Thị trấn Bavarian của thành phố Lindau ở miền nam nước Đức nổi tiếng với hồ nước đẹp như tranh vẽ và những con đường lát đá cuội.
Đây cũng là nơi hàng chục người đoạt giải thưởng Nobel và hàng trăm nhà khoa học trẻ từ khắp nơi trên thế giới tề tựu mỗi năm tham dự Buổi Họp Mặt Nobel Laureates của thành phố Lindau.
Tuần này, 13 nhà vật lý trẻ tuổi sáng giá nhất của Úc đã tham gia sự kiện; tám người trong số họ là phụ nữ.
Một thành viên trong nhóm là Melanie Hampel, sinh viên vật lý thiên văn bậc tiến sĩ tại Đại học Monash.
'Chúng ta cần nhắm đến những người trẻ, chúng ta cần tiếp tục và khuyến khích phụ nữ. Khi chúng ta có được nữ giới trong nhóm ngành STEM, chúng ta cũng cần khuyến khích họ ở lại làm trong ngành STEM vì rất nhiều người bỏ nghề', dẫn lời bà Katie Sizeland, kỹ sư công nghệ nano tại Tổ chức Khoa học và Công nghệ Hạt nhân của Úc.
Cô rất vui mừng được tham gia vào một đội trong đó phần lớn là phụ nữ, đặc biệt khi ít có sự góp mặt của phụ nữ trong lĩnh vực vật lý.
'Thật tuyệt vời khi nhìn thấy đại diện của Úc có thể tăng tỷ lệ nữ giới trong ngành vật lý. Bởi vì từ khi tôi học ở trường đại học, có nhiều nam giới hơn nữ giới trong ngành này.'
Ở Úc, chưa đến một phần tư sinh viên tốt nghiệp đại học ngành vật lý là nữ giới.
Và khi họ gia nhập lực lượng lao động, chỉ có 11% trong số đó đạt được khung lương cao nhất.
Katie Sizeland là một kỹ sư công nghệ nano tại Tổ chức Khoa học và Công nghệ Hạt nhân của Úc.
Bà tin rằng trọng tâm không chỉ nằm ở việc tuyển dụng - mà còn ở việc duy trì- những phụ nữ trong nghề.
'Chúng ta cần nhắm đến những người trẻ, chúng ta cần tiếp tục và khuyến khích phụ nữ. Khi chúng ta có được nữ giới trong nhóm ngành STEM, chúng ta cũng cần khuyến khích họ ở lại làm trong ngành STEM vì rất nhiều người bỏ nghề.'
Chính phủ Úc quyết tâm nhìn thấy sự thay đổi đó.
Năm nay, họ đã đầu tư 3,4 triệu đô la và công bố kế hoạch 10 năm để tăng cường số lượng nữ giới trong lãnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - còn được gọi là STEM.
READ MORE
3 lợi ích của kỹ năng STEM
Nhưng giáo sư vật lý trường ANU Chennaputi Jagadish tin rằng có nhiều việc phải làm.
'Chính phủ thực sự cần đầu tư nhiều hơn ở tất cả các cấp chính quyền liên bang, ở cấp chính quyền tiểu bang và cả cấp đại học. Các tổ chức có trách nhiệm ươm mầm cho thế hệ phụ nữ trẻ kế tiếp nếu chúng ta thực sự muốn bảo đảm khoa học phát triển, bởi điều này có thể dẫn đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho xã hội của chúng ta.'
Đã có dấu hiệu thay đổi tích cực của ngành này.
Năm nay, Tanya Monro trở thành người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Trưởng nhóm Khoa học Quốc phòng của Úc, trong khi Cathy Foley là trưởng nhóm khoa học của Cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ nghệ của Úcvà Michelle Simmons được vinh danh người Úc của Năm vào năm ngoái.
Đối với các nhà vật lý trẻ Úc tại Lindau, không có gì quý giá hơn là cơ hội gặp gỡ một số nhà khoa học nữ hàng đầu thế giới và học hỏi trực tiếp cách họ đã vượt qua các rào cản để có được vị trí như ngày nay.
Một trong số đó là nhà vật lý quang học người Canada Donna Strickland, người năm ngoái đã trở thành người phụ nữ thứ ba giành giải thưởng Nobel Vật lý trong lịch sử 118 năm.
'Tôi không phải là người hiểu lý do tại sao phụ nữ không tham gia vào ngành vật lý nhiều, hoặc tại sao họ không ở lại làm việc lâu dài trong lãnh vực vật lý, dù tôi nghĩ xã hội không cho rằng vật lý là một sự nghiệp tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng với ngành công nghệ cao mà chúng ta có, càng có nhiều bậc phụ huynh khuyến khích con mình chọn nghề đó, thì các bạn sẽ thấy mọi người đều nhảy sang nghề đó, và có cả phụ nữ nữa.'
Những lời này của bà Donna đã tác động đến thế hệ tiếp theo của ngành vật lý, trong đó có cả sinh viên Claire Edmunds học bậc tiến sĩ đang nghiên cứu về máy tính lượng tử.
tại trường Đại học Sydney.
'Donna Strickland đã truyền cảm hứng cho tôi vì bà ấy rất tự tin, rất thú vị và là một người dẫn chương trình tuyệt vời đến nỗi bà trở thành một hình mẫu đáng ngưỡng mộ.