Thủ Tướng Scott Morrison tả xung hữu đột tại hội nghị G20

PM Scott Morrison meeting US President Joe Biden at G20 Summit in Rome

PM Scott Morrison meeting US President Joe Biden at G20 Summit in Rome Source: SBS News

Thủ Tướng Scott Morrison đã đến Rome để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, trước khi tuyên bố cam kết mới của Úc về thải khí bằng không vào năm 2050. Thế nhưng một vài quốc gia thành viên của nhóm G20 kêu gọi, hãy chấm dứt việc khai thác than đá và điều hành các nhà máy điện vận hành bằng than. Ông nói rằng nước Úc không ủng hộ chiều hướng đó và cùng với Trung Quốc và Ấn độ chống lại các kêu gọi như vậy. Ông cũng kêu gọi thế giới điều tra về nguồn gốc của coronavirus.


Vừa đáp xuống phi trường Leonard De Vinci sau chuyến bay dài, nhiều người cứ nghĩ ông Scott Morrison sẽ thấm mệt.

“Vâng thật tuyệt vời khi đích thân có mặt tại cuộc họp G20, điều này rất quan trọng và là cơ hội đầu tiên chúng tôi có được sau khi tất cả chúng ta gặp nhau ở Osaka".

"Vì vậy, cơ hội đến đây vào thời điểm nầy rất quan trọng, khi các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tập trung vào con đường trước mặt”, Scott Morrison.

Trong khi cả thế giới hướng về hành động trong cuộc họp về khí hậu COP 26, thì đối với ông Scott Morrison đó quả là cuộc chiến gian khổ mà chính phủ Liên đảng đã trải qua, để đạt đến một lập trường đồng thuận về vấn đề nầy.

Một mục tiêu vào giữa thế kỷ, mà ông Scott Morrison cho rằng rất đáng kể.

“Cam kết của Úc về phát thải ròng vào năm 2050 như tất cả quí vị đều biết, là một cam kết quan trọng và tôi mong muốn cập nhật với các nhà lãnh đạo khác về kế hoạch và chương trình của chúng tôi, đặc biệt là về mong muốn của chúng tôi cộng tác với các quốc gia khác về những phá vỡ bế tắc".

"Thành thật mà nói khi quí vị đang nói về việc đạt được mức phát thải ròng bằng không, thì đó cũng là một loại thách thức mà thế giới phải đối mặt, khi tìm kiếm một loại vắc xin để chấm dứt đại dịch và đó là một thử thách lớn”, Scott Morrison.

Hơn 100 quốc gia đã sẵn sàng cam kết về mục tiêu đó.

Thế nhưng một vài nước trong G20 muốn đi xa hơn bằng cách đẩy mạnh việc chấm dứt khai thác than đá và các nhà máy điện chạy bằng than đá.

Nước Úc tìm sự ủng hộ từ các nước thải khí lớn nhất trên thế giới như Trung Quốc và Ấn độ đều chống lại khuynh hướng nầy.

Ông Scott Morrison giữ vững lập trường của mình, khi nói rằng đó là vì quyền lợi của nước Úc.

"Chính sách rất rõ ràng là chúng ta không chỉ cam kết về các chuyện phải làm và những điều cấm đoán. Đó không phải là chính sách của chính phủ Úc và sẽ không phải như vậy”, Scott Morrison.

Còn lãnh tụ đối lập Lao Động Anthony Albanese nói rằng, chính phủ cần có các mục tiêu về khí hậu đầy tham vọng hơn.

“Vào lúc nầy, không có nhà máy điện chạy bằng than đá đang được xây dựng tại Úc, do việc nầy không chỉ là trái pháp luật, mà còn thị trường hiện nói về 27 loại năng lượng sạch là rẻ nhất, trong bất cứ năng lượng mới nào”, Anthony Albanese.

Trong khi đó Giám đốc Viện Khí hậu thuộc Đại học Quốc gia Úc Châu là giáo sư Mark Howden cho rằng cần phải làm nhiều việc hơn nữa.

“Chúng ta nhìn về phía sau hơn là hướng về phía trước, trong khi các quốc gia khác hiện tìm kiếm cơ hội liên quan đến việc chuyền đổi năng lượng. Họ tiến đến một nền kinh tế giảm mức thải khí và né tránh các hậu quả về biển đổi khí hậu”, Mark Howden.

Thế nhưng đây không phải là vấn đề duy nhất, trong chương trình nghị sự G20 của Thủ tướng.

Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, giúp kiểm soát các công ty truyền thông xã hội, khi lập luận rằng các gã khổng lồ công nghệ nên vạch trần những người dùng ẩn danh, lạm dụng hoặc nói xấu người khác.

Đây không phải là lần đầu tiên, ông sử dụng một diễn đàn toàn cầu vì lý do này.

Ông cũng sẽ nêu thông điệp đó trong một diễn đàn thuộc loại khác, với hy vọng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.

“Chúng ta không thể có một thế giới kỹ thuật số được các nhà cầm quyền khác nhau thực hiện, trong một thế giới thực sự. Đó rõ ràng là một thách thức cho chúng ta, khi các nước đề ra những ước vọng của chúng ta về một nền tảng kỷ thuật số, để bảo đảm rằng chúng mang lại một môi trường an toàn”, Scott Morrison.

Trong khi đó đại dịch đã ngăn cản một số hoạt động ngoại giao trực diện.

Tuy nhiên, Thủ tướng đã bù đắp khoảng thời gian đã mất tại các cuộc đàm phán G20 ở Rome.

Ông đã tổ chức một loạt các cuộc họp với các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez.

“Điều thực sự quan trọng là chúng ta có một mối quan hệ song phương mạnh mẽ giữa Tây Ban Nha và nước Úc. Chúng ta mong đợi tăng cường sự cộng tác trên nhiều lãnh vực như biển đổi khí hậu, an ninh toàn cầu và sự ổn định chính trị”, Pedro Sanchez.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh, ông Scott Morrison cũng đã có cuộc gặp gỡ với người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới.

Vào thời điểm nước Úc đang đối mặt với tranh chấp thương mại với khách hàng lớn nhất của mình, Tổng giám đốc WTO, Tiến sĩ Ngozi Okonjo-Iweala đã ca ngợi chính phủ liên bang Úc.

“Nước Úc là một cường quốc tại WTO. Quí vị có một trong những bộ trưởng thương mại tốt nhất từ ​​trước đến nay, đó là ông Dan Tehan”, Ngozi Okonjo-Iweala.
“Lần sau nếu chúng ta đối phó với một trận đại dịch, cần có sẵn các cam kết mạnh mẽ hơn, đó là hiểu biết về những gì xảy ra, giây phút bộc phát và rồi có thể đáp ứng hữu hiệu, đặc biệt là việc phát triển và phân phối vắc xin”, Scott Morrison.
Thủ Tướng Scott Morrison cũng đề cập với các quốc gia tham gia hội nghị, về hậu quả hiện diễn ra của đại dịch COVID-19.

“Cuộc họp hôm nay chú trọng rất nhiều về vấn đề an ninh về y tế và kinh tế. Điểm tôi có thể chú tâm đầu tiên là chuyện an ninh y tế, mà chúng ta cần chiến đấu chống lại trận đại dịch nầy”, Scott Morrison.

Được biết phần lớn các chú tâm tại hội nghị G 20 là vấn đề phục hồi sau đại dịch.

Ông dùng diễn đàn để lập lại lời kêu gọi rằng, nguồn gốc của đại dịch cần được điều tra.

“Chúng ta cần biết đại dịch bắt đầu như thế nào, để có thể chuẩn bị và có thể bảo vệ chống lại một trận đại dịch kế tiếp. Nghị trình thảo luận không có chuyện đó, mà chỉ là một nhu cầu trước mắt để chuẩn bị tốt nhất cho thế giới, trước một đại dịch trong tương lai”, Scott Morrison.

Ông cũng lập lại lời kêu gọi cải tổ Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, khi cho hội nghị biết rằng tổ chức nầy phải mạnh hơn, độc lập và minh bạch hơn.

“Lần sau nếu chúng ta đối phó với một trận đại dịch, cần có sẵn các cam kết mạnh mẽ hơn, đó là hiểu biết về những gì xảy ra, giây phút bộc phát và rồi có thể đáp ứng hữu hiệu, đặc biệt là việc phát triển và phân phối vắc xin”, Scott Morrison.

Được biết chính phủ hy vọng sẽ đưa ra lời tuyên bố thêm nữa về vấn đề phân phối vắc xin đến các quốc gia thuộc thế giới đang phát triển, trước khi hội nghị G20 kết thúc.
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share