Bạn muốn làm nghề gì? (4) Marketing

SBS marketers have had something of a struggle to 'bite' into mainstream networks' advertising dollar.

Chuyên viên marketing, bộ phận quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số, đưa thương hiệu của sản phẩm ra thị trường Source: AAP/Tracey Nearmy

Thành công của mỗi doanh nghiệp không thể không nhắc đến vai trò của những chuyên gia tiếp thị (marketing), những người góp phần tạo nên thương hiệu, tìm ra con đường đưa sản phẩm đến tay khách hàng và là bộ phận gián tiếp giúp thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp.


Ngành marketing cũng là một ngành có nhiều sinh viên theo học do sự hấp dẫn trong công việc thực tế sau khi ra trường. Tuy vậy, với những yêu cầu riêng của ngành này là khả năng tiếng Anh phải tốt, nhạy bén và am hiểu thị trường, thì đó luôn là một rào cản cho những du học sinh quốc tế đến từ các nền văn hóa khác biệt.

Con đường đến với vị trí Marketing Manager của một sinh viên quốc tế

Chị Lê Thị Thu Hồng, người có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing và hiện là Trưởng Phòng Marketing của Cambridge English Language Assessment. Cũng như rất nhiều sinh viên quốc tế khác, sau khi tốt nghiệp khóa học Thạc sĩ ngành Marketing, dù trong lúc học có kinh nghiệm làm việc 3 tháng tại trường và điểm số cũng khá cao, nhưng chị Hồng cũng khá vất vả trong chuyện tìm việc vì chưa có PR.

"Mình phải làm các công việc để kiếm tiền như đi dịch thuật, làm cho bác sĩ, nhưng song song đó vẫn gửi đơn tìm việc. Sau một thời gian mình tìm được công việc tại trường Uniworld College, là một cơ hội mà mình rất quý trọng sau một thời gian dài tìm việc nên khi vào làm lúc nào mình cũng nỗ lực hết mình."
Từ công việc đầu tiên ở trong lĩnh vực giáo dục nên chị Thu Hồng bắt đầu có kinh nghiệm làm việc với các du học sinh và các công ty dịch vụ về giáo dục (education agency). Vì ý thức được sự khó khăn trong chuyện tìm việc đối với di dân và sự cạnh tranh trong thị trường lao động mà chị luôn làm hết sức mình, công việc đòi hỏi 1, thì bỏ công sức 2, 3 lần. Và rồi chị có cơ hội lấy được vị trí Marketing Manager khi có một chỗ trống trong công ty.

Sau công việc này, công việc thứ hai cũng là Marketing Manager cho một công ty về khai khoáng (mining), và vì đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục nên cuối cùng chị Thu Hồng lại lại quay về với công việc marketing cho lĩnh vực giáo dục, trường Cambridge English.

Ưu điểm của ngành này là bạn không ngừng sáng tạo và phải theo kịp thời đại, nên điều này cũng là bất lợi và không phù hợp cho những bạn thích công việc chỉ ở yên một chỗ. Ngành marketing đòi hỏi bạn phải luôn thách thức bản thân, biết mục tiêu sắp tới của mình là gì phải học gì, làm gì để đạt mục tiêu đó.

Kinh nghiệm xin việc

Chị Thu Hồng chia sẻ

Tuy học điểm cao hay có kinh nghiệm làm việc trong lúc học giúp hồ sơ xin việc trông đẹp mắt nhưng nó không ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện bạn có xin được việc hay không. Chuyện bạn xin được việc tùy thuộc vào biểu hiện của bạn trong lúc phỏng vấn.

Khi nộp đơn bạn không nên chỉ ngồi chờ, mà phải làm gì đó để được nổi bật hơn, có thể gọi điện đến người tuyển dụng hỏi xem ‘Anh/chị đã nhận được hồ sơ của em chưa?’ hay ‘Em cũng có những kinh nghiệm như vậy không biết có phù hợp hay không?’. Nhà tuyển dụng sẽ lịch sự trả lời nhưng chắc chắn sau đó họ sẽ lấy hồ sơ mình ra xem lại.

Có rất nhiều người nộp đơn, nếu bạn không làm gì thì chưa chắc nhà tuyển dụng có cơ hội để đọc hồ sơ của bạn. Bạn cũng phải chăm chút hồ sơ của mình làm sao cho dễ hiểu, đẹp mắt để người ta có thể dành nhiều thời gian đọc hồ sơ của mình.

