Key Points
- Từ vùng nhiệt đới phía bắc đến vùng ôn đới phía nam, Úc trải qua nhiều dạng thời tiết cực đoan, bao gồm lốc xoáy nhiệt đới, lũ lụt, sóng nhiệt và hạn hán.
- Khí hậu của Úc đã định hình hệ sinh thái đa dạng, nhiều hệ sinh thái ở Úc rất mong manh do khan hiếm nước.
- Biến đổi khí hậu, cháy rừng và hạn hán vẫn tiếp tục đe dọa những môi sinh này, do đó ở Úc mọi người luôn chú trọng vào các nỗ lực bảo tồn và giữ gìn môi sinh.
Úc là một quốc gia rộng lớn và tùy thuộc vào vị trí địa lý nơi bạn sống, mà bạn sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn về cảnh quan, điều kiện khí hậu và thời tiết.
Vào đầu những năm 1900, nhà thơ người Úc đã viết bài thơi nổi tiếng Đất nước của tôi, trong đó ghi lại vẻ đẹp và sự hoang sơ của vùng đất nâu rộng lớn này.
“Tôi yêu một quê hương nắng cháy,
Một vùng đất đồng bằng rộng lớn,
Có những dãy núi lởm chởm,
Có mùa hạn hán và những cơn mưa lũ…”.
Một mô tả về nước Úc vẫn đúng cho đến ngày nay.
Catherine Ganter là nhà khí hậu học cấp cao tại Nha Khí tượng, bà giải thích một số hiện tượng cực đoan có thể xảy ra ở Úc.
“Úc được mệnh danh là vùng đất của hạn hán và mưa lũ. Úc có thể có nhiều năm hạn hán, kéo theo thời tiết nắng nóng và nguy cơ hỏa hoạn gia tăng. Nhưng sau đó cũng có thể có những tháng mưa lớn dẫn đến lũ lụt trên diện rộng. Khắp miền bắc nước Úc, những cơn lốc xoáy nhiệt đới cũng là một nguy cơ trong mùa mưa. Thời tiết khắc nghiệt khác mà người Úc có thể phải đối mặt bao gồm giông bão dữ dội, có thể gặp mưa đá lớn.”
The stark landscape of the Monaro Tablelands which is one of 19 ecosystems collapsing in Australia - Image Greening Australia. Credit: Annette Ruzicka
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Có một số yếu tố có thể góp phần gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan mà Úc có thể gặp phải. Bà Ganter giải thích:
“Các yếu tố thúc đẩy điều kiện khí hậu cực đoan như El Nino-cực Nam Dao động và Lưỡng cực Ấn Độ Dương có thể làm tăng khả năng chúng ta gặp phải một số hiện tượng khắc nghiệt này. Và biến đổi khí hậu cũng đang làm thay đổi khả năng chúng ta gặp phải kiểu thời tiết khắc nghiệt.”
Úc là quốc gia lớn thứ sáu trên Trái đất. Tuy nhiên, mặc dù Úc chỉ có diện tích đất hơn 7,5 triệu km2 nhưng Úc chiếm 5% tổng diện tích đất liền trên thế giới.
“Úc là một vùng đất rộng lớn, trải dài từ các vùng nhiệt đới ấm áp xích đạo đến các vĩ độ trung bình mát mẻ hơn. Ánh nắng mặt trời, kiểu thời tiết, lượng mưa và địa hình đều rất khác nhau trên khắp đất nước. Cùng với sự thay đổi đa dạng này, có nhiều vùng khí hậu khác nhau trên khắp đất nước chúng ta.”
Australian climate zones based on temperature and humidity - credit BOM.png
"Úc nằm ở Nam bán cầu. Điều này có nghĩa là đối với những người ở Bắc bán cầu từ Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, các mùa của chúng ta ngược lại với họ. Nam Úc có mùa hè, mùa thu, mùa đông và mùa xuân, với mùa hè diễn ra từ Tháng 12 đến tháng 2. Tuy nhiên, vùng nhiệt đới phía bắc nước Úc chỉ có hai mùa – mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 4 và mùa khô từ tháng 5 đến tháng 9.”
Lake Keepit in New South Wales - Image Wallula-Pixabay
Bà Ganter cho biết những thay đổi cục bộ về thời tiết, nhiệt độ - và quan trọng là lượng mưa - ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu địa phương.
“Gần xích đạo, chúng ta có vùng nhiệt đới phía bắc Úc, nơi có nhiều nắng và lượng mưa lớn. Trên khắp miền nam Úc, chúng ta có thời tiết lục địa mát mẻ hơn, với khí hậu Địa Trung Hải ở phía tây nam có mùa hè khô nóng. Bờ biển phía đông có khí hậu ôn hòa, không có mùa khô và mùa hè từ ấm đến nóng. Nhưng nhìn chung, Úc là một quốc gia rất khô, với phần lớn hu vực nội địa Úc có lượng mưa rất ít.”
Nguồn nước ít ỏi quý giá và các đợt hạn hán đã ảnh hưởng đến nông nghiệp, cộng đồng và sức khỏe môi sinh của Úc.
