Có hai vấn đề nổi cộm trong tình hình VIệt Nam tuần qua gồm những tình tiết mới từ vụ án Hồ Duy Hải; và Bộ Công An Việt Nam lần nữa hoãn đệ trình dự thảo Luật Biểu Tình.
Về vụ án Hồ Duy Hải có hai ý kiến đáng chú ý.
Nhà Báo Trương Châu Hữu Danh người đã theo sát vụ án này ngay từ những ngày đầu tiên đã cho thực nghiệm lại quá trình phạm tội của Hồ Duy Hải theo như bản cáo trạng nêu lên.
Qua thực nghiệm theo đúng dữ liệu ghi mà bản cáo trạng cũng đã ghi nhận được, Hồ Duy Hải đã thực hiện 5 giao dịch:
1/ có mặt tại tiệm cầm đồ K.H ở thị trấn Thủ Thừa vào lúc 19h13'39", từ đó đi
2/ Về nhà đổi xe; sau đó
3/ Ra quán cafe rước bạn;
4/ Chở bạn đến quán cafe khác và trả nợ;
5/ Có mặt ở bưu điện Cầu Voi lúc 19:30 như trong bảng cáo trạng ghi.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh chỉ ra trong vòng 16 phút vào ban đêm, trên đoạn đường 12 km không có đèn đường đi qua hết 5 hoạt động thì Hồ Duy Hải không thể có mặt ở bưu điện Cầu Voi vào lúc 19:30 được.
Luật sư Trần Hồng Phong vào ngày 13/5 cũng đã cung cấp cho báo giới về "chứng cứ ngoại phạm" của Hồ Duy Hải .
Luật sư Trần Hồng Phong cho biết, "Đối với nạn nhân Hồng, khi bản giám định pháp y xác định trên cổ nạn nhân Hồng có vết cắt hướng từ trái sang phải, như vậy, nếu nếu hung thủ ngồi trên người nạn nhân, hướng phía trước và đối diện (giống tư thế của Hồ Duy Hải khi thực nghiệm điều tra và khai) cắt cổ nạn nhân, và có hướng cắt như từ trái sang phải thì chắc chắn hung thủ sẽ phải là người thuận tay trái".
Hung thủ phải là người thuận tay trái, trong khi đó Hồ Duy Hải là người thuận tay phải.
Câu chuyện thứ 2 là lùi dự Luật Biểu tình.
Bộ CA đề nghị QH hoãn thảo luận Luật biểu tình thêm 1 năm. Đây là lần hoãn thứ 10 kể từ năm 2011.
- 12/5/2020, Bộ Công an Việt Nam cho hay dự luật biểu tình chưa thể được trình lên Quốc hội vì "cần phải được nghiên cứu kỹ, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng".
Đây là lần xin khât và lùi dự luật biểu thứ 10.
Quay lại thời điểm ban đầu vào ngày năm 2011 lúc đó VN nổ ra những cuộc biểu tình rầm rộ phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo Việt Nam diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội và đó cũng là thời điểm Luật biểu tình được đề cập đến ở Quốc Hội Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ 2 khoá 8 diễn ra từ ngày 20/10-26/11/2011, đại biểu quốc hội Lê Bộ Lĩnh đặt ra câu hỏi “Quan điểm, chủ trương của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam?”
Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trước Quốc Hội rằng "Làm Luật biểu tình là phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm văn hóa, điều kiện cụ thể của VN cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân.
Ông nói, “Điều 69 của Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật, nhưng chúng ta chưa có luật Biểu tình nên mới bắt tay xây dựng. Thứ hai, thực tế cuộc sống cho thấy, người dân có nhu cầu tụ tập đông người, biểu tình bày tỏ chính kiến, nguyện vọng với chính quyền. Khi không có luật biểu tình để quản lý thì khó cho người dân khi thực hiện quyền được Hiến định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Thứ ba, Chính phủ kiến nghị QH xem xét đưa vào luật Biểu tình để vừa phù hợp với Hiến pháp, phù hợp với điều kiện cụ thể với nước ta cũng vừa để đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân theo đúng quy định pháp luật.”
Thế nhưng từ năm 2011 đến nay 2020, đây là năm thứ 10 Bộ Công An khất trình dự Luật Biểu tình.
Nói với SBS, Phó Chủ tịch hội Nhà Báo độc Lập Việt Nam, nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ nhận định do chính quyền sợ sự lan toả khi người dân được cho tụ tập và có cơ hội biểu bộ ý muốn của mình. Bên cạnh đó nhà cầm quyền Việt Nam nhìn thấy những cuộc biểu tình thời VNCH đã góp phần vào sự sụp đổ của chính phủ Miền Nam do đó mà chính quyền Việt Nam hiện nay không muốn họ có thể bị lật đổ từ những cuộc biểu tình.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại