Văn nghệ cuối tuần (120) Chủ nhân "Mắt Buồn" trong nhạc phẩm của Phạm Đình Chương

 Đôi mắt em lặng buồn

Đôi mắt em lặng buồn Source: Images of courtesy

Người con gái này xuất hiện trong một bài thơ của Lưu Trọng Lư và bài thơ này sau đó đi vào ca khúc của Phạm Duy, Y Vân, Anh Bằng... Riêng với Phạm Đình Chương ông đã gọi đúng tên của nguồn cảm hứng của nhà thơ thành nhạc phẩm 'Mắt buồn'


Bản nhạc "Thuở ban đầu" được nhạc sĩ Phạm đình Chương viết vào năm 1953 khi đã vào Nam sống cùng với vợ và đại gia đình.

Bài hát là câu chuyện kể về tâm sự của những rung động đầu đời của ông.

Hơn hai năm sau,ông viết tiếp bản tình ca thứ hai có tên là "Mắt buồn" và chỉ chọn khổ thơ đầu trong bài thơ 'Một Mùa Đông' của thi sĩ Lưu Trọng Lư để phổ nhạc, trong đó nhà thơ đã bộc bạch về một mối tình lãng mạn mơ màng và mong manh như sương khói của mình với cô gái tài hoa khuê cát xứ Huế đã tan vỡ...”

Phạm Đình Chương trưởng thành trong thời Pháp thuộc và chịu ảnh hưởng khuynh hướng sáng tác của các văn nghệ sĩ cùng thời, đang mở ra thời kỳ Thơ mới.

Hầu hết các nhạc sĩ thời kỳ này thường có xu hướng chọn thơ mới của các thi sĩ nổi tiếng để phổ nhạc hay ít ra thường gieo vần hoặc sáng tác ngẫu hứng những câu thơ bất chợt để soạn phần lời cho các sáng tác âm nhạc của mình.

Thật mơ màng và tha thiết khi được nghe người mình yêu bộc bạch nỗi đợi chờ khắc khoải bằng những ngôn từ mà người nghe phải nao lòng và chẳng biết là “thơ” hay là “nhạc” :

“Sao không thấy em lại
Để cùng anh thẩn thơ
Trước sân trăng vòi vọi
Để rồi cùng ước mơ

Sao không thấy em lại
Hàng dừa nghiêng thương nhớ
Này khúc ân tình biết đưa về đâu”

Bản nhạc "Mắt buồn" được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc từ bài thơ “Một Mùa Đông” của thi sĩ Lưu Trọng Lư, một lần nữa chúng ta lại thấy sự đồng cảm và mối giao hòa giữa thi ca và âm nhạc.

“Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.

Yêu hết một mùa đông
Không một lần đã nói,
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng...”

Thật khó để tìm ra một biên giới rõ ràng giữa lời thơ và ý nhạc một khi sự giao cảm đã được “thăng hoa”.

Chỉ biết rằng khi ca sĩ cất lên tiếng ca say đắm lòng người thì sự cộng hưởng về những rung động trong tâm hồn của người hát khiến người nghe chơi vơi và trượt đi trong cảm xúc để rồi tan biến vào cõi mộng mơ quên đi cõi thực của đời thường.

Nhạc sĩ Phạm Đinh Chương đã từng "sống" và từng"yêu " như thế trong cả cuộc sống thực lẫn trong âm nhạc của ông .

Và có lẽ vì vậy mà khi mất đi, âm nhạc của ông đã càng tỏa sáng tính "nhân nhân" trong tâm hồn ông để rồi công chúng yêu nhạc Phạm Đình Chương cứ phải bâng khuâng giữa "yêu" và "nhớ".

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share