“Nước rất quý giá ở Úc, hơn một nửa diện tích đất nước thường có lượng mưa dưới 350 mm mỗi năm. Hạn hán không chỉ đơn giản là lượng mưa thấp; nếu đúng như vậy, thì phần lớn nội địa Úc sẽ gần như bị hạn hán vĩnh viễn. Các nhà khí tượng học đã xem xét về việc thiếu hụt lượng mưa. Các nhà nông nghiệp đánh giá tác động của việc thiếu nước lên các ngành căn bản. Các nhà thủy văn kiểm tra mực nước trên bề mặt và nước ngầm, còn các nhà xã hội học xác định việc Úc bị thiếu nước bằng tác động của việc này lên cộng đồng.”
Úc cũng là lục địa có người sinh sống nhưng khô nhất trên thế giới và hầu hết môi trường của chúng ta đều có lượng nước hạn chế, và sự đa dạng sinh học của Úc đã được điều chỉnh tinh vi để quản lý sự cân bằng nước này.
Seasonal rainfall zones of Australia - credit BOM.
“Trong khi một số vùng của đất nước có thể hứng chịu mưa lũ, nguồn nước luôn là mối quan tâm của nhiều cộng đồng sống tại Úc. Ở tây nam nước Úc – một điểm nóng khô hạn toàn cầu – lượng mưa đã giảm hơn 20% kể từ năm 1970, dẫn đến số lượng dòng chảy đã giảm trên 80%.”
Tiến sĩ Parsons giải thích, với sự đa dạng của các cảnh quan cổ xưa đã phát triển qua hàng tỷ năm, môi trường của Úc hiện đang phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa.
“Giờ đây, hệ sinh thái mỏng manh và độc đáo của chúng ta đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, việc xâm lấn mặt bằng và các hoạt động mạnh mẽ khác của con người. Không nơi nào điều này rõ ràng hơn một trong những kỳ quan thiên nhiên mang tính biểu tượng nhất của chúng ta – Rạn san hô Great Barrier Reef – đây là một biểu tượng có nguy cơ biến mất vào năm 2100 nếu chúng ta không có hành động khẩn cấp.”
Rạn san hô Great Barrier Reef là một trong những kỳ quan thiên nhiên thế giới và là rạn san hô lớn nhất trên Trái đất.
Chất lượng nước kém là mối đe dọa chính đối với Rạn san hô Great Barrier Reef. Hàng năm, hàng triệu tấn trầm tích chảy từ đất xói mòn lên Rạn san hô, làm nghẹt cá, cỏ biển và san hô, đồng thời làm giảm khả năng phục hồi của Rạn san hô sau tác động của biến đổi khí hậu.
Coral on the Great Barrier Reef - Image Greening Australia
Tiến sĩ Parsons cho biết, Úc là nơi tập trung khoảng 10% sự đa dạng sinh học của toàn thế giới, phần lớn trong số đó không được tìm thấy ở nơi nào khác - tuy nhiên Úc lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ các loài bị mất cao nhất trên thế giới.
“mới nhất đánh giá môi trường ở mức 'sức khỏe kém hoặc suy giảm' và mô tả ít nhất 19 hệ sinh thái của chúng ta đang có dấu hiệu sụp đổ. Nếu không hành động ngay bây giờ, chúng ta có nguy cơ mất đi nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, mất đi một số loài và hệ sinh thái mãi mãi, dẫn đến những hậu quả kinh tế và xã hội rất thực tế, là mối đe dọa hiện hữu đối với sự sống còn.”
Giải quyết những thách thức của biến đổi khí hậu và bảo tồn môi trường đòi hỏi nỗ lực và thay đổi ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu.
Nhưng các cá nhân có thể tạo ra sự khác biệt, và trong lĩnh vực bảo tồn nước chẳng hạn, Tiến sĩ Parsons nói tất cả chúng ta đều có thể thay đổi cảnh quan quanh mình và thay đổi các hành động phù hợp với khí hậu khô hạn, trong bối cảnh hạn hán thường xuyên và nghiêm trọng hơn ngày càng tăng.
Catherine Ganter is a senior climatologist at the Bureau of Meteorology - Image BOM. Dr Blair Parsons is the Director of Impact at Greening Australia - Image Greening Australia.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Úc có khả năng gây nguy hiểm cho con người và cơ sở hạ tầng, vì vậy điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng, bà Ganter từ Nha Khí tượng cho biết.
"Thời tiết khắc nghiệt có thể diễn biến nhanh chóng và đe dọa tính mạng cũng như tài sản. Bạn có thể giảm bớt tác động của thời tiết khắc nghiệt bằng cách dành thời gian chuẩn bị. Nha Khí tượng có trang web dự báo về thời tiết, về rủi ro của bạn để cho phép bạn tìm hiểu thêm về các loại nguy cơ và thời tiết khắc nghiệt mà chúng ta gặp phải và cách chuẩn bị tốt nhất. Trang web cũng có những liên kết quan trọng đến các cơ quan chính phủ. Vì vậy, hãy vui lòng truy cập để biết thêm chi tiết.”
Bạn cũng có thể cập nhật các dự báo và cảnh báo thời tiết mới nhất bằng cách truy cập trang web của Nha Khí tượng hoặc tải xuống ứng dụng BOM Weather và hãy nhớ làm theo lời khuyên từ các dịch vụ khẩn cấp tại địa phương.
Chuẩn bị cho thời tiết khắc nghiệt
- Tìm hiểu thông tin thời tiết từ.
- Cập nhật dự báo thời tiết và các cảnh báo mới nhất từ
- Download .
- Nghe theo sự hướng dẫn của.