SBS Vietnamese phỏng vấn chị Anh Đài, nhân viên sức khỏe song ngữ thuộc , về quy trình hiến tạng tại Úc, cùng những vấn đề liên quan.
SBS: Hiến tạng là gì?
Anh Đài: Hiến tạng và mô là quy trình y khoa cứu giúp và . Một người chết não có thể cứu sống hang chục người khác, vì có hơn 18 cơ quan trong cơ thể có thể được sử dụng để cấy ghép.
SBS: Các nội tạng và mô nào có thể được hiến tặng?
Anh Đài: Nội tạng có thể hiến tặng như là: thận, tim, phổi, gan và tuyến tụy. Các mô có thể hiến tặng như là: van tim, mô xương, da, mắt và các mô tuyến tụy.
SBS: Đăng ký hiến tạng tại Úc như thế nào?
Anh Đài: (gọi tắt là Donor Register) là nơi quý vị có thể đăng ký hiến tạng tại Úc. Quý vị có thể chỉ định các nội tạng và mô mà mình muốn hiến tặng (nghĩa là không nhất thiết phải hiến tặng toàn bộ). Tuy nhiên quý vị không thể đăng ký với Donor Register để hiến tạng và mô cho các mục đích nghiên cứu khoa học, nghĩa là chỉ hiến tặng để cho các bệnh nhân đang chờ được cấy ghép mà thôi.
Quý vị có thê đăng ký bằng cách:
- Điền vào các mẫu đơn hiến tạng được in sẵn (thường có ở các phòng mạch bác sĩ, văn phòng Medicare hoặc Centrelink )
- Truy cập trang mạng
- Gọi số điện thoại 1800 777 203 (nếu không biết tiếng Anh thì có thể gọi 13 14 50)
- Hoặc ghé các văn phòng Medicare
Người hiến tạng có thể thay đổi quyết định bất cứ lúc nào, nếu không muốn hiến tạng nữa thì có thể liên lạc những nơi trên để yêu cầu rút tên.
SBS: Có cần phải có thẻ Medicare thì mới đăng ký được?
Anh Đài: Tốt nhất là nên có thẻ Medicare, dù là không bắt buộc nhưng nó sẽ giúp cho việc giữ thông tin của quý vị được cập nhật. Nó cũng giúp xác nhận hồ sơ hiến tạng của quý vị nếu là người hiến tạng tiềm năng.
SBS: Ở độ tuổi nào thì có thể đăng ký hiến tạng?
Anh Đài: Những yếu tố yếu định việc hiến tạng không nằm ở tuổi tác, mà là một người chết ở đâu và chết như thế nào, và quan trọng điều kiện của nội tạng và mô có thích hợp để cấy ghép hay không. Những người cao tuổi cũng có thể hiến một phần mô hoặc nội tạng, như giác mạc. Cho nên, đừng cho rằng quý vị còn quá trẻ, quá già hoặc không đủ sức khỏe để hiến tạng.
Tuy nhiên, để đăng ký hiến tạng trên Donor Register, quý vị phải từ 16 tuổi trở lên mới có thể tự mình đăng ký.
SBS: Những trường hợp nào thì không thể hiến tạng?
Anh Đài: Ai cũng có quyền hiến tạng, nhưng quan trọng là nội tạng và mô có thích hợp để sử dụng hay không. Vì chỉ một tỷ lệ nhỏ những người đăng ký sau khi qua đời mới có thể hiến tạng.
Đầu tiên là phải qua đời trong một phòng chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Bởi vì nội tạng của người chết sẽ hư hại nhanh chóng nếu thiếu oxy. Điều này có nghĩa là nội tạng sẽ không đạt chuẩn để hiến tặng nếu quý vị chết ở nơi khác ngoài bệnh viện không được sự chăm sóc của các bác sĩ trước khi chết.
Chưa kể là có những tiêu chí rất cụ thể cần phải được đáp ứng trước khi ai đó có thể hiến tạng. Trên thực tế, dù là chết trong bệnh viện thì cũng chỉ có 1% trong số những đó là có khả năng hiến tạng. Điều này là cần thiết nhằm bảo đảm những người nhận nội tạng có cơ hội tốt nhất.
SBS: Làm sao để thuyết phục người thân khi mình hiến tạng?
Anh Đài: Ở Úc, ngay cả khi mình đã đăng ký trên Donor Register thì cũng vẫn cần phải có sự đồng ý của gia đình trước khi việc hiến tạng có thể tiến hành.
Một số tình huống gợi ý để bàn bạc với người thân về quyết định hiến tạng là:
- Lý do mà mình muốn hiến tạng
- Liệu có thứ gì mà mình không muốn hiến tạng.
- Các chuyện thêu dệt về việc hiến tạng
- Nếu họ không đồng ý thì hỏi lý do gì khiến họ chống lại việc hiến tạng.
Sau khi đã bàn bạc nguyện vọng với gia đình, người thân, hãy nhớ bảo đảm là nó được ghi lại. Vì có khi họ chỉ ừ ừ cho qua, rồi đến khi cần đến thì họ lại quên mất, thì nó có thể gây rắc rối cho quá trình hiến tạng.
Quý vị có thể xem them thông tin về hiến tạng và mô, và các câu chuyện về các gia đình hiến tạng và người nhận được cấy ghép trên trang mạng