Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ rời Glasgow. Các nguyên thủ quốc gia chỉ tham dự hai ngày hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc kéo dài hai tuần, để lại công việc kỹ thuật cho các nhà đàm phán.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được yêu cầu đưa ra đánh giá của mình về cơ hội thành công khi COP26 kết thúc.
"Vẫn còn hai tuần đàm phán về các chi tiết sắp tới. Chúng ta phải cẩn thận đề phòng những hy vọng hão huyền và không nghĩ theo bất cứ cách nào rằng công việc đã hoàn thành tốt đẹp, bởi vì mọi chuyện vẫn chưa xong. Vẫn còn một chặng đường rất dài để đi. Nhưng những gì tôi có thể nói là tôi vẫn lạc quan một cách thận trọng."
Đã có nhiều thông báo lớn hơn được đưa ra.
Hơn 100 quốc gia đã cam kết cắt giảm 30% lượng khí thải mêtan vào năm 2030.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden:
Hoa Kỳ rất mong muốn làm việc với các quốc gia tham dự để chắc chắn chúng tôi đạt được mục tiêu này. Chúng tôi khuyến khích nhiều quốc gia hơn, tham gia với chúng tôi trong việc cam kết giảm thiểu khí mêtan trên toàn cầu.
Có nhiều quốc gia hơn có thể tham gia và nên làm việc này."
khí mêtan là một hợp chất hóa học với công thức hóa học CH4, góp phần làm khí hậu biến đổi. Nhiều người không biết rằng tác động của khí metan đối với vấn đề biến đổi khí hậu lớn hơn lượng khí cácbon điôxít (CO2) khoảng 25 lần.
Đây là một trong những loại khí nhà kính mạnh nhất, nó gây ra khoảng một phần ba sự nóng lên hiện nay do hoạt động của con người.
Ursula von der Leyen là Chủ tịch Ủy ban Liên minh Châu Âu.
“Lợi ích rõ ràng cho việc cắt giảm khí thải mêtan là tốt cho hành tinh, nhưng cũng mang lợi ích lớn cho con người. Bởi vì nếu chúng ta thực hiện đúng cam kết này, chúng ta có thể ngăn chặn hơn 200.000 ca tử vong sớm. Chúng ta có thể ngăn chặn hàng trăm nghìn ca cấp cứu liên quan đến bệnh hen suyễn và hơn 20 triệu tấn mùa màng thất thu mỗi năm."
Cam kết về việc giảm khí mêtan không mạnh như kỳ vọng..
Các nhà phát thải lớn bao gồm Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã không ký tiếp, vì các cam kết được đưa ra là tự nguyện.
Một hiệp ước riêng biệt cho thấy 110 quốc gia cam kết chấm dứt nạn phá rừng, được hỗ trợ bởi gần 20 tỷ đô la tài trợ từ quỹ cá nhân và chính phủ.
Người ký tên bất ngờ là Tổng thống Brazil, người đã gửi một thông điệp video tới hội nghị thượng đỉnh, trong đó ông mô tả rừng nhiệt đới Amazon là tài nguyên thiên nhiên lớn nhất hành tinh.
Nhưng các nhà lãnh đạo thổ dân của đất nước ông nghi ngờ rằng tiền liệu có đến tay đúng người hay không.
Người đứng đầu bộ lạc Ninawa đã bay đến tham dự cuộc đàm phán ở Scotland.
"Đây là hàng tỷ đô la đầu tư cho việc bảo tồn môi trường, nhưng rất khó để số tiền này tiếp cận các cộng đồng thổ dân, tiếp cận các cộng đồng chủ đất truyền thống."
Một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho hành động khẩn cấp về khí hậu tại COP-26 là các nhà lãnh đạo của các quốc đảo nhỏ, những quốc gia tận mắt chứng kiến mực nước biển dâng cao.
Surangel Whipps Junior là tổng thống của đảo quốc Palau.
"Qúy vị có thể ném bom vào các hòn đảo của chúng tôi thay vì khiến chúng tôi chịu đựng đau khổ, chứng kiến sự sụp đổ chậm chạp và định mệnh của chúng tôi".
Các nhà lãnh đạo của G20, chúng tôi đang chết đuối và hy vọng duy nhất của chúng tôi là chiếc nhẫn quyền lực mà các ông đang nắm giữ.
Một sáng kiến mới sẽ chứng kiến Ấn Độ, Anh và Úc tài trợ cho các dự án giúp các quốc gia Thái Bình Dương chống chịu với khí hậu bằng việc cải tạo cơ sở hạ tầng.
Thủ tướng Úc Scott Morrison phát biểu tại buổi ra mắt chương trình.
“Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, ta phải giảm lượng khí thải và đó là một phần quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhưng chúng ta cũng phải thích nghi để sống chung với những hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra.”
Nhà hoạt động khí hậu người Samoan, Brianna Fruean đã phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới khi bắt đầu COP-26.
Cô lo ngại rằng các quốc gia lớn hơn đang tập trung vào việc thích ứng, thay vì giải quyết lượng khí thải của chính họ.
“Luôn luôn có ý nghĩa rằng‘ tốt nếu các hòn đảo bị nhấn chìm, chúng tôi có thể chuyển đến Úc sống. Trên thực tế, một trong những chính trị gia đến từ Úc nói rằng các hòn đảo ở Thái Bình Dương sẽ ổn thôi, vì chúng tôi chọn trái cây của các anh.
Loại thái độ này cực kỳ tai hại, bởi vì chúng ta cần nghĩ đến việc thích ứng và khả năng phục hồi, nhưng đồng thời chúng ta cũng cần giảm thiểu lượng khí thải.”
Không chỉ có các các chính trị gia và nhà hoạt động ở Glasgow.
Doanh nghiệp cũng đại diện tham dự.
Tài sản cá nhân của tỷ phú Jeff Bezos lớn hơn G-D-P của nhiều quốc gia.
Ông Bezos gần đây đã bay vào vũ trụ - hiện đang đóng góp thêm 2 tỷ đô la để giúp bảo vệ các khu rừng trên Trái đất.
"Chúng ta không thể chỉ dựa vào các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các nhà hảo tâm để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Khu vực tư nhân cũng phải đóng vai trò của mình để giảm lượng khí thải carbon."
Công ty Amazon của ông có kế hoạch là không phát thải vào năm 2040 - mười năm trước mục tiêu COP-26.