Kêu gọi tẩy chay cuộc hành hương Hajj của tín đồ Hồi Giáo

Muslim worshippers perform the evening prayers at the Kaaba, Islam's holiest shrine, at the Grand Mosque in Saudi Arabia's holy city of Mecca

Muslim worshippers perform the evening prayers at the Kaaba, Islam's holiest shrine, at the Grand Mosque in Saudi Arabia's holy city of Mecca Source: Getty Images

Hơn hai triệu tín đồi Hồi giáo trên khắp thế giới sẽ hành hương hàng năm tại thánh địa Mecca ở Á rập Saudi vào tháng tới.


Thế nhưng con số ngày càng đông các tín đồ nầy, trong số có những người sống tại Úc, hiện tẩy chay việc đến thánh địa nói trên, vốn được xem là ‘cột trụ chính của Hồi giáo’.

là thánh địa linh thiêng nhất trong thế giới Hồi giáo.

Mỗi năm có hơn 2 triệu tín đồ Hồi giáo hành hương đến tại Mecca, thuộc phần đất của Á rập Saudi.

Việc hành hương ít nhất một lần trong đời, được xem là một bổn phận tôn giáo cho mọi tín đồ Hồi giáo, có đủ điều kiện về tài chính.

Đây là một trong các cuộc hành hương lớn nhất trên thế giới, và là cột trụ thứ năm của Hồi giáo, một bổn phận tôn giáo phải được thực hiện ít nhất một lần trong cuộc đời của người Hồi giáo nếu họ có khả năng làm như vậy.

Hajj là một minh chứng cho sự đoàn kết của người Hồi giáo, và lòng quy phục của họ trước Thượng đế hay Allah trong tiếng Ả Rập.

Cuộc hành hương diễn ra từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12 , tháng thứ 12 và là tháng cuối cùng trong lịch Hồi giáo.

Bởi lịch Hồi giáo là một loại âm lịch, ngắn hơn 11 ngày so với lịch Gregory, ngày Gregory của Hajj thay đổi từ năm này qua năm khác.

Hajj được liên hệ với cuộc sống của nhà tiên tri Muhammad từ thế kỷ thứ VII, song nghi thức hành hương đến Mecca được người Hồi giáo coi là đã kéo dài trong hàng nghìn năm từ thời Abraham.

Hàng trăm nghìn người hành hương tham gia diễn hành, họ cùng lúc đổ về Mecca trong tuần lễ Hajj, và thực hiện một loạt các nghi thức: Mỗi người đi bộ ngược chiều kim đồng hồ bảy lần xung quanh Kaaba, cấu trúc hình khối và là nơi những người hành hương hướng tới để cầu nguyện, chạy qua lại giữa các ngọn đồi Al-Safa và Al-Marwah, uống nước từ giếng Zamzam, đi đến vùng đồng bằng sát núi Arafat để thức thâu đêm và ném đá trong một nghi thức Ném đá của Ma quỷ.

Những người hành hương sau đó cạo đầu, thực hiện một nghi lễ hiến tế động vật, và kỷ niệm lễ hội toàn cầu kéo dài ba ngày là Eid al-Adha.

Những người hành hương mặc áo choàng trắng đơn sơ, bất kể giàu nghèo.

Điều này tượng trưng cho đức tin của Hồi Giáo rằng mọi người đều bình đẳng trước Allah.

Người hành hương không đeo trang sức hay xức nước hoa hoặc dầu thơm, họ phải gạt bỏ phù hoa để tìm kiếm sự tha thứ, dẫn dắt và cứu rỗi linh hồn từ Thượng đế.
“Bỏ vấn đề chính trị sang một bên, tuy nhiên tôi không nghĩ tôi có thể hài hòa với chuyện đó”, Mukhriz Mat Rus.
Thế nhưng năm nay có những lời kêu gọi tẩy chay việc nầy, từ các nhà tranh đấu đại diện cho mọi tông phái trong Hồi giáo.

Chủ tịch của tổ chức ThăngTiến Giá trị Hồi giáo, có trụ sở tại Mỹ với khoảng 10 ngàn hội viên, là bà Ani Zonneveld đưa ra lời kêu gọi tẩy chay.

“Đối với tín đồ Hồi giáo, đi hành hương Hajj nhằm tẩy sạch tâm hồn và tái nối kết với Thượng Đế".

"Thế nhưng bằng cách nầy, chúng ta ủng hộ một chế độ chẳng làm gì hơn là đàn áp tại Yemen chẳng hạn, quả thật rất khó để tiếp tục”, Ani Zonneveld.

Nguyên nhân là do cuộc chiến tại Yemen, khiến cho các giáo sĩ nổi tiếng thuộc phái Hồi giáo Sunni, như Đại Giáo chủ của Libya đã đưa ra lời kêu gọi đầu tiên ra khắp thế giới, là hãy tẩy chay Hajj.

Trong khi đó, chính phủ Á rập Saudi theo phái Sunni, giữ vai trò đứng đầu của Liên Minh Quốc tế, trong cuộc nội chiến tại Yemen.

Liên hiệp quốc mô tả tình hình tại đây, là cuộc khủng hoảng nhân đạo do con người gây ra, lớn nhất trên thế giới.

Hashtag có tên là Boycott-Hajj, đã bị gở khỏi trang mạng Twitter.

Nhà làm phim tại Sydney có nhiều triễn vọng là ông Faraaz Rahman, cũng tham gia trong lời kêu gọi tẩy chay.

“Trước kia có những nhóm lẻ tẻ tại đây và những nơi khác mà không được theo dõi, thế nhưng nay thì các nhà lãnh đạo nổi tiếng kêu gọi hãy tẩy chay việc đến Mecca".

"Tôi hy vọng điều nầy sẽ dẫn đến việc các nhà cầm quyền tôn giáo khác cũng tiếp tay và đưa ra những lời tuyên bố tương tự”, Faraaz Rahman.

Trong khi đó, Phó chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Victoria là ông Adel Salman, chính ông không ủng hộ việc tẩy chay, thế nhưng ông có thể hiểu được tại sao nhiều tín đồ Hồi giáo tại Úc, cảm thấy hết sức quan tâm về chuyện nầy.

“Hành hương Hajj rõ ràng là quí vị phải đến Á rập Saudi, quí vị sẽ đến viếng thăm thắng tích".

"Điều nầy rõ ràng có nghĩa là, quí vị sẽ tiêu tốn tiền bạc tại nước nầy".

"Thế nhưng hầu hết tín đồ Hồi giáo xem đó là để hoàn thành bổn phận thiêng liêng về tôn giáo và họ sẽ hoàn toàn đứng xa các vấn đề chính trị với chính phủ Saudi, khi hành hương tôn giáo”, Adel Salman.

Còn giảng viên đại học Malaysia là ông Mukhriz Mat Rus, đã đăng ký vào một danh sách chờ đợi của chính phủ để đi hành hương, thế nhưng nay ông cho biết sẽ không lên đường.

“Bỏ vấn đề chính trị sang một bên, tuy nhiên tôi không nghĩ tôi có thể hài hòa với chuyện đó”, Mukhriz Mat Rus.

Ông nói rằng có một lập trường về nhân quyền, là một hành động về tín ngưởng.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share