Key Points
- Theo Chương trình Tiêm chủng Quốc gia của Úc, các loại vắc-xin thiết yếu được tiêm miễn phí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giúp giảm các bệnh có thể phòng ngừa.
- Tại Úc, trẻ em phải được tiêm vắc-xin đầy đủ để đủ điều kiện nhận trợ cấp gia đình hoặc được chăm sóc trẻ em.
- Trò chuyện với chuyên gia y tế là cách tốt nhất nếu quý vị lo lắng về việc tiêm chủng của con mình.
Theo nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện, trong 50 năm qua, vắc-xin đã ngăn ngừa được 146 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi.
Các chính sách tiêm chủng cho trẻ em có thể khác nhau, nhưng cốt lõi y tế vẫn nhất quán trên toàn thế giới: các chương trình tiêm chủng được thiết kế để bảo vệ trẻ em khỏi những hậu quả nghiêm trọng của các bệnh truyền nhiễm.
Ước tính cho thấy nếu không được tiêm chủng, cứ năm trẻ em thì có một trẻ sẽ tử vong trong thời thơ ấu do một căn bệnh không còn phổ biến trong cộng đồng.
Katie Attwell, Phó giáo sư tại Đại học Tây Úc, là chuyên gia chính sách về các chính sách tiêm chủng cho trẻ em.
Bà giải thích rằng mối liên hệ giữa tiêm chủng và lây truyền bệnh tật là lý do tại sao tiêm chủng trở thành chính sách của chính phủ.
Measles is the most transmissible childhood infection. But when a community has high vaccination coverage, herd immunity can be achieved. Source: Moment RF / Witthaya Prasongsin/Getty Images
"Nếu bạn có tỷ lệ chủng ngừa rất cao đối với một căn bệnh như bệnh sởi, nếu bạn có 95 phần trăm dân số được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi hoặc có khả năng miễn dịch, thì thực tế là bệnh sởi sẽ không thể xâm nhập vào những cộng đồng đó. Nhưng nếu tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn mức đó, bệnh sởi có thể bắt đầu lây lan."
Giáo sư Attwell nói thêm, các chương trình tiêm chủng cho trẻ em cũng cung cấp khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật nghiêm trọng cho những người xung quanh dễ bị tổn thương.
Đó là bao gồm trẻ sơ sinh, người lớn bị suy giảm miễn dịch và trẻ em đang điều trị ung thư.
Phó giáo sư Philip Britton làm việc trong lĩnh vực sức khỏe trẻ em và thanh thiếu niên tại Đại học Sydney.
Ông cho biết chương trình tiêm chủng của Úc là một trong những chương trình toàn diện nhất, bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em từng gây ra bệnh tật nghiêm trọng trong quá khứ hoặc vẫn còn ở một số nơi trên thế giới.
"Các bệnh như sởi, bạch hầu, uốn ván, ho gà. Ngay cả 20 năm trước, có một loại virus gây tiêu chảy nặng ở trẻ em được gọi là rotavirus. Bây giờ chúng ta đã tiêm vắc-xin phòng ngừa loại virus đó ở Úc. Tương tự như vậy, những loại virus như thủy đậu từng lây nhiễm cho tất cả trẻ em, nhưng bây giờ chúng ta đã tiêm vắc-xin phòng ngừa loại virus đó."
Portrait of Aboriginal schoolteacher and boys and girls sitting at picnic table on lunch break Credit: JohnnyGreig/Getty Images
Giải thích chính sách ‘Không tiêm, không có tiền', 'Không tiêm, không chơi'
Theo Chương trình Tiêm chủng Quốc gia, Bộ Y tế và Chăm sóc Cao niên đã thiết lập một lịch trình tiêm chủng khuyến nghị cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, được cung cấp miễn phí.
Tất cả các loại vắc-xin do chương trình tài trợ đều được liên kết với các khoản thanh toán hỗ trợ gia đình theo chính sách 'Không tiêm, không trả tiền' của Liên bang.
Điều này có nghĩa là cha mẹ phải tuân theo lịch trình tiêm chủng quốc gia để con cái của họ đủ điều kiện nhận các khoản thanh toán Trợ cấp Thuế Gia đình và trợ cấp chăm sóc trẻ em, trợ cấp từ 20 đến 85 phần trăm tổng chi phí chăm sóc trẻ em.
Justin Bott là Cán bộ Thông tin Cộng đồng của Services Australia. Ông giải thích.
"Services Australia thực sự không thể trả một phần trợ cấp thuế gia đình hoặc trợ cấp chăm sóc trẻ em, nếu trẻ chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ theo lịch trình. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không thể trả tiền cho bạn ngay từ đầu khi bạn nộp đơn, hoặc nếu bạn không theo kịp lịch trình, bạn có thể thấy rằng các khoản thanh toán của mình sẽ dừng lại hoặc tiền hỗ trợ sẽ dừng lại, vì con bạn chưa được tiêm vắc-xin."
Không cần phải cung cấp bằng chứng về việc tiêm chủng của con bạn cho Services Australia, vì họ sẽ tự động truy cập thông tin này khi bạn yêu cầu thanh toán.
Ông Bott cho biết.
"Và cách chúng tôi theo dõi điều đó là bạn có thể nhận thấy rằng khi bạn nộp đơn xin trợ cấp thuế gia đình hoặc trợ cấp chăm sóc trẻ em, chúng tôi yêu cầu thông tin chi tiết về Medicare của con bạn. Và chúng tôi theo dõi thông tin qua Sổ đăng ký tiêm chủng của Úc để bảo đảm rằng con bạn được tiêm chủng đúng giai đoạn, đúng thời điểm, để chúng tôi có thể tiếp tục thanh toán."
Child immunisation also protects vulnerable members of the child’s environment, including newborn babies and immune-compromised patients. Source: Moment RF / Alan Rubio/Getty Images
Sổ đăng ký này được tự động liên kết với Medicare của bạn và chỉ có thể được cập nhật bởi nhà cung cấp vắc-xin được công nhận, chẳng hạn như Bác sĩ đa khoa (GP) hoặc trung tâm y tế cộng đồng.
Nếu trẻ được tiêm chủng ở nước ngoài
Nhưng nếu con bạn được tiêm chủng ở một quốc gia khác thì sao?
Ông Bott phác thảo quy trình.
"Nếu bạn có bằng chứng và tài liệu về điều đó, thì tất cả những gì bạn cần làm là mang theo bằng chứng đó khi bạn đến gặp chuyên gia y tế, đến người mà bạn thường được tiêm vắc-xin, và sau đó họ có thể lấy thông tin đó và nhập vào Sổ đăng ký tiêm chủng của Úc cho bạn. Còn, nếu bạn không có tài liệu vì... nhiều lý do, thì bạn cần nói chuyện với chuyên gia y tế đó, và sau đó họ sẽ hướng dẫn bạn cần làm những gì."
Nếu giấy tờ tiêm chủng ở nước ngoài của con bạn bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, Services Australia có thể dịch giấy tờ đó cho bạn.
Các yêu cầu về tiêm chủng theo chính sách 'Không tiêm, không chơi' cũng có hiệu lực trong các cơ sở giáo dục sớm bao gồm dịch vụ chăm sóc trẻ em, nhà trẻ và trường mẫu giáo.
Cha mẹ nên kiểm tra những gì áp dụng tại tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ cư trú của mình, vì các chính sách này có thể khác nhau.
If your child has a complex medical condition, you can discuss their immunisation options with a trusted medical professional. Credit: The Good Brigade/Getty Images
"Hai lý do chính, một là, bạn đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin trong quá khứ. Một trường hợp khác là, một số loại vắc-xin được tạo ra từ các sinh vật hoặc vi-rút cụ thể, trong đó vi-rút bị làm yếu đi nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi gọi đó là vắc-xin sống giảm độc lực. Và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu không nên được tiêm vắc-xin sống giảm độc lực, vì hệ thống miễn dịch của họ không có khả năng phản ứng an toàn với những loại vắc-xin đó."
Có những tiêu chí nghiêm ngặt để đưa ra các miễn trừ y tế và chỉ những nhà cung cấp vắc-xin được công nhận mới có thể đánh giá và chứng nhận liệu trẻ có nên hạn chế tiêm vắc-xin hay không.
Giáo sư Attwell cho biết những bậc cha mẹ lo lắng về việc tiêm vắc-xin cho con mình hoặc có thắc mắc có thể xem xét các nguồn thông tin xác thực như trang web Chia sẻ kiến thức về tiêm chủng (SKAI), thuộc Trung tâm nghiên cứu và giám sát tiêm chủng quốc gia của Úc (NCIRS).
"Nhưng tất nhiên, không gì tốt việc thực sự ngồi xuống với một chuyên gia y tế và nói chuyện. Hoặc nếu cha mẹ thực sự rất do dự và không nghĩ rằng bác sĩ gia đình của họ có thể trả lời các câu hỏi của họ, thì họ cũng có thể yêu cầu được giới thiệu đến phòng khám tiêm chủng đặc biệt ở tiểu bang. Nhưng bạn cần có giấy giới thiệu. Vì vậy, trước hết, mọi người nên cố gắng có cuộc trò chuyện đó với một chuyên gia y tế đáng tin cậy."
Điều quan trọng là cha mẹ cảm thấy có thể thoải mái đặt câu hỏi mà không sợ bị đánh giá hoặc coi thường khi trao đổi với chuyên gia y tế về việc tiêm chủng cho con mình.
"Vì vậy, điều quan trọng là tìm được một chuyên gia y tế mà bạn có mối quan hệ tốt, người mà bạn cảm thấy an toàn khi đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời khiến bạn an tâm."