Biểu tình hồi cuối tuần ủng hộ người tỵ nạn trên đảo Manus

Manus Island protesters in Canberra

Manus Island protesters in Canberra Source: Get Up

Hàng ngàn người đã xuống đường tại các thành phố chính trên toàn nước Úc để ủng hộ cho những người tầm trú trên đảo Manus.


Họ tụ tập để bày tỏ nỗi thất vọng trước việc đối xử của chính phủ Úc đối với những người tỵ nạn trên đảo.

Trong khi đó người đứng đầu tổ chức từ thiện World Wilson cho rằng Úc phải nhận trách nhiệm của mình thay vì để mặc cho Papua tân Guine đối phó với tình trạng ông gọi là khủng hoảng về nhân đạo.

Người đứng đầu tổ chức từ thiện World Vision là Mục sư Tim Costello cho rằng, nước Úc phải nhận trách nhiệm đối với người tỵ nạn trên đảo Manus, thay vì để mặc cho Papua tân Guine.

Ông đã trở lại Úc từ Papua tân Guine, nơi ông chứng kiến khoảng 300 người bị cưỡng bách ra khỏi trung tâm tạm giam cũ trên đảo Manus, để đến các nơi tạm trú khác được biết đang được xây dựng.

Ông cho biết những người nầy có ít hy vọng qua chính sách hiện tại của chính phủ Úc, vốn tùy thuộc vào Mỹ nhận một số người không rõ được định cư tại Hoa kỳ.

"Những gì chúng tôi chứng kiến là một cảm nghĩ tuyệt vọng không thể tưởng được".

"Niềm hy vọng nuôi dưỡng cho linh hồn và đó là thực sự những gì đang chống đối tại căn cứ Hải quân nầy".

"Những người nầy nói đây là lần đầu tiên họ nắm quyền kiểm soát, ra quyết định và người dân Úc cần hiểu những gì họ nói, là hãy hành động nhưng không chống cự, đó là niềm hy vọng của con người", Tim Costello.
Trong khi đó, hàng trăm người tụ tập tại Circular Quay ở Sydney để kêu gọi chính phủ liên bang, hãy chấm dứt chính sách giam giữ tại ngoại quốc.

Họ cử hành một phút im lặng để hướng về hơn 300 người hiện bị cầm giữ trên đảo Manus.

Bà Ingrid Zoebe thuộc tổ chức Các Cụ Bà Chống Lại Việc Giam Giữ nói rằng, bà hết sức phẫn nộ trước cách đối xử  của chính phủ đối với người tầm trú.

Còn Mục sư Jarrod McKenna lên tiếng trước cuộc biểu tình tại Sydney rằng, ông đã chứng kiến tận mắt hoàn cảnh của người tầm trú, sau khi viếng thăm đảo Manus hồi tuần qua.

"Ở chung với họ 25 tiếng đồng hồ, quả đã gây nhiều đau khổ về mặt tinh thần đối với tôi".

"Tôi không chắc có thể sống sót ở đó trong một tuần lễ, chỉ trong một tuần thôi, không phải một tháng mà là hơn 4 tuần rưỡi, trong khi người tầm trú phải ở đây trong thời gian đến 5 năm, mà những người nầy hiện đối diện", Jarrod McKenna.

Hàng trăm người khác cũng tụ tập, tại đường Flinders ở Melbourne.

Giám đốc tổ chức nhân quyền Get Up là bà Shen Narayanasamy nói rằng, người dân Úc đã chán ngán với chính sách tàn bạo của chính phủ rồi.

"Không ai ở nước Úc muốn thấy những người nầy bị đánh đập bằng gậy gộc, những người đã từng bị cầm giữ suốt 4 năm với danh nghĩa là nước Úc giam giữ, và tôi nghĩ chính phủ Turnbull không nhận thức được mức độ khó khăn về mặt chính trị của vấn đề".

"Sự cam kết của người dân Úc mà nhiều người tụ tập nơi đây đến hàng ngàn người hôm nay, để yêu cầu ngưng lại những gì đang làm, đối với người tỵ nạn và người tầm trú trong các trung tâm giam giữ ở ngoại quốc", Shen Narayanasamy.
"Hiệp ước với Mỹ đã không kết thúc, chúng ta đã cầm giữ những người nầy trong 4 năm và tôi nghĩ công chúng Úc hiện chán ngấy với vấn đề nầy rồi", Shen Narayanasamy.
Trong khi đó, lãnh tụ đảng Xanh là êng Richard Di Natale tuyên bố, đứng sau những người biểu tình.

Thượng nghị sĩ Di Natali cho biết, ông luôn nghe thấy các thông điệp của công chúng, ủng hộ các chính sách của đảng Xanh.

"Những gì chúng ta nghe rất lớn và rõ, là mọi người trên khắp nước Úc biết ơn đảng Xanh, đã có lập trường chống lại các chính sách tàn ác và vô lương tâm của ông Dutton và thực sự đã đứng lên tranh đấu với chính phủ, họ là những người đối lập trong khi đảng Lao động chẳng làm gì cả".

Phát ngôn nhân di trú của đảng Lao động là ông Shayne Neumann cho biết, ông đổ lỗi cho các chính phủ đảng Tự do trong quá khứ và hiện tại, về tình hình trên đảo Manus.

Ông Neumann cho đài Sky News biết rằng, với một chính phủ Lao động lẽ ra có thể làm việc cật lực hơn, để bảo đảm các chọn lựa về việc định cư cho những người tỵ nạn.

"Nếu Lao động nắm quyền, chúng tôi sẽ kêu gọi phía Mỹ hãy nhanh chóng thi hành thỏa ước định cư và chúng tôi lẽ ra đã chấp nhận định cư và thảo luận với chính phủ Lao động New Zealand, để chắc chắn những kẻ buôn người không thể tái hoạt động và bảo đảm những người tỵ nạn được định cư tại Tân tây Lan".

Thế nhưng nữ phát ngôn nhân của tổ chức Get Up, là bà Shen Narayanasamy nói rằng, những gì hiện xảy ra là nguyên nhân của một sự hỗ thẹn cho cả nước Úc.

Bà cho biết những người dân Úc, hiện đứng lên và lên tiếng.

"Tôi nghĩ khi quí vị đọc nhật báo Daily Telegraph ở trang bìa với lời kêu gọi về hòn đảo Manus, một hải đảo đáng bị nguyền rủa, tôi nghĩ chúng ta đang thấy được sự chuyển hướng nhất định trong quan điểm của công chúng Úc, về những gì đang xảy ra".

"Tôi nghĩ mọi người đồng ý tại đây là 'đã đủ rồi' và chúng ta kêu gọi Quốc hội hãy thực hiện những thay đổi đáng kể, khi ông Malcolm Turnbull có những khó khăn thực sự hiện nay".

"Hiệp ước với Mỹ đã không kết thúc, chúng ta đã cầm giữ những người nầy trong 4 năm và tôi nghĩ công chúng Úc hiện chán ngấy với vấn đề nầy rồi", Shen Narayanasamy.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 


Share