Văn nghệ cuối tuần (117) Mộng dưới hoa

Jacaranda road

Jacaranda road Source: Images of courtesy

Mộng dưới hoa là sáng tác âm nhạc bất hủ của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương được xem như là đỉnh cao của sự hòa điệu du dương giữa thi ca và âm nhạc Việt nam trong thời kỳ Đệ nhất Cộng Hòa. Bài hát lấy ý từ hai bài thơ "Tự tình dưới hoa" và "Xuôi dòng mộng ảo" trong tập thơ "Đường vào tình sử" của nhà thơ tài hoa yểu mạng Đinh Hùng vào năm 1957.


Vào khoảng năm 57,Thi sĩ Đinh Hùng đã là môt nhà thơ nổi tiếng với những tập thơ hay như "Mê hồn ca", "Đường vào tình sử"... và được nhiều văn sĩ, thi sĩ cùng thời đánh giá cao cũng như chuyền tay nhau đọc.

"Đường Vào Tình Sử "hoàn toàn là một tập thơ tình gồm 60 bài và lá thư văn nghệ của Đoàn Thêm thay cho lời đề từ.

Đây là tập thơ tình tuyệt hay mà lời lời ý ý là những hàng châu ngọc:

Ôi cặp mắt sáng trăng xưa hò hẹn,
Có nghìn năm quá khứ tiễn nhau đi.
(Đường vào tình sử)

Tập thơ đến tay nhạc sĩ Phạm đình Chương vào khoảng năm 57 và ông đã nhẩn nha đọc để thấu được những ý tứ của bạn mình gửi gắm trong thơ.

Và rồi ông chọn cho mình hai bài thơ nói trên, đọc đi đọc lai để nắm lấy mạch thơ và ý tứ của bạn mình để phổ nhạc từ những vần thơ "sầu rụng" này.

Tuy nhiên bài thơ 'Tự tình dưới ho' gieo vần bảy chữ, còn bài thơ 'Xuôi dòng mộng ảo' thì thì gieo vần sáu chữ nên để hòa điệu được giữa ý thơ và giai điệu của nhạc thì nhạc sĩ Phạm đình Chương đã phải chọn lọc rất kỹ để phổ nhạc được ăn ý.

Ông lấy hai khổ thơ trong bài thơ 'Tự tình dưới hoa' và một khổ thơ trong bài 'Xuôi dòng mộng ảo' và dựa vào ý thơ trong hai bải thơ đó phổ nhạc và đặt tên bản nhạc là 'Mộng dưới hoa'.

Bài hát bất hủ này đã được nhiều chàng trai si tình của nhiều thế hệ Việt tập tành để bộc bạch tình cảm của mình với người thương.

Cũng có giai thoại kể rằng, "Khi phần nhạc đã hoàn chỉnh thì chỉ có một số lời thơ được giữ nguyên văn, ngoài ra chính ông và thi sĩ Đinh Hùng đã gọt giũa lại rất nhiều. Đến phần điệp khúc, thì cấu trúc của bản nhạc lại thay đổi, không thể dùng 7 chữ được vì chỉ có 6 nốt, nên ông đã yêu cầu thi sĩ Đinh Hùng đặt lời mới cho đoạn đó.Dĩ nhiên công việc này không quá khó khăn với nhà thơ và cũng có phần đóng góp của chính Phạm Đình Chương. Từ đó hai đoạn điệp khúc 6 chữ đã được lồng vào giữa bài hát, một cách rất khéo léo, tự nhiên và nhất quán, nghĩa là vẫn giữ được không khí rất lãng mạn và cổ điển của bài thơ."

Có lẽ, khi nghe bản nhạc này, chúng ta khó mà tìm dược ý nào là riêng của mỗi tác giả vì sự hòa quyện quá đẹp giữa âm nhạc và thơ ca Việt đã làm cho bản nhạc dễ dàng trở nên bất hủ trong âm nhạc Việt Nam giai đoạn 54-63.

Cho đến nay, bản nhạc này vẫn còn được cất lên trong những lần hẹn hò gặp gỡ của nhiều thế hệ dù cho năm tháng và thời cuôc đã đổi thay thì cái hình ảnh của người thiếu nữ trong ký ức vẫn còn nguyên vẹn như ngày xưa cũ :

"Chưa gặp em,Tôi vẫn nghĩ rằng
Có nàng thiếu nữ đẹp như Trăng
Tóc xanh ,là bóng dừa hoang dại
Âu yếm nhìn tôi không nói chi...."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share