Phân biệt giữa marketing cho client và cho agency

Có một xu hướng trong các bạn trẻ khi học ngành marketing, là mong muốn làm việc ở các công ty quảng cáo, các công ty truyền thông hay tổ chức sự kiện. Đây được gọi là những công ty agency chuyên cung cấp các dịch vụ quảng cáo với một vài tên tuổi lớn như Dentsu Mitchell, Saatchi & Saatchi hay O&M.

Tuy nhiên đây chỉ là bề nổi của ngành marketing. Marketing không chỉ là quảng cáo mà còn là tìm hiểu khách hàng mục tiêu, bán đúng sản phẩm đến đúng thị trường với giá cả phù hợp nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Và người làm marketing cho các doanh nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm, được gọi là client, thì phải chịu trách nhiệm cho một chuỗi các công việc từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, xác định thị trường, định giá, rồi quảng bá sản phẩm, đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
"Nếu làm marketing cho agency bạn phải năng động hơn vì phải chịu trách nhiệm cho nhiều khách hàng khác nhau, điều này khá khó khăn đối với các bạn sinh viên quốc tế do những rào cản ngôn ngữ và văn hóa."
Theo chị Thu Hồng, ở Úc, nếu làm cho agency bạn phải năng động hơn vì phải chịu trách nhiệm cho nhiều khách hàng khác nhau, điều này khá khó khăn đối với các bạn sinh viên quốc tế do những rào cản ngôn ngữ và văn hóa.

"Điều thuận lợi là do mình làm việc với nhiều khách hàng nên sẽ có được rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhưng bên cạnh đó cũng có những khó khăn. Thứ nhất là mức lương nói chung không cao bằng người làm marketing cho client. Thứ hai là áp lực về thời gian (deadline), phải làm việc ngoài giờ (overtime), và cuối cùng là không tự mình kiểm soát được công việc do phải phụ thuộc vào khách hàng, nếu khách hàng thay đổi kế hoạch thì mình phải thay đổi theo để đáp ứng yêu cầu.

"Còn nếu làm marketing cho client, thì công việc ổn định hơn do mình chỉ phải làm cho một công ty, mình có ngân sách riêng nên có thể chủ động trong công việc của mình, nhưng cũng chính vì chỉ làm cho một công ty nên có thể kinh nghiệm thực tế sẽ không nhiều bằng các bạn làm cho agency." chị Hồng cho biết.

Làm sao để đo độ thành công của một chiến dịch marketing?

Chị Thu Hồng cho biết, điều đó tùy thuộc vào từng giai đoạn của từng công ty. Nếu một công ty vừa tung ra một sản phẩm, thì chiến lược marketing lúc đó không thể tập trung vào doanh số, mà là tập trung vào awareness, nghĩa là bao nhiêu khách hàng biết đến sản phẩm của công ty, và bao nhiêu người biết đến chiến dịch marketing trên Facebook, trên phương tiện truyền thông, website, etc. Mỗi một chiến dịch marketing sẽ có một mục tiêu riêng và có thước đo riêng.

Mục tiêu cuối cùng của công ty luôn là doanh số nhưng để khách hàng mua sản phẩm để đạt doanh số thì cần có nhiều chiến dịch marketing và mỗi thành công của một chiến dịch sẽ đóng góp vào thành công cuối cùng của công ty.

Xu hướng marketing và Digital Marketing

Cùng với sự phát triển của công nghệ và số lượng người sử dụng các mạng truyền thông xã hội đang ngày một gia tăng thì xu hướng digital marketing cũng đã trở nên rất phổ biến, đó là cách mà các chuyên gia marketing sử dụng internet để đưa việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu của công ty đến khách hàng. Cụ thể, một người làm digital marketing là phải biết những kỹ năng hoặc công cụ như marketing nội dung (content marketing), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO, marketing tự động hóa automation hay marketing trên di động.
Digital marketing activities with the greatest commercial impact in 2016
Những công cụ hiệu quả của Digital Marketing trong năm 2016 Source: www.smartinsights.com
nguồn: www.smartinsights.com

"Digital marketing là một xu hướng thời thượng khi mọi người giờ đây ai cũng dùng internet, smartphone, facebook, etc., nên những người làm marketing thì phải biết digital marketing. Quảng cáo trên tivi, radio, tờ rơi (brochure, leaflet) chỉ là marketing truyền thống, nên mình phải đề xuất nếu như công ty mình chưa áp dụng digital marketing.

"Đó là một xu hướng cần thiết và trong tương lai xu hướng này sẽ còn thay đổi rất nhiều, ví dụ như khi Google thay đổi cấu trúc trên công cụ tìm kiếm (search engine) thì mình cũng phải tìm hiểu lại. Nên người làm marketing luôn phải biết mình đang ở đâu và phải làm gì để theo kịp công nghệ," chị Hồng giải thích.

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 

 


Share