Các nước giàu phải tự giải quyết rác thải của mình

A ship leaves port in  the Philippines to return waste to Canada

A ship leaves port in the Philippines to return waste to Canada Source: AAP

Ngày càng có nhiều nước đòi hỏi các quốc gia khác ngưng việc gởi rác thải tái sinh đến nước của họ.


Malaysia và Philippines mới đây đã trả những khối lượng lớn lao rác nhựa về lại Tây ban Nha và Canada, việc nầy khiến các nước khác có thể theo chân hai nước nói trên.

Với nước Úc, thì điều nầy mang ý nghĩa gì?

Từ lâu các quốc gia giàu có, thường chở các vật liệu tái sinh sang những nước nghèo hơn.

Đây là nguồn vật liệu rẻ tiền và giúp các nước giàu đạt được các mục tiêu tái sinh, giảm bớt việc lấp đầy những chỗ trũng ở trong nước, cũng như giúp cho các nước nghèo có được một nguồn lợi tức.

Thế nhưng tình hình hiện thay đổi, Phi luật Tân vừa mới chở hàng tấn rác thải trở lại Canada và Malaysia cũng vừa trả lại rác thải nhựa về Tây ban Nha.

Bộ trưởng Môi trường Mã Lai là bà Yeo Been Yin cho rằng, hàng ngàn tấn rác nữa sẽ được trả về Anh, Mỹ, Úc và nhiều nước khác nữa.

“Chúng tôi hiện tập hợp một danh sách các công ty tái chế, từ các quốc gia phát triển và chúng tôi sẽ gởi rác trả lại họ, kèm một danh sách các công ty nầy đến các chính phủ liên hệ, để có hành động thêm nữa".

"Người dân Mã Lai có quyền thụ hưởng một môi trường trong sạch để sinh sống”, Yeo Been Yin.

Do đâu lại có chuyện thay đổi như vậy, đó là từ Trung quốc.

Tiến sĩ Dick Florin giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Tương lai Bền vững tại đại học Kỹ Thuật Sydney.

“Họ chọn cách giới hạn các chất gây ô nhiễm chấp nhận được, trong số các rác thải tái sinh mà họ tiếp nhận, đặc biệt là các giới hạn của họ, nhằm cải thiện thị trường tái sinh ở Trung quốc”.

Cho đến tháng giêng năm 2018, Trung quốc nhập vào hầu hết rác thải nhựa của thế giới.

Thế nhưng sau các quan ngại về ô nhiễm, Trung quốc tuyên bố không còn mua các loại rác tái chế nữa, nếu không phải là loại thuộc 99,5 phần trăm tinh khiết.

“Sự tinh khiết là một điều đáng kể trong phẩm chất của các vật liệu".

"Nếu chúng càng ở mức độ trong sạch cao, thì ít có chất gây ô nhiễm và có nhiều giá trị cho các nhà tái chế, khi họ có thể dùng chúng để sản xuất các sản phẩm mới”, Dick Florin.

Thông thường các vật liệu không thể tái chế, do tính chất trong sạch hay phẩm chất không tốt, lại được đem đốt bất hợp pháp và đổ vào những chỗ trũng trên mặt đất, hay đổ xuống các sông ngòi, tạo nên nhiều nguy hiểm cho môi trường và cho sức khỏe công chúng.

Điều đó gây quan ngại rất nhiều và khiến cho các chính phủ phải hành động.

Sau khi Trung quốc không nhận rác thải, tiếp đến Phi luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan, Ấn độ và Ba Lan, đều thông báo không nhập cảng thêm rác.

Thế nhưng kể từ đó, mỗi nước từ chối hoặc tuyên bố sẽ không nhận các rác thải nhập vào.

Theo Bộ Môi trường và Năng lượng, Úc xuất cảng hơn 400 ngàn tấn rác thải trong tháng chạp năm rồi, trị giá 585 triệu đô la.

Có 6 quốc gia hàng đầu nhập cảng rác thải, với khoảng 80 phần trăm các loại rác thải xuất cảng là Việt Nam, Nam Dương, Trung quốc, Ấn độ, Mã Lai và Nhật bản.
"Chúng ta có ít thành phần tham gia, vì vậy nếu một trong số đó gây khó khăn, thì ảnh hưởng cho những thành phần còn sẽ rất lớn lao”, Lily D'Ambrosio.
Nữ phát ngôn nhân của Greenpeace tại Đông Nam Á là bà Angelica Pago nói rằng, gởi rác thải đến vùng Đông Nam Á là chuyện không còn chấp nhận được.

“Kể từ khi Trung quốc đóng cửa trong việc nhận rác thải để tái sinh, các quốc gia giàu có hiện tìm kiếm các quốc gia Đông Nam Á nào, nhận biến chế rác thải".

"Chúng tôi không làm chuyện nầy, vì vậy cách thức duy nhất để giải quyết vấn đề nầy trong dài hạn, là chính các nước giàu phải hạn chế và xử lý rác thải của chính họ̣”, Angela Pago.

Tiến sĩ Florin cho biết tình hình hiện tại, khiến Úc có cơ hội để gia tăng và cải cách thị trường tái sinh vật liệu tại địa phương.

“Những người tiêu thụ có một vai trò quan trọng liên quan đến các quyết định mua sắm, phân loại và tách biệt các vật liệu tại nhà".

"Cũng có một vai trò quan trọng cho các nhà sản xuất, qua việc cam kết xử dụng các vật liệu tái sinh ở một mức độ nào đó".

"Còn tôi nghĩ các chính phủ cũng có vai trò, liên quan đến đặt ra các tiêu chuẩn và hướng dẫn”, Dick Florin.

Chính phủ liên bang hứa hẹn sẽ cấp 100 triệu đô la để thiết lập Quỹ Đầu tư Tái Sinh Úc châu, nhằm cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp địa phương, để họ có thể xây dựng hạ tầng cơ sở xử lý rác thải mới.

Chính phủ Victoria cho biết, hiện xem xét việc tái sinh là một dịch vụ thiết yếu, cũng giống như dịch vụ về điện nước, trong một hành động nhằm đối phó với những khó khăn về tái sinh rác thải của tiểu bang.

Một loạt các vụ hỏa hoạn tại các đống rác và các địa điểm đổ rác bị đóng cửa trong 12 tháng qua, đã khiến một số hội đồng địa phương có lúc đã mang các rác tái chế, để đổ cho những chỗ trũng trong nhiều tháng qua.

Bộ trưởng Môi trường Victoria là bà Lily D’Ambrosio nói rằng, các qui định cần thiết sẽ khiến cho mọi việc diễn biến tốt đẹp hơn.

“Ủy ban Dịch vụ Thiết Yếu tại Victoria có một vai trò hết sức quan trọng trong việc theo dõi thị trường, theo cách thức nhằm đáp ứng với các thử thách toàn cầu".

"Việc nầy thực sự hết sức quan trọng, nhằm giúp đa dạng hóa các thành phần trên thị trường Victoria".

"Chúng ta có ít thành phần tham gia, vì vậy nếu một trong số đó gây khó khăn, thì ảnh hưởng cho những thành phần còn sẽ rất lớn lao”, Lily D'Ambrosio.

Trong khi các quốc gia có lợi tức cao chiếm khoảng 16 phần trăm dân số của toàn thế giới, thì họ sản sinh ra đến 1 phần 3 rác thải.

Hồi năm 2016, Ngân hàng Thế giới ước lượng số lượng rác nhựa hàng năm chiếm khoảng 235 triệu tấn, vốn có thể chế tạo đủ bình nước để đổ đầy khối lượng nước, tương đương với 4,8 triệu hồ bơi, theo tiêu chuẩn Olympic.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share