Việc chủng ngừa vắc xin coronavirus đầu tiên hiện được tiến hành trên khắp các quốc gia Liên Âu, trong một chiến dịch xuyên biên giới chưa từng có trước đây.
Các cư dân viện dưỡng lão, nhân viên y tế và chính trị gia là những người đầu tiên được tiêm chủng vắc xin Pfizer-BioNTech.
Liên Âu với 27 quốc gia sẽ nhận được 12,5 triệu liều thuốc chủng vào cuối năm và nhắm đến việc chủng ngừa tất cả 450 triệu người trong năm 2021.
Tại Croatia, bà Branka Anicic cư dân nhà dưỡng lão 81 tuổi, tỏ ra quá vui mừng khi trở thành người đầu tiên được chủng ngừa.
“Hy vọng cuối cùng chúng tôi có thể tiếp tục với một số công việc thường nhật và hy vọng điêu đó xảy ra nay mai".
"Loại vắc xin nầy đến thật nhanh chóng, nhanh hơn bất cứ chuyện gì mà chúng tôi hy vọng".
"Nay chúng ta có mặt ở đây và mọi người đều chấp nhận tiêm chủng với vắc xin nầy, vì lợi ích cho bạn bè, cho gia đình chúng ta và cho chính chúng ta nữa”, Branka Anicic.
Các chính phủ hy vọng việc chủng ngừa đại qui mô sẽ chấm dứt nạn dịch, vốn đã giết chết hơn 1,7 triệu người trên khắp thế giới.
Nhà vi trùng học người Ý hàng đầu là bà Maria Rosaria Capobianchi cho biết, vẫn còn một con đường dài trước mặt.
“Vắc xin nầy là ánh sáng cuối đường hầm tối tăm, thế nhưng nó không có nghĩa là chúng ta có thể tuyên bố chiến thắng trước virút chỉ trong vài ngày".
"Chúng ta vẫn phải kiên nhẫn trong vài tháng, để hầu hết mọi người được tiêm chủng, hầu đạt được một mức độ bảo vệ nào đó".
"Vắc xin giúp giới hạn sự lây lan của virus, thế nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu mà thôi”, Maria Rosaria Capobianchi .
Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cảnh cáo rằng, có những bài học cần được nhận thức qua đại dịch.
Ngày Thế giới Chuẩn bị Đại dịch đầu tiên chưa từng có trước đây vào 27 tháng 12, được xem là nêu bật tầm quan trọng của việc ngăn ngừa các nạn dịch trong tương lai.
Tổng Giám Đốc WHO, ông Maria Rosaria Capobianchi cho biết, các quốc gia phải đề cập đến sự thay đổi khí hậu và mối quan hệ giữa người và vật trên hành tinh nầy.
“Lịch sử dạy cho chúng ta biết rằng, đây chẳng phải là trận dịch cuối cùng và nạn dịch là một phần của cuộc sống".
"Thế nhưng với việc đầu tư vào y tế công cộng được sự hỗ trợ của mọi chính phủ, mọi xã hội trong một đường lối y tế duy nhất, chúng ta có thể bảo đảm rằng con cháu chúng ta sẽ thừa hưởng một thế giới an toàn, hồi phục và bền vững hơn”, Maria Rosaria Capobianchi .
Trong khi đó, một biến thể của COVID-19 tại Anh quốc đã được khám phá ở các quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản và Canada.
Nhật Bản đã cấm mọi du khách đến Nhật cho đến cuối tháng giêng, trong khi công dân Nhật không còn được miễn trừ trong việc cách ly nữa.
Trường hợp của Canada được báo cáo tại Ontario, diễn ra khi tỉnh bang nầy đang bị phong tỏa.
Cựu Chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Ontario là bác sĩ Nadia Alam hy vọng việc hạn chế sẽ giúp chận đứng virus lây lan.
