Thanh niên Hồi giáo đến vùng trung tâm nước Úc

Uluru, pictured in afternoon light, in the Northern Territory

Uluru, pictured in afternoon light, in the Northern Territory Source: AAP

Một nhóm tín đồ Hồi giáo sẽ đi đến các vùng quê nước Úc trong 8 ngày để giao tiếp với các cộng đồng địa phương. Điểm đến của họ là Uluru, một mục tiêu nhằm mở mang tâm trí của họ đối với niềm tin tôn giáo.


Hàng chục người trẻ thuộc Hiệp hội Thanh niên Hồi giáo Ahmadiyya gọi tắt là AYMA, sẽ đi đến và tụ hội tại Uluru, trong một chuyến đi mà họ hy vọng sẽ gia tăng sự gắn bó về mặt xã hội.

Cuộc nghiên cứu hiện thời trên bản tin về Hoạt động của Thiểu số Hồi giáo cho biết, có khoảng 70 phần trăm người dân Úc biết rất ít hay chẳng biết chi cả về Hồi giáo.

Chiến dịch toàn quốc có tên là ‘Chuyến Đi Khám phá Hồi giáo”, dự trù sẽ đến các vùng quê nước Úc với mục tiêu là nâng cao nhận thức những người Úc khác, về tính chất ôn hòa của Hồi giáo và bỏ đi các nhận thức sai lạc về niềm tin của họ.

Anh Ata ul Hadi là một điều hợp viên cho Giới trẻ Hồi giáo và là một sinh viên y khoa của đại học Griffith.

Đối với anh nầy, chuyến đi là một cơ hội để tương tác với mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và xóa bỏ những rào cản xã hội, bằng cách giúp cho cộng đồng Hồi giáo, có thể liên kết với những nhóm người Úc khác.

Anh tin rằng, cách thức tốt nhất để đối phó với những quan niệm sai lầm có tính cách tiêu cực là qua đối thoại, mà anh hy vọng sẽ diễn ra trong chuyến đi nầy.

“Có một vài định kiến về Hồi giáo và tín đồ tôn giáo nầy, những loại rào cản đó là những gì đang chia rẽ chúng tôi".

"Thực sự chúng tôi hy vọng có những cuộc đàm thoại chân thật và cởi mở, qua đó chúng tôi tin rằng chúng ta có thể cải thiện sự hòa hợp trong xã hội chúng ta và mang người dân Úc lại gần nhau, bởi vì khi chúng ta hiểu biết nhau thì chúng ta sẽ có khuynh hướng là những con người tốt và là những người dân Úc tốt nữa”, Ata Ul Hadi.

Còn ông Waqas Ahmad, Chủ tịch toàn quốc của AYMA cho SBS biết rằng, có nhiều nhận thức sai lạc về Hồi giáo trong cuộc sống hàng ngày, khi cho rằng Hồi giáo là một tôn giáo bạo động.

Ông nhấn mạnh rằng, những trình bày trên giới truyền thông về bạo động trong Hồi giáo là không có thực và nói rằng Hồi giáo thực sự là một tôn giáo đặt căn bản trên hòa bình.

“Hồi giáo được xem là một tôn giáo bạo động và những lời giảng dạy trong kinh Koran cũng được xem là những giáo pháp cổ xúy cho bạo lực, mà thực ra hoàn toàn không đúng".

"Nếu chúng ta chỉ chọn lựa lời giảng dạy từ bất cứ quyển sách nào, chẳng riêng gì kinh Koran, thì nó thực sự không vẽ lên một bức tranh toàn cảnh".

"Hồi giáo không phải là một tôn giáo bạo động, tiếng Islam có nghĩa là hòa bình và những câu mà tín đồ Hồi giáo nói với những người khác có nghĩa là ‘bình an cho bạn’, vốn trích xuất từ chữ Islam”, Waqaa Ahmad.

Thế nhưng hậu quả của những quan niệm sai lầm nói trên có tính cách hiển nhiên, trong đời sống hàng ngày của các tín đồ Hồi giáo.

Ông Waqa Ahmah Nasir 37 tuổi là giám đốc huấn luyện về đạo đức và tinh thần của AYMA cho biết, người Hồi giáo đã trải qua các kinh nghiệm về kỳ thị một cách rộng rãi.

Ông nhớ lại nhiều lần khác nhau, đã trải qua các kinh nghiệm bị kỳ thị trong các buổi họp mặt, tại chỗ làm hay ở những nơi công cộng.

“Một hôm trên chuyến xe buýt tôi lái, một số người nói với tôi là ‘anh làm gì ở đây, anh nên rời khỏi nước nầy đi’.

