Thay đổi luật bảo vệ quyền riêng tư ở Úc: Áp lực cho nhà báo và 'con cờ' cho người quyền lực?

mobile phone ban in schools

Một số người ủng hộ quyền riêng tư kỹ thuật số thúc giục thay đổi các quy tắc về quyền riêng tư của Úc đã lỗi thời hàng thập kỷ. Source: Getty / Getty Images

Những người nổi tiếng, chính trị gia và những ông trùm kinh doanh quyền lực sẽ có thể ‘thổi bay’ những câu chuyện tin tức không hay về bản thân họ, sau những thay đổi được đề xuất đối với luật bảo mật của Úc.


Các tổ chức truyền thông bao gồm ABC, SBS, News Corp Australia, The Guardian và Nine Entertainment đã đưa ra cảnh báo cho các thượng nghị sĩ quốc hội, nói rằng những thay đổi được soạn thảo có thể có tác động đáng sợ đến phạm vi đưa tin và gây ra các vụ kiện phù phiếm. 

Các tổ chức truyền thông cho biết các thay đổi được đề xuất đối với luật bảo mật của Úc có thể cho phép các chính trị gia và những người có quyền lực khác ‘thổi bay’ những câu chuyện không hay về họ. 

Nhưng một số người ủng hộ quyền riêng tư kỹ thuật số đã thúc giục các thượng nghị sĩ thông qua những thay đổi thành luật, nói rằng các quy tắc về quyền riêng tư của Úc đã lỗi thời hàng thập kỷ và nhu cầu cải tổ đã trở nên cấp thiết. 

Hamish Thomson đến từ Liên minh Quyền được biết của Úc. 

"Việc này sẽ kéo nhau ra tòa, chứng minh biện hộ, chứng minh các vấn đề ban đầu gây ra tác hại nghiêm trọng với người nổi tiếng. Việc này sẽ có tác động đáng sợ với các nhà báo và biên tập viên của chúng tôi trong việc ngừng điều tra về những người rất giàu có, quyền lực đang thuê những luật sư và sẽ đạt được những gì họ muốn làm." 
Cuộc điều tra của Thượng viện, được triệu tập vào tháng 9, có nhiệm vụ xem xét đợt thay đổi đầu tiên đối với Đạo luật Quyền riêng tư, bao gồm các hình phạt đối với hành vi xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng. 

Dự thảo luật cũng bao gồm các miễn trừ cho các cơ quan truyền thông và nhà báo, nhưng cố vấn điều hành của Nine, Kiah Officer cho biết những thay đổi này không cung cấp đủ sự bảo vệ cho nhà báo và sẽ cho phép những người có quyền lực đập nát những câu chuyện mà họ không thích.

Bà cho biết, các quy định tương tự ở các quốc gia khác, bao gồm Anh quốc, cho thấy luật riêng tư sẽ không được những người bình thường sử dụng, mà sẽ trở thành "luật phỉ báng trên thực tế".
Những luật như thế này thực sự trở thành công cụ của những người nổi tiếng, chính trị gia và những người giàu có, về cơ bản ngăn chặn việc công bố thông tin có thể trái ngược với hình ảnh mà họ muốn thể hiện trước công chúng.
Cố vấn điều hành của Nine, Kiah Officer
"Có một lợi ích công thực sự trong việc hạn chế khả năng của mọi người ngăn chặn những báo cáo, họ cũng sử dụng tòa án để ngăn chặn việc điều tra các hoạt động của họ". 

Giám đốc điều hành của Free TV Australia, Bridget Fair cho biết, mối đe dọa về nhiều vụ kiện hơn sẽ làm nản lòng các hãng tin tức và có thể khiến các tổ chức truyền thông nhỏ không còn sức theo đuổi những câu chuyện quan trọng.

"Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự bùng nổ trong việc sử dụng các khiếu nại phỉ báng như một phương tiện để cố gắng dập tắt các câu chuyện, tin tức. Chúng tôi cũng chứng kiến ​​sự bùng nổ về chi phí, các công ty chi hơn 30 triệu đô la để bảo vệ các khiếu nại phỉ báng". 

"Chúng ta có một ngành công nghiệp khiếu nại phỉ báng ở đất nước này, chúng tôi không muốn lặp lại điều đó trong lĩnh vực quyền riêng tư".

 Trưởng phòng chính sách và các vấn đề chính phủ của News Corp, Georgia-Kate Schubert cho biết những thay đổi được đề xuất sẽ phải được thay thế để mang lại sự chắc chắn cho các tổ chức truyền thông. 

"Chúng tôi không nghĩ rằng bản dự thảo được đề xuất có thể cứu vãn để giải quyết những lo ngại của chúng tôi".

 Nhưng những người ủng hộ quyền riêng tư đã nói với các thượng nghị sĩ rằng những thay đổi được đề xuất nên được phê duyệt nhanh chóng và chủ tịch của Digital Rights Watch, Elizabeth O'Shea cho biết các miễn trừ cho các cơ quan truyền thông là "rất rộng". 

"Chúng tôi nghĩ rằng có một sự cấp bách thực sự xung quanh việc cải tổ các quyền riêng tư, một phần là do luật hiện hành đã lỗi thời đáng kể". 

Đồng giám đốc của Viện Công nghệ Con người, Giáo sư Edward Santow, từ Đại học Công nghệ Sydney, cho biết quá trình tham vấn, đề xuất và điều tra về cải cách luật quyền riêng tư đã kéo dài từ năm 2005 và công chúng không thể chịu được sự chậm trễ thêm nữa. 

"Chúng ta có hai lựa chọn: hoặc là tiến hành dự luật này với một số sửa đổi hợp lý hoặc trì hoãn và trì hoãn lại". 

"Rõ ràng, sẽ tốt hơn nếu tiến hành dự luật này với những sửa đổi hợp lý." 

Ủy ban Thượng viện dự kiến sẽ công bố kết quả vào tháng 11.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share