“Chúng ta cần phá vỡ chu kỳ của sự lây nhiễm nầy và đó là những gì chúng ta đang hy vọng việc phong tỏa sẽ ngăn chận được sự lây lan, làm cho virus chậm lại, để hệ thống y tế của chúng ta có thể tiến triển”, Nadia Alam.
"Mọi cuộc tụ tập đông người và lễ hội đón chào Năm mới, đều bị cấm đoán”, Faouzi Mehdi .
Còn Trung Quốc hiện đề ra các biện pháp hạn chế mới chống lại COVID-19 trước ngày Tết Âm Lịch, giữa lúc có các quan ngại về việc di chuyển đông đảo có thể gây ra sự lây nhiễm gia tăng.
Mặc dù Trung Quốc hầu như thành công trong việc chế ngự virus, thì các trường hợp nhỏ đã tái xuất hiện tại một số thành phố.
Mọi quận hạt chung quanh Bắc Kinh đã được khuyến khích thi hành các biện pháp khẩn cấp, với toàn thể các làng mạc bị phong tỏa.
Tại thành phố Thẩm Quyến ở phía nam Trung Quốc, viên chức quan thuế Châu Lang cho biết, các tài xế và xe cộ hiện bị khám xét.
“Chúng tôi chia sẻ thông tin với các ban ngành về việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh".
"Ngay khi các cuộc xét nghiệm với các du khách tò ra bất bình thường, họ nhanh chóng đã được xác định và những tiếp xúc gần gũi được truy tầm dấu vết nhanh chóng”, Châu Lang.
Còn Israel hiện thi hành lệnh phong tỏa lần thứ ba trong ít nhất 2 tuần lễ, trong lúc nhanh chóng tăng cường việc chủng ngừa.
Quốc gia nầy cho biết có tỷ lệ tiêm chủng nhanh nhất trên thế giới, với 280 ngàn người đã được tiêm ngừa.
Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hy vọng chấm dứt nạn dịch vào tháng 3, trước cuộc bầu cử Quốc Hội vào ngày 23 tháng đó.
Với hầu hết các doanh nghiệp không cần thiết bị buộc đóng cửa, chủ nhân loạt cửa hàng bán giày là ông Alon Shani cho biết có quá nhiều điều bất trắc.
“Chúng tôi mất rất nhiều tiền bạc, vì phải đóng cửa các cửa hiệu, thu nhập kém hơn 50 phần trăm so với lúc bình thường".
"Nay chúng tôi không biết, liệu có thể mở cửa và bán trong các cửa hàng bình thường hay không, bởi vì quí vị chẳng biết chuyện gì xảy ra, liệu có mở cửa hay bị đóng".
"Chuyện tiền bạc sẽ gặp nguy cơ, vì quí vị chẳng biết làm thế nào để chính phủ giúp đỡ cho các doanh nghiệp, do quí vị luôn hy vọng là họ sẽ giúp đỡ”, Alon Shani.
Trong khi đó, nhiều chính phủ tại Phi Châu cũng hứa hẹn sẽ ban hành các hạn chế và kêu gọi công dân nước họ hãy tránh tụ tập trong thời gian lễ lạc.
Nam Phi đã có 1 triệu ca nhiễm COVID-19, đã giới hạn việc tụ tập và đóng cửa các bãi biển.
Còm Zimbawe cấm thoa các vụ tụ tập vào ngày lễ, trong khi cư dân Tunisia và Kenya phải tuân thủ lệnh giới nghiêm.
Bộ Trưởng Y tế Tunisia là ông Faouzi Mehdi loan báo một loạt các biện pháp nghiêm khắc khác.
“Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm soát và đặt ra các biện pháp giám sát nghiêm ngặt về các biện pháp phòng ngừa, cho đến ngày 15 tháng giêng 2021".
"Lệnh giới nghiêm vẫn còn hiệu lực, việc cấm đi lại giữa các vùng miền vẫn được duy trì, trừ trường hợp khẩn cấp".
"Mọi cuộc tụ tập đông người và lễ hội đón chào Năm mới, đều bị cấm đoán”, Faouzi Mehdi .
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại