Kiến ​​thức của người Bản địa về thời tiết và mùa

Approaching storm

Một cơn bão đang tiến gần đến miền đông nước Úc. Credit: Jeremy Bishop/Unsplash

Có lẽ bạn đã quen thuộc với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng bạn có biết rằng người Bản địa từ lâu đã nhận ra nhiều mùa hơn nữa? Tùy vào địa điểm, một số nhóm Thổ dân có tới sáu mùa riêng biệt mỗi năm.


Key Points
  • Kiến thức của người Bản địa về thời tiết và mùa đã được truyền qua nhiều thế hệ thông qua kể chuyện, hình ảnh và truyền thống văn hóa.
  • Chu kỳ theo mùa được người dân Bản địa mô tả khác nhau trên khắp nước Úc tùy theo vị trí địa lý của họ.
  • Kiến thức về thời tiết của người Bản địa bao gồm hiểu biết về cách những thay đổi hành vi của động vật hoặc sự phát triển của thực vật liên quan đến thời tiết và mùa.
Hiểu về thời tiết và các mùa là một khía cạnh sâu sắc trong kiến thức văn hóa của Thổ dân và dân đảo Torres Strait, được phát triển trong hàng chục ngàn năm.

Thời tiết ảnh hưởng đến vòng đời của động vật và thực vật, và việc hiểu được mối liên hệ này rất quan trọng đối với sự sinh tồn của con người, đặc biệt là ở Úc với thời tiết khắc nghiệt theo mùa.

Vạn vật đều có mối liên hệ với nhau, đó là triết lý cốt lõi của nền văn hóa Bản địa. Và trong hàng thiên niên kỷ, người dân Thổ dân và dân đảo Torres Strait của Úc đã quan sát môi trường của họ và học được những mối liên hệ thường rất tinh tế giữa khí hậu, thời tiết, các mùa và những thay đổi đối với đời sống động vật và thực vật xung quanh họ.

Tiếng kêu của một loài chim cụ thể có thể báo hiệu cơn mưa sắp tới, và sự ra hoa của một loài cây nào đó có thể báo hiệu sự thay đổi của một mùa và đánh dấu thời điểm di chuyển đến một vùng đất khác.

Dì Joanne Selfe là một phụ nữ Gadigal ở rìa phía đông của Úc. Bà được học hỏi từ gia đình và cộng đồng về thời tiết, các mùa và môi trường.

“Những hiểu biết phức tạp về hệ thống thời tiết, các mùa và môi trường rất quan trọng đối với sự sinh tồn của tất cả mọi người. Đối với người dân Bản địa, mối liên hệ sâu sắc của chúng tôi với kiến thức này đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ trong môi trường mong manh,” Bà Joanne giải thích.
Native Christmas Tree
Moodjar, the native Christmas tree Credit: TerriAnneAllen/Pixabay
Từ việc dự báo những cơn giông bão hoặc thời kỳ hạn hán, việc hiểu được thời tiết có thể thay đổi như thế nào là rất quan trọng.

“Có nhiều hiện tượng thời tiết ảnh hưởng đến lục địa mong manh này của chúng ta, cho dù đó là giông bão hay hạn hán, người Bản địa đã chuẩn bị sẵn và họ có hệ thống kiến thức để sống sót qua các cơn bão, hoặc hiểu được sự an toàn trong giông bão, hoặc chuẩn bị cho hạn hán."

“Khi chúng ta nhìn vào cách thời tiết có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, chúng ta thường muốn kiểm soát - kiến thức của chúng ta là thứ giúp chúng ta an toàn. Diarra-murrahmah-coing, có nghĩa là 'mặt trời hoàng hôn màu đỏ', và điều đó có nghĩa là ngày mai sẽ có thời tiết tốt”.

Ở phía tây của Úc, học giả về Kiến thức Bản địa của Đại học Murdoch, Jordan Ah Chee sinh ra ở vùng Kimberley và có mối liên hệ với các dân tộc Bindjareb, Wardandi, Palyku, Nyikina và Yawuru.

“Có quan niệm cho rằng người dân của chúng tôi là dân du mục, nhưng điều đó có xư hướng nghiêng về việc chúng tôi không có nơi ở hoặc không có nhà”.
Chúng tôi di chuyển theo mùa và di chuyển từ nơi này sang nơi khác theo cách bền vững.
Jordan Ah Chee
“Người dân Bản địa và người dân đảo Torres Strait đã nuôi dưỡng mối liên hệ sâu sắc trong suốt hàng thiên niên kỷ, với đất đai, vùng nước và bầu trời – và thông qua mối liên hệ này, chúng tôi đã phát triển kiến thức phức tạp giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ ở nơi này – và đó là khái niệm cơ bản rằng mọi thứ đều có sự kết nối.”

Mối liên hệ sâu sắc của người dân Bản địa với đất đai, bầu trời và nước tạo nên sự hiểu biết sâu sắc về cách các mùa thay đổi, được phản ánh trong cảnh quan.

“Vì vậy, không giống như cách phương Tây biết nơi bạn gắn các mùa với những ngày cụ thể trong lịch, kiến thức về thời điểm các mùa đến và cách chúng diễn ra trong suốt cả năm, đến từ những thay đổi trong cảnh quan và những thay đổi trong hành vi của động vật và những thay đổi trong môi trường,” Ah Chee nói.

“Và điều đó sẽ quyết định chúng tôi sẽ ở đâu vào những thời điểm nhất định trong năm, loại thực phẩm nào có sẵn, chúng tôi sẽ ở bờ biển hay trong đất liền, vì vậy chắc chắn hiểu biết về thời tiết và các mùa rất quan trọng đối với lối sống của chúng tôi.”
Burning fuel load
Fire stick farming Credit: Christian Bass/Unsplash
Sự hiểu biết của người Bản địa về các mùa ảnh hưởng đến văn hóa và các tập tục truyền thống để chăm sóc đất nước và cảnh quan.

“Khi chúng ta nghĩ về điều này, có lẽ điều đầu tiên xuất hiện trong đầu là đốt củi. Việc đốt củi có kiểm soát giúp chúng ta giữ lượng nhiên liệu trên mặt đất ở mức thấp, đề phòng trường hợp hỏa hoạn do sét đánh hoặc các sự kiện khác, thì lượng nhiên liệu sẽ không quá cao”, Bà Joanne giải thích.

“Nhưng điều đó cũng giúp chúng ta bảo đảm rằng những chồi xanh tươi luôn sẵn sàng để làm thức ăn cho những loài động vật có vú”.

Các chu kỳ theo mùa được người Bản địa mô tả khác nhau tùy theo vị trí địa lý của họ trên khắp nước Úc.

Ở vùng Noongar thuộc phía tây nam Tây Úc, sáu mùa được công nhận trong suốt năm dương lịch, với Birak báo hiệu sự bắt đầu của mùa hè từ đầu tháng 12 – thời điểm thời tiết nóng nực và lễ hội.

“Birak liên quan đến nhiệt độ, mặt trời và lửa, khi thời tiết nóng hơn và thường được gọi là mùa của những đứa trẻ, là thời điểm để ăn mừng. Và mùa này được đánh dấu bằng cảnh rắn và bò sát lột da, gà con rời tổ và động vật non chuyển sang tuổi trưởng thành và tìm đường ra thế giới”, Ah Chee giải thích.

“Một thay đổi đáng kể trong cảnh quan là những bông hoa màu vàng cam tuyệt đẹp của cây moodjar, hay cây thông Noe. Đây là một loại cây rất có ý nghĩa về mặt tâm linh đối với người Noongar. Và vào khoảng thời gian này, tùy thuộc vào thời tiết và khí hậu, là thời điểm diễn ra lễ văn hóa đốt lửa”.

Các vật thể trên trời như mặt trăng và chu kỳ của mặt trăng được người Bản địa sử dụng để nhận biết những thay đổi thời tiết sắp xảy ra.
Trong hệ thống kiến thức của người Bản địa, vầng hào quang của mặt trăng tượng trưng cho sự bắt đầu của mưa.
Aunty Joanne Selfe
“Bây giờ hãy nghĩ về điều đó – các tinh thể băng lơ lửng trong tầng khí quyển phía trên, ánh trăng bị khúc xạ và phản xạ bởi các tinh thể băng, và nó có thể dẫn đến sự xuất hiện của một quầng sáng xung quanh mặt trăng. Bây giờ ngay cả khoa học hiện đại cũng thừa nhận rằng các quầng sáng mặt trăng thường đi theo một hệ thống áp suất thấp, thường theo sau là mưa và nhiệt độ mát hơn hoặc trong vòng một hoặc hai ngày tiếp theo.”

Và những thay đổi tinh tế về vị trí của mặt trăng cũng có thể mang ý nghĩa quan trọng.

“Đôi khi mặt trăng không nằm ở trung tâm của quầng sáng đó, nó có thể lệch sang một bên, và điều đó chỉ ra rằng một số cơn gió đang thổi tới,” Dì Joanne nói.
Halo around the moon
A moon halo Credit: Geoffrey Wyatt
Người dân Bản địa đã truyền lại kiến thức về thời tiết thông qua kể chuyện truyền miệng, qua các bức tranh đá và tác phẩm chạm khắc đá, hay còn gọi là chữ tượng hình.

“Chúng tôi có một số chữ tượng hình ở Sydney, thành thật mà nói là khá nhiều, nhưng một trong số đó nổi bật nhất là Moon Rock, có khắc hình mặt trăng. Những bức khắc cụ thể này cho thấy tám giai đoạn của mặt trăng và chúng bắt đầu bằng chiếc boomerang của người sáng tạo Biaime,” Dì Joanne chia sẻ.

“Điều này rất quan trọng vì người Gaddy nổi tiếng với hoạt động đánh cá. Phụ nữ của chúng tôi luôn ra Warrang, Cảng Sydney, trên những chiếc thuyền nhỏ của họ, đánh cá bằng một đống lửa nhỏ và thường kéo theo trẻ em. Vì vậy khi chúng tôi quan sát mặt trăng để đi bắt cá, chúng tôi biết rằng giai đoạn đầu và cuối của chu kỳ mặt trăng có lẽ là thời điểm tốt nhất để bắt cá. Bởi vì trăng non hoặc trăng tròn sẽ khuấy động thủy triều – thủy triều sẽ mạnh hơn một chút, làm di chuyển trầm tích trên đáy biển và cũng khiến việc nhìn thấy cá sẽ khó hơn một chút.”

Khí hậu của Úc vô cùng đa dạng, trải dài từ gió mùa nhiệt đới, nhiệt độ sa mạc và giá lạnh vùng núi cao - mỗi vùng đều có nhịp điệu riêng biệt.

Đối với cộng đồng thổ dân, các mùa không được xác định theo ngày tháng mà theo cách các loài thực vật và động vật phản ứng với môi trường của chúng. Quan điểm này cung cấp sự hiểu biết phong phú hơn về khí hậu của Úc so với mô hình bốn mùa quen thuộc.

Đây là lời nhắc nhở mạnh mẽ về mối liên hệ sâu sắc giữa các nền văn hóa Thổ dân với đất đai và chúng ta có thể học được khi trân trọng kiến thức và truyền thống của họ.

Để biết thêm thông tin về kiến thức thời tiết của thổ dân, hãy truy cập:
Đăng ký hoặc theo dõi podcast Australia Explained để biết thêm thông tin hữu ích và mẹo về việc ổn định cuộc sống mới tại Úc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc ý tưởng chủ đề nào, hãy gửi email cho chúng tôi theo địa chỉ 

Share