennial Parklands
3. Một cuộc biểu tình quan trọng của người Thổ dân vào năm 1938 để phản đối Australia Day
Một cuộc họp, theo sau là một cuộc tuần hành và biểu tình im lặng, đã nhất trí thông qua nghị quyết, “Chúng tôi, đại diện cho những người Thổ dân Úc, đã tập hợp trong hội nghị tại Australian Hall, Sydney, vào ngày 26/1/1938, nhân dịp kỷ niệm 150 năm người da trắng chiếm giữ đất nước của chúng tôi, phản đối sự đối xử nhẫn tâm của người da trắng đối với người dân của chúng tôi trong suốt 150 năm qua, và chúng tôi kêu gọi nước Úc ngày nay đưa ra luật mới cho việc giáo dục và chăm sóc người Thổ dân, chúng tôi yêu cầu một chính sách mới nhằm nâng người dân của chúng tôi lên vị thế công dân đầy đủ và bình đẳng trong cộng đồng.”
Tên gọi Ngày Xâm Lược (Invasion Day) trở nên phổ biến trên toàn quốc trong các cuộc biểu tình năm 1988. Và buổi hoà nhạc Ngày Sống Sót (Survival Day) đầu tiên được tổ chức vào năm 1992.
Aborigines day of mourning, Sydney, 26 January 1938 (State Library of NSW) Source: State Library of NSW
4. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm, người Thổ dân bị bắt phải tham gia buổi tái hiện cuộc đổ bộ của Đệ nhất hạm đội
Một trong những sự kiện được tổ chức trong lễ kỷ niệm năm 1938 là tái hiện cuộc đổ bộ và tuyên ngôn của Thuyền trưởng Arthur Phillip.
Theo trang mạng của : “Những người Thổ dân sống ở Sydney đã từ chối tham gia, vì vậy nhà tổ chức đã đưa những người đàn ông đến từ Menindee, phía tây New South Wales, và nhốt họ tại chuồng ngựa của Redfern Police Barracks cho đến khi mài tái hiện bắt đầu. Vào ngày hôm đó, họ bị bắt phải chạy trốn khỏi người Anh trên bãi biển – điều này không đúng với lịch sử. Đoạn phim tái hiện cho thấy những người Thổ dân không hề muốn tham gia.”
The First Fleet 're-inactment' Source: Mitchell Library, State Library of NSW
5. “Đại sứ quán Thổ dân” được thành lập vào ngày 26/1/1972
Vào ngày 26/1/1972, bốn người đàn ông Thổ dân là Michael Anderson, Billie Craigie, Bert Williams và Tony Coorey đã dựng một chiếc dù đi biển trên bãi cỏ đối diện Tòa nhà Quốc hội ở Canberra và gọi đây là “Đại sứ quán Thổ dân”.
Theo lời của Gary Foley, vì chính phủ Úc đã biến người Úc bản địa thành “người ngoại quốc trên chính mảnh đất của mình”, nên giống như những người ngoại quốc khác, họ cũng cần có một đại sứ quán.
The Aboriginal Tent Embassy is established on 26 January 1972 Source: Flickr/State Library of New South Wales / The Tribune / SEARCH Foundation
6. Vào ngày 26/1/1988, hơn 40,000 người đã tổ chức một cuộc tuần hành lớn ở Sydney
Những người biểu tình có nguồn gốc Thổ dân cùng những người ủng hộ đã tuần hành từ Công viên Redfern đến Công viên Hyde, và sau đó là Cảng Sydney, để đánh dấu kỷ niệm 200 năm quá trình chiếm đóng và thuộc địa của Anh quốc.
Một bộ phim tài liệu tên là 88 do đạo diễn Adrian Russell Wills thực hiện vào năm 2014, khám phá những sự kiện đáng chú ý và gây tranh cãi trong cuộc tuần hành vì quyền của người Thổ dân.
7. Australia Day không phải lúc nào cũng được tổ chức vào ngày 26/1
Mặc dù tên gọi Australia Day bắt nguồn từ đầu những năm 1900, nước Úc chỉ xem đây là một ngày lễ chính thức từ năm 1994.
8. Mãi cho đến năm 2013, lá cờ Thổ dân và quốc kỳ Úc mới cùng được kéo lên trên Cầu Cảng Sydney vào ngày Australia Day
Tuy được chính thức công nhận vào năm 1995 theo Đạo luật các Hiệu kỳ năm 1953, lá cờ Thổ dân đã không được tung bay trên địa danh mang tính biểu tượng của nước Úc vào ngày Quốc khánh cho đến gần 20 năm sau.Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
The Australian and the Aboriginal flag fly together on the Sydney Harbour Bridge for the first time ever on Australia Day, 2013. Source: AAP
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại