Ngày càng có nhiều quan ngại về hai dòng virus COVID-19, mới xuất hiện tai Anh quốc và Nam Phi.
Các nhà khoa học tin rằng, hai dạng mới nầy lây lan nhanh hơn loại virus cũ và có thể là nguyên nhân gây ra sự gia tăng về nhiễm bệnh tại cả hai quốc gia nói trên.
Các trường hợp lây nhiễm gia tăng tại nước Anh trong vụ phong tỏa hồi tháng 11 và tăng hơn gấp đôi trong tuần lễ vừa qua, với các viên chức báo cáo dạng mới nầy chiếm hơn 70 phần trăm mức độ lây nhiễm.
Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock nói rằng, các du khách đã mang các con virus đột biến nầy từ Nam Phi vào Anh.
“Loại virus biến thể nầy gây nhiều quan ngại do nó dễ lây nhiễm và dường như dễ đột biến hơn loại trước đây đã được khám phá tại Anh quốc".
"Chúng tôi đã có các hành động như đầu tiên, cách ly các trường hợp và tìm ra các tiếp xúc ngay tại nước Anh, thứ hai là chúng tôi ra các hạn chế ngay tức khắc với việc đi lại từ Nam Phi”, Matt Hancock.
Các dạng mới của dịch bệnh xảy ra khi virus đột biến, có nghĩa là khi có những sai lầm nhỏ xảy ta trong mã di truyền, khi virus nhân ra trong thời gian.
Coronavirus tương đối ổn định và không đột biến nhanh chóng như những con virus khác, như virus cảm cúm.
Loại biến thể của COVID-19 tại Anh có 23 dạng thay đổi trong mã di truyền, trong khi dạng tại Nam Phi cũng cho thấy có một vài vụ đột biến khác biệt.
Khoa học gia trưởng tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, bà Soumya Swamiathan cho biết, mỗi tháng con virus tạo ra một vài vụ đột biến.
“Những gì loại virus nầy tìm cách làm, là tự nó gây lây nhiễm hơn, thế nhưng ít gây chết chóc, do đó nó có thể tiếp tục tự lan truyền".
"Có lúc nó thực sự đột biến hay có cơ hội thay đổi, khi có nhiều virus trong số lượng".
"Vì vậy có nhiều virus nhân thêm và những thay đổi nầy dường như sẽ xảy ra”, Soumya Swamiathan.
Hiện không có bằng chứng nào cho thấy, các dạng virus mới nhất gây bệnh nặng hơn là loại virus trước đây.
Các nhà khoa học tin rằng, virus bị đột biến có thể kết hợp với sự tiếp nhận trong các mô con người một cách hữu hiệu hơn và gây ra việc nhiễm bệnh dễ dàng hơn.
Giáo sư chuyên về dịch tễ học là ông Peter Horby thuộc đại học Oxford nói rằng, người ta vẫn chưa rõ tại sao virus có vẻ như lan truyền với tốc độ nhanh hơn.
“Nó có thể lan nhanh do virus biến thể nhanh hơn, vì vậy quí vị có số lượng virus nhiều hơn và điều nầy có nghĩa là quí vị dễ mắc bệnh hơn".
"Thực sự là nó có thể lây nhiễm và gây bệnh trong một thời gian ngắn, cũng như giữa thời gian tiếp xúc và nhiễm bệnh".
"Khoảng thời gian sẽ ngắn hơn và quí vị bị lây nhiễm nhanh chóng”, Peter Horby .
"Thế nhưng vào thời điểm nầy, chúng ta vẫn chưa biết và tôi nghĩ một số phòng thí nghiệm trên thế giới hiện tìm cách xác định, liệu vắc xin sẽ tiếp tục chống lại virus nầy hay không”, Jerome Kim.
Trong khi đó, cơ quan quyết định chính sách y tế cao nhất tại Úc là Ủy ban Bảo vệ Sức khoẻ Úc Châu gọi tắt là AHPPC cho biết, họ đang theo dõi tình hình.
Trong một thông cáo, cơ quan nầy cho biết ‘hiện không có quan ngại về việc lan truyền của dòng virus tại Úc’.
Loại biến thể của Anh đã được phát hiện tại New South Wales và Victoria, qua các hành khách trở về thử nghiệm dương tính trong khách sạn bị cách ly.
Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại đại học New South Wales, giáo sư Raina McIntyre cảnh cáo rằng, loại virus nầy có thể lọt ra ngoài cộng đồng.
“Chúng ta phải hết sức cẩn thận, mọi thứ đến nước Úc đều thông qua biên giới quốc tế".
"Vì vậy nếu một dòng virus tiềm ẩn ở Anh quốc, thì chúng ta có nguy cơ khi loại nầy được nhập vào Úc".
"Dòng nầy có vẻ dễ truyền nhiễm hơn ở trẻ em và cũng dễ gây bệnh truyền nhiễm ở chúng".
"Vì vậy nó có thể thay đổi hoàn toàn khung cảnh, liên quan đến việc đóng cửa trường học và sự an toàn của việc mở cửa học đường, tất cả đều phải được xem xét cẩn thận”, Raina McIntyre .
Bà cho biết, một dòng coronavirus mới có thể xuất hiện tại Úc, nếu có mức lây nhiễm cộng đồng cao.
Bà kêu gọi người dân Úc nên được chủng ngừa sớm hơn, trước khi dự định tiến hành việc tiêm ngừa vắc xin của Pfizer-BioNTech, AstraZeneca và Novavax vào tháng 3.
Bà thúc giục chính phủ hãy bảo đảm có thêm nhiều liều lượng, giữa các lo sợ về vắc xin hiện nay, có thể không hữu hiệu để chống lại sự đột biến.
“Các loại vắc xin mRNA, Moderna và Pfizer dường như ít đối kháng với vấn đề đột biến hơn là các loại vắc xin khác, vốn sử dụng phương pháp truyền thống hơn".
"Đó là một lý do khác khiến chúng ta cần phải đa dạng vắc xin tồn trữ của chúng ta".
"Quả không đủ khi chỉ có vắc xin AstraZeneca, một chút của Pfizer và một số từ Novavax".
"Chúng ta cần phải có nhiều loại, cần thoả hiệp với nhiều công ty khác nhau”, Raina McIntyre.
Còn công ty dược phẩm BioNTech và Moderna hy vọng, vắc xin của họ dường như có thể bảo vệ chống lại các dạng virus mới.
Tổng Giám Đốc của Viện Vắc xin Quốc tế, ông Jerome Kim nói rằng, cần có nhiều cuộc thử nghiệm để hiểu được loại virus nầy.
“Tiên đoán tốt nhất của chúng ta hiện nay là, không có việc thử nghiệm thực sự, thì dường như là loại virus nầy không hoạt động hay bị trung hoà, do phản ứng miễn nhiễm của vắc xin".
"Thế nhưng vào thời điểm nầy, chúng ta vẫn chưa biết và tôi nghĩ một số phòng thí nghiệm trên thế giới hiện tìm cách xác định, liệu vắc xin sẽ tiếp tục chống lại virus nầy hay không”, Jerome Kim.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại