Bạn muốn làm nghề gì (11) Nghiên cứu khoa học

scientists in the laboratory

Tiến hành thí nghiệm là công việc không thể thiếu của những người làm nghiên cứu. Source: Pixabay - Public Domain

Theo thống kê tại các trường Đại học, số sinh viên theo học các khóa học research (nghiên cứu) chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng số sinh viên các bậc sau đại học. Nhưng các nhà nghiên cứu khoa học hoạt động cụ thể trong các lĩnh vực nào? Họ làm những gì và làm thế nào để được trở thành một nhà nghiên cứu khoa học?


Công việc của một nhà nghiên cứu là gì?

Tùy thuộc vào lĩnh vực, đề tài như Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học,… mà mình đang nghiên cứu, mỗi nhà nghiên cứu sẽ có những công việc cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung công việc của họ sẽ bao gồm:

  • Xác định đề tài, lĩnh vực mà mình muốn nghiên cứu. Tìm hiểu kiến thức và thông tin liên quan đến đề tài đó.
  • Tiến hành thí nghiệm.
  • Phân tích kết quả và dữ liệu.
  • Trình bày kết quả, phương pháp nghiên cứu cho cộng đồng khoa học.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có thể tham gia giảng dạy, giám sát sinh viên và hỗ trợ sinh viên nghiên cứu.

Những người làm nghiên cứu thường tham gia vào các dự án, kéo dài từ vài tháng đến hàng chục năm, và mỗi giai đoạn của dự án sẽ có những công việc khác nhau.

Anh Nguyễn Thành Thi, một Postdoc đang làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại một trường đại học ở Melbourne, một lĩnh vực được ứng dụng rất nhiều trong thực tế như dự đoán tài chính, nghiên cứu gene, thiết bị không người lái,v.v. Anh cho biết:

“Có những ngày chỉ ngồi đọc báo khoa học để tìm ý tường, hoặc có những ngày chỉ làm một công việc lập trình, viết thuật toán. Người làm nghiên cứu không có những công việc cố định mỗi ngày mà tuỳ thuộc giai đoạn của dự án.”
Bên cạnh nguồn tài trợ từ Chính phủ, còn có nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu từ các công ty, các tổ chức phi chính phủ, tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu được đánh giá kết quả nghiên cứu nhanh hơn và được đưa công trình nghiên cứu ra thực tế nhiều hơn.

Môi trường làm việc ở đâu?

Môi trường làm việc của những nhà nghiên cứu không chỉ ở các trường Đại học hoặc các viện nghiên cứu, mà còn ở các phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của các công ty.

Những người làm nghiên cứu thường phải xin nguồn tài trợ cho các công trình nghiên cứu. Thông thường trước đây các nguồn tài trợ chủ yếu đến từ Chính phủ, nhưng càng ngày thì dòng tài trợ từ Chính phủ càng bị thu hẹp dần, khiến cho mức độ cạnh tranh cao hơn.

Do đó hiện nay, bên cạnh nguồn tài trợ từ Chính phủ, còn có nguồn tài trợ còn đến từ các công ty, các tổ chức phi chính phủ khác trong trường hợp cần nghiên cứu một sản phẩm mới. Xu hướng này tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu được đánh giá kết quả nghiên cứu nhanh hơn và được đưa công trình nghiên cứu ra thực tế nhiều hơn.

Tiêu chí nào đánh giá năng lực của một nhà nghiên cứu?

Đối với những người làm nghiên cứu trong trường Đại học, một trong những tiêu chí đánh giá năng lực là việc xuất bản các bài báo. Tuy nhiên việc đưa kết quả nghiên cứu đó vào thực tế hay chưa còn tuỳ thuộc ý tưởng, đôi khi phải mất đến vài chục năm thì kết quả nghiên cứu đó mới được công nhận trong thực tế.

Bên cạnh đó, người nghiên cứu có thể đi theo hướng nghiên cứu sản phẩm ứng dụng. Đi theo con đường này sẽ nhanh thấy được kết quả nghiên cứu hơn, ví dụ nghiên cứu loại thuốc mới, phương pháp chữa bệnh mới trong y khoa, hoặc giống cây trồng mới trong nông nghiệp…
Nghiên cứu khoa học được thực hiện ở mọi lĩnh vực.
Nghiên cứu khoa học được thực hiện ở mọi lĩnh vực. Source: Pixabay

Làm thế nào để trở thành nhà nghiên cứu?

Sau khi tốt nghiệp Cử nhân (Bachelor), có 2 con đường để trở thành nhà nghiên cứu:

  1. Hoàn thành thêm 1 năm bằng Cử nhân danh dự (Honours degree). Trong một năm này, sinh viên sẽ làm nghiên cứu cùng với người hướng dẫn để hoàn thành một dự án có liên quan đến ngành học.
  2. Học tiếp hệ Thạc sĩ nghiên cứu (Masters by research): khoá học cho phép sinh viên nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể một cách độc lập để hoàn thành một dự án lớn hơn.
Sau khóa học Thạc sĩ nghiên cứu, bạn sẽ tiếp tục phải lấy bằng Tiến sĩ (PhD), khoá học này thường kéo dài từ 3 – 4 năm. Trong thời gian làm Tiến sĩ, bạn có thể giúp làm công việc trợ giảng, làm báo cáo nghiên cứu và tham gia vào các cuộc hội thảo khoa học.

Người làm công việc nghiên cứu ngoài kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu, còn phải kiên trì theo đuổi ý tưởng, tập trung vào một vấn đề chính, không đầu hàng trước khó khăn mà lúc nào cũng tìm cách giải quyết.

Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng quyết định phần lớn sự thành công trong công việc nghiên cứu.

Share