Một người sử dụng bitcoin Amin Rafiee ở Sydney giải thích đây không phải đơn thuần là kiếm tiền, mà là để có thêm tự do cá nhân.
"Một khi anh có sự lựa chọn, anh cảm thấy mình đầu uy quyền, ví dụ anh thấy chính phủ đang hướng tới lạm giác phi mã, lúc đó anh có thể chọn đổi tiền mặt thành bitcoin, thậm chí chuyển một số tài sản sang dạng tiền thông minh."
"Loại tiền mới này cho anh sự lựa chọn đó."
Nhưng kinh tế gia ở Canberra Stephen Koukoulas lo ngại là người sử dụng các loại tiền mã hóa không được bảo vệ gì hết.
"Tôi sẽ vô cùng cẩn thận mua vô bitcoin cho dù ở giá nào đi nữa, chứ đừng nói như hiện nay giá cả chục ngàn Mỹ kim, là bởi vì nó không được bảo vệ."
"Anh đặt trọn niềm tin vô một đồng tiền không do bất kỳ chính phủ nào kiểm soát, anh mua vô nhưng không biết chắc là có lấy lại được tiền hay không."
"Đã từng xảy ra những vụ phá sản của các đại lý giao dịch bitcoin và người ta bị mất trắng. Tôi biết các chính phủ đang theo dõi chuyện này rất kỹ."
Hôm cuối tuần một sàn giao dịch tiền mã hóa ở Nhật đã bị tin tặc xâm nhập và đánh cắp hơn 500 triệu đôla.
Nhà chức trách các nước đặc biệt tại Nam Hàn và Trung Quốc đang nói đến chuyện cấm luôn các loại tiền này.
Sở Thuế Úc cũng đang xem xét để thu thuế các giao dịch bằng tiền mã hóa.
Ông Amin Rafiee khuyên người ta cần hiểu sự rủi ro và đừng đầu tư hết vào một chỗ, và phải có những hình thức khác nữa.
"Đầu tiên anh phải hiểu rằng đây là trách nhiệm của riêng anh. Đừng xài bitcoin nếu không cản thấy an toàn cho dù hàng triệu người khác đang sử dụng các giao dịch này."
"Đừng bao giờ tiết lộ mật mã cho bất kỳ ai. Và phải làm bản sao cho mọi thứ. Tuy nhiên nên có một người thứ hai có thể giúp anh trong trường hợp để mất mật mã."
"Khi đầu tư nên trải mỏng ra để nếu có thua không thua tất cả. Nói chung, nếu anh cảm thấy không an toàn thì đừng có nhảy vô."