"Bạn nên rời khỏi nơi đây bởi vì bạn gây ra nhiều vấn đề, vì vậy tôi lịch sự nói với ông ta ‘Bạn biết, đó là quan điểm của bạn, bạn nói đúng".

"Có những người ở đây thế nhưng chỉ có một số rất nhỏ mà thôi. Khi tôi đội nón có nghĩa là tình yêu cho mọi thù ghét".

"Rồi ông ta nói với tôi, anh đội nón nầy bởi vì anh theo đạo nầy. Tôi trả lời, vâng tôi theo đạo nầy và luôn nhắc nhở chính mình tôi là ai và những gì tôi cần làm”, Waqa Ahmad Nasir.
"Tôn giáo nầy thực sự dạy rằng, tình yêu tại quốc gia cư trú là một phần trong niềm tin của các tín đồ”, Ata Ul Hadi.
Chuẩn bị trước cho sự đáp ứng tiêu cực với chuyến đi của họ, ông Hadi nói rằng truyền thông xã hội có thể là nơi mà nhiều người trẻ Hồi giáo bị kỳ thị và nhận được những lời lẽ tấn công hay khích bác, do nhiều người ngày càng có khuynh hướng đưa ra nhiều lời bình luận chống lại đức tin.

Ông tin rằng, những bình luận trên trang mạng xã hội là một khó khăn ngắn hạn, trong khi đó tham gia vào các cuộc thảo luận và đàm thoại, cung cấp những giá trị về thay đổi trong dài hạn.

“Có thêm nhiều chuyện trên trang mạng xã hội mà tôi cảm thấy có nhiều định kiến, khi có nhiều người tìm cách nói những chuyện, mà họ có lẽ không cảm thấy dễ chịu trong một môi trường xã hội".

"Chúng tôi tìm cách phản bác các ý kiến tiêu cực, bằng cách cung cấp các thông tin thực sự và có những cuộc thảo luận chân thật, về những gì chúng tôi tin tưởng cùng lý tưởng mà chúng tôi theo đuổi”, Ata Ul Hadi.

Việc thay đổi trong suy nghĩ cho chuyến đi nầy, không chỉ giới hạn qua việc quảng bá với mọi người về Hồi giáo.

Những người trẻ tham dự cuộc hành trình nầy, cũng mong đợi học hỏi nhiều hơn về đời sống tại vùng quê nước Úc và những thách thức mà các thị trấn miền quê phài đối diện.

Ông Ahmad tin tưởng rằng, nhiều người trẻ sẽ học hỏi rất nhiều về kinh nghiệm nầy, cũng như các thành viên của cộng đồng Hồi giáo sống tại các khu vực đô thị, không nhất thiết hiểu biết về các thị trấn vùng quê.

“Thế nhưng khi đi xa hơn về mặt địa lý, đến những vùng quê để hiểu biết con người ở đó sống ra sao và những thách thức họ đương đầu, cũng như thực sự cuộc sống ở những nơi đó như thế nào".

"Vì vậy đó sẽ là một khúc quanh lớn cho tất cả những người trẻ trong cộng đồng kể cả tôi, đồng thời dành thời giờ trò chuyện với họ và cho họ biết chúng tôi là ai, thì rõ ràng là một con đường hai chiều”, Waqas Ahamd.

Một trong 5 tín lý căn bản của Hồi giáo là lòng từ thiện, có tên là Zakat, qui định rằng người Hồi giáo phải tham gia các hoạt động từ thiện.

Có một nguyên tắc bao gồm việc đề ra một tỷ lệ, về mức độ giàu có của một người để hiến tặng cho từ thiện, thế nhưng những người Hồi giáo nầy hy vọng sẽ nới rộng các hoạt động từ thiện, bằng cách dọn dẹp rác rưởi tại các thị trấn mà họ đến viếng.

Bằng cách đền đáp lại cho nước Úc và giúp đỡ các cộng đồng, những người trẻ nầy hy vọng sẽ bành trướng các cuộc đối thoại ra khắp xã hội nước Úc.

“Quan điểm thông thường nhất là người ta tin rằng, sự trung thành của chúng tôi có lẽ nằm ở một số quốc gia Trung đông, hay chúng tôi không trung thành với nước Úc, hoặc Hồi giáo là một tôn giáo dạy rằng mọi nước cần phải tuân phục Hồi giáo hay tín đồ đạo nầy".

"Chuyện nầy cho đến nay hoàn toàn xa với thực tế và chẳng có điều gì như vậy trong Hồi giáo".

"Tôn giáo nầy thực sự dạy rằng, tình yêu tại quốc gia cư trú là một phần trong niềm tin của các tín đồ”, Ata Ul Hadi.

Nhóm người trẻ nhiệt tâm nầy, hy vọng sẽ tạo ra một xã hội gắn kết mọi người hơn nữa.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share