Văn nghệ cuối tuần (115) Dương Thiệu Tước và Đêm tàn bến ngự

Đêm trên sông

Đêm trên sông Source: Images of courtesy

Trên chuyến đò xuôi dòng Hương Giang trong một đêm đàn trên sông vắng, giữa cuộc đàn người nghệ sĩ chợt bước ra mạn thuyền đắm mình trong màn đêm, tiếng rì rào ì oạp của sóng vỗ mạn thuyền tiếng đàn hát trong khoang như những nét cắt của bức vẽ đời trong màu đêm, ông viết vội những giai điệu, khi viết xong ông đem vào khoang thuyền hát cho mọi người nghe. Và đó là sự ra đời của Đêm Tàn Bến Ngự


Đêm tàn bến Ngự- một bài “ Đường thi” về Huế của nhạc sĩ Dương thiệu Tước, đã làm cho cư dân Huế nhận nhạc sĩ họ Dương thành “con cháu nội" của đất Huế thần kinh.

Bài ca là một sự mơ màng, hoài niệm mơ hồ của ký ức và tình yêu của tác giả với quê vợ mình.

Mối giao cảm khi bắt gặp sự rung động sâu lắng trong tâm hồn của nhạc sĩ Dương thiệu Tước qua bài Đường thi trong âm nhạc "Đêm tàn Bến Ngự" đã ngân dài khúc bịn rịn, lưu luyến, tiếc nuối, đoạn trường của sự chia ly qua những câu thơ của nhạc sĩ Văn Cao:

“Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh...”
Văn Cao

Có thể nói ca khúc bất hủ Đêm tàn bến Ngự này đươc xem như một bản Đường thi trong gia tài âm nhạc của cố nhạc sĩ Dương thiệu Tước được viết trên nền nhạc ngũ cung xứ Huế.

Với một nhạc sĩ say đắm với âm nhạc bác học Tây phương và chơi thành thạo một số nhạc cụ phương Tây thì có lẽ tình yêu thơ mộng và thi vị với ca sĩ Minh Trang (Ngọc Trâm)- một công chúa nhà Nguyễn tài sắc vẹn toàn, nên họ mới có sự đồng cảm và những sáng tác rung động sâu lắng và mớ màng đến thế.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share