Kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở tại Vanuatu dẫn đến vụ kiện đòi tiền

Prime Minister Scott Morrison in Port Vila in January

Prime Minister Scott Morrison in Port Vila in January Source: SBS

Một dự án viện trợ cao cấp của Úc tại quốc gia Vanuatu ở Thái Bình Dương đã lâm vào tình trạng tranh tụng với một công ty ở Townsville vì những gì họ tuyên bố là hàng triệu đô la chi phí chưa thanh toán.


Thủ tướng Scott Morrison đã đích thân mở dự án vào tháng giêng năm nay khi đến thăm thủ đô Port Vila và ông được kêu gọi can thiệp trong vụ nầy.

Hồi tháng giêng năm nay, Thủ tướng Scott Morrison và người đồng nhiệm Vanuatu là ông Charlot Salwai, đã khánh thành một kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở đô thị lớn nhất, kể từ khi nước nầy giành được độc lập.

Kế hoạch viện trợ nổi tiếng, là một cơ hội bằng vàng cho ông Morrison, khi nhắm vào việc đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung quốc tại vùng nầy.

“Đây là cuộc viếng thăm đầu tiên của tôi đến Vanuatu với tư cách Thủ tướng và thật vinh dự khi được ở đây cùng quí vị tại Port Vila".

"Chúng tôi có mặt tại đây hôm nay để mở ra một con đường mới”, Scott Morrison.

Úc đã mang đến Vanuatu hàng chục triệu đô la ngoại viện để tái thiết đường xá, cầu cống và các điều kiện vệ sinh cho thủ đô Port Vila.

Thủ tướng Vanuatu là ông Charlot Salwai, ngõ lời cảm ơn tại buổi lễ.

“Đây là nguyên do cho buổi lễ lớn lao hôm nay thưa Thủ tướng, việc đến đây của ông đã nói lên rất nhiều về những giá trị mà chính phủ của quí vị đã đặt vào tình thân hữu của chúng ta".

"Vanuatu sẽ không được như ngày hôm nay, nếu không có sự đóng góp của Úc cho sự phát triển kinh tế”, Charlot Salwar.

Thế nhưng dự án nổi tiếng của Úc tại Vanuatu gặp nhiều thử thách, trong đó có cơn bão Pam hồi năm 2015 và những gì mà ông Scott Morrison gọi là ’những vấn đề khác’.

“Có những vấn đề khác có thể xảy ra và tôi tin chắc sẽ diễn ra tại đây nhân dịp nầy và nó chỉ làm cho thành quả nầy còn đáng kể hơn nữa”, Scott Morrison.

Hãng thầu hàng đầu trong dự án ngoại viện là công ty xây dựng tên là RMS, có trụ sở tại Townville, hiện sửa chữa đường xá tại Queensland và giám đốc điều hành là ông Richard McDonald cho rằng, toàn bộ dự án tại Vanuatu đã bị quản lý sai lầm.

"Đó là một sự hỗn loạn trong suốt chặng đường và RMS với tư cách một công ty đã đưa ra quyết định, chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng để hoàn thành dự án", Richard McDonald.

Hồi năm 2011, Úc đã cấp cho Ngân hàng Phát triển Á châu hay ADB là 31 triệu đô la, để tài trợ và quản lý kế hoạch, Ngân hàng nầy cấp khoản cho chính phủ Vanuatu và lúc đó ký hợp đồng với RMS.
“Chính phủ Vanuatu thoái thác trách nhiệm, trong khi chính phủ Úc giúp lập nên dự án nầy và với tư cách của một công ty, tôi mong đợi chính phủ Úc sẽ giúp tôi tìm cách giải quyết việc chi trả còn thiếu”, Richard McDonald.
Hồi năm 2016, một vụ duyệt xét của ngân hàng ADB tìm thấy, có 4 vấn đề nghiêm trọng trong kiểu mẫu và tài trợ cho dự án, vì vậy ngân hàng giảm bớt con đường là 22 kí lô mét, chỉ còn có 13 kí lô mét mà thôi.

Ngoài ra ADB còn cắt giảm quan trọng khác và dời ngày hoàn thành lại một năm sau, cũng như tái xác định là công trình ‘vẫn đang được thực hiện đúng tiến độ’.

Công ty RMS cho rằng, chính phủ Vanuatu vẫn còn nợ họ là 6 triệu đô la và bắt đầu khởi kiện trước tòa án tối cao Vanuatu, hồi tháng rồi.

Giám đốc điều hành của công ty là ông Richard McDonald, cũng biên thư đến Thủ tướng Scott Morrison và Ngoại trưởng Marise Payne, để nhờ can thiệp.

“Chính phủ Vanuatu thoái thác trách nhiệm, trong khi chính phủ Úc giúp lập nên dự án nầy và với tư cách của một công ty, tôi mong đợi chính phủ Úc sẽ giúp tôi tìm cách giải quyết việc chi trả còn thiếu”, Richard McDonald.

SBS đã chuyển câu hỏi đến cơ quan chính phủ Vanuatu, để có một lời bình luận về sự kiện nói trên, thế nhưng không được hồi đáp.

Cả bộ Ngoại giao và Mậu dịch Úc và ngân hàng ADB đều cho rằng, họ không phải là đối tượng trong hợp đồng, nên chẳng có liên hệ chi cả.

Hiện chưa có nhật kỳ ấn định, cho vụ tranh chấp hợp đồng ra trước tòa án.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share