Bạn muốn làm nghề gì (5) Ngân hàng

Australia's 'big four' banks

Australia's 'big four' banks Source: AAP

Bạn đã bao giờ muốn làm việc trong lĩnh vực ngân hàng chưa? Hình ảnh các nhân viên ngân hàng năng động trong bộ đồng phục chuyên nghiệp có hấp dẫn bạn không? Và làm thế nào để trở thành một thành viên trong môi trường ấy?


A/Vì sao nên chọn làm việc trong ngành ngân hàng?

Công việc dành cho mọi bằng cấp

Để được làm việc tại ngân hàng, mọi bằng cấp về kế toán, tài chính, cho đến nhân sự hoặc kỹ thuật đều được chấp nhận, chứ bạn không nhất thiết phải có bằng cấp về ngân hàng.

Chị Vân Bùi, hiện là chuyên viên ngân hàng Commonwealth trong mảng Lending cho biết, một nhân viên mới luôn bắt đầu ở vị trí giao dịch viên (teller), và với vị trí này, các ngân hàng tuyển chọn không dựa trên bằng cấp bạn có.

Cái mà họ cần thấy ở bạn là kỹ năng về bán hàng (sales) và kỹ năng giao tiếp với khách hàng (customer sevices), nên hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đủ tự tin trong giao tiếp và hãy tận dụng kinh nghiệm bán lẻ nếu có.

Chương trình đào tạo bài bản

Bạn sẽ được đào tạo bải bản để hiểu về hệ thống ngân hàng, hiểu về các sản phẩm của ngân hàng, và kỹ năng bán hàng cũng được đào tạo lại một cách rất kỹ lưỡng.

“Khi xin việc thì ứng viên không cần bằng cấp chuyên môn về ngân hàng vì sẽ được đào tạo trong 2 tuần đầu.

"Họ sẽ hướng dẫn về các sản phẩm của ngân hàng, cách giải thích từng sản phẩm và luôn có video hướng dẫn về cách nói chuyện với khách hàng để mình tham khảo và được góp ý thường xuyên.” chị Vân cho biết.

Chị Phượng Lê, một chuyên viên ở mảng hỗ trợ doanh nghiệp của ngân hàng Stgeorge cũng chia sẻ, nhân viên mới sẽ được đào tạo lại từ những công việc cơ bản để dần quen với nghề.

“Công việc ở trụ sở chính liên quan đến rất nhiều tiền nên cần cấp trên giám sát nhiều hơn. Công việc cũng được giao từ dễ đến khó nên bạn không phải lo là sẽ không làm được việc, ngoài ra còn có những người coach (huấn luyện) có thể cho mình ý kiến trong lúc làm việc.”

Công việc ổn định và chính sách tốt

Một ưu điểm nữa của nghề ngân hàng là giờ giấc công việc khá ổn định, cộng thêm những chính sách về nghỉ phép, và vấn đề lương thưởng cho nhân viên cũng rất rõ ràng

Chị Phượng chia sẻ chị thấy chính sách làm việc của ngân hàng khá tốt, “khi mình có con nhỏ, hoặc người thân bị bệnh thì ngân hàng có chính sách carer leave để nghỉ chăm sóc người thân.

“Hoặc mình làm một thời gian muốn xin nghỉ phép dài hạn (career break) thì ngân hàng sẽ vẫn giữ công việc đó cho đến khi mình quay trở lại.”

B/Cơ hội nghề nghiệp và Thách thức

Từ một nhân viên giao dịch (teller) sẽ có thể chuyển đổi sang làm specialist, đây là một vị trí đòi hỏi kiến thức tổng quát về tất cả các sản phẩm của ngân hàng. Từ đây bạn có thể đi tiếp theo hướng làm việc ở mảng lending giúp cho vay cá nhân và doanh nghiệp, hoặc chuyển sang làm quản lý ở chi nhánh hoặc làm nhân sự.

Doanh số là một áp lực và cũng là một thách thức cho một nhân viên ngân hàng làm việc tại chi nhánh.

Để làm được điều đó, theo chị Vân, chuyên viên ở mảng cho vay của ngân hàng CBA, chị cho biết tuy ngân hàng có đội ngũ tư vấn riêng như luật sư hay kế toán, nhưng nếu muốn tăng doanh số và giành được thiện cảm và sự tin tưởng của khách hàng thì người nhân viên phải tự trang bị thêm kiến thức để có thể tư vấn trực tiếp.

“Ví dụ như khi một khách hàng muốn mua nhà, ngoài việc cần có tiền thì mình cần tư vấn cho khách hàng những điều kiện về thu nhập, làm thế nào để tiết kiệm về mặt lãi suất.

“Hoặc đối với cơ sở kinh doanh, nếu mình có thể tư vấn cho khách hàng đạt được chỉ số thu nhập theo ý muốn hoặc những khoản nào có thể khai thuế thì khách hàng mới cảm thấy thú vị. Do đó nhân viên ngân hàng cũng cần có kiến thức vể mặt thuế.”
Xu hướng tự động hóa và ATM khiến các ngân hàng phải cắt giảm các vị trí giao dịch viên, điều này đòi hỏi các nhân viên phải nâng cao kỹ năng và kiến thức để làm các công việc phức tạp hơn.
Với xu hướng tự động hóa, các khách hàng giờ đã có thể thực hiện các chức năng đơn giản như rút tiền, gửi tiền trên máy ATM, các nhiệm vụ phức tạp hơn như mở thẻ tín dụng, đổi thẻ thông qua hệ thống netbank trên di động hoặc gọi lên tổng đài mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng.

Điều này đã tác động đến công việc của nhân viên ngân hàng như thế nào? Chị Phượng Lê cho biết như trường hợp của ngân hàng Stgeorge đã cắt giảm rất nhiều nhân viên teller tại các chi nhánh.

Tuy nhiên theo chị Vân thì tuy không còn nhiều nhân viên teller như trước đây, nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến số lượng tuyển dụng tại ngân hàng.

“Mục đích của ATM hay netbank là để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện giao dịch bất cứ khi nào họ muốn.

“Nhưng ATM cũng chỉ có thể hỗ trợ những nhiệm vụ đơn giản, trong khi còn lại đa số khách hàng vẫn thích đến gặp trực tiếp nhân viên ngân hàng vì họ cảm thấy tự tin hơn và có tình người.

“Do vậy đội ngũ nhân viên hiện tại sẽ được nâng cấp kỹ năng và kiến thức để làm những công việc phức tạp hơn.” chị Vân cho biết.

 

Qúy vị có quan tâm hay muốn tìm hiểu thêm về ngành nghề nào tại Úc, hãy gửi email về chương trình tại địa chỉ

Thêm thông tin và cập nhật,


Share