Tác động xã hội của COVID-19 lên cuộc sống ở khu ngoại ô

Westfield Liverpool

Westfield Liverpool Source: Wikipedia

Trong khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lên sức khoẻ của chúng ta, thì tác động của nó lên nền kinh tế và việc làm của chúng ta cũng lớn lao và được ghi nhận đầy đủ, thế nhưng ảnh hưởng về mặt xã hội dường như chỉ mới xuất hiện. Trong bài nầy, chúng ta xem xét kỹ hơn tác động của đại dịch lên các khu vực ngoại ô của chúng ta như thế nào.


Đó là một buổi chiều thứ hai trong thời buổi đại dịch và trung tâm mua sắm ở vùng tây nam Sydney vẫn nhộn nhịp như thường.

Tại Trung tâm Thương mại Bankstown Central, người người tấp nập mua sắm, trẻ em chơi đùa còn bạn bè ngồi quanh nhấm nháp qua tách cà phê.

Quản lý Trung tâm là ông Anthony Wilson cho biết, khách hàng vui hưởng ngày nghỉ lễ.

“Thật khó mà đi bộ qua khu mua sắm Bankstown vào bất cứ ngày nào, mà chẳng thấy quá đông người là người".

"Thế nhưng quí vị có thể đến các trung tâm thương mại khác lớn hơn vào thứ hai cho đến thứ sáu, thì có vẻ yên tỉnh hơn không giống như tại đây".

'Có một chút xôn xao, nó có cảm giác hơi khác một chút, nhưng chúng tôi đang làm mọi cách để giữ được sự xúc động đó”, Anthony Wilson.

Vào cao điểm vụ bùng phát coronavirus hồi tháng 4, người đi bộ mua sắm giảm bớt phân nửa, thế nhưng nhanh chóng gia tăng trở lại hơn 90 phần trăm vào tháng 6.

Với tình trạng cứ 3 thì có một người làm việc từ nhà, nhiều người thất nghiệp và các giới hạn vẫn còn hiệu lực, người dân Úc vẫn dành nhiều thời gian tại khu ngoại ô của họ.

Nhiều thương vụ ở ngoại ô vẫn tấp nập giữa thời buổi đại dịch.

Ông Wilson nói rằng cư dân Bankstown tập trung mua sắm ở các cửa hàng bán lẻ địa phương của họ, bất chấp quan ngại về virus vẫn còn đó.

“Đại dịch vẫn là chuyện lo nghĩ hàng đầu của mọi người, thế nhưng trung tâm mua sắm vẫn cứ đông người".

"Tôi nói đông nghẹt, vì có quá nhiều người qua lại".

"Tôi nghĩ các khách hàng ở Bankstown thứ nhất do họ hết sức kiên nhẫn, thứ hai do chúng ta sống trong một khu vực mà mật độ dân số rất cao".

"Trong khi chúng ta có một trung tâm thương mại lớn lao, thì họ lại xem đó là một trung tâm mua sắm cộng đồng nhỏ bé tại địa phương".

"Vì vậy có nhiều người thường xuyên đến rồi đi”, Anthony Wilson.

Một chuyên gia về bán lẻ và khuynh hướng người tiêu thụ, tại đại học Kỹ thuật Queensland, ông Gary Mortimer nói rằng các trung tâm mua sắm địa phương một lần nữa trở thành nơi tụ họp của cộng đồng.

Ông phân tích các dữ kiện từ Bản Phúc Trình Về Tính Lưu Động Của Cộng đồng trên Google, thì tìm thấy con số khách hàng tại các khu ngoại ô, ít bị ảnh hưởng do đại dịch hơn là khu vực nội ô thành phố.

Ông Mortimer cho biết, việc trở lại địa phương của khách hàng lại là một tác động tích cực của đại dịch.

“Có rất ít thay đổi, nếu không nói là chẳng có gì đổi khác tại các khu vực ngoại ô và các khu vực bán lẻ ở trung tâm thành phố, do mọi người vẫn ở tại các khu ngoại ô rồi họ mua sắm và ăn uống tại địa phương".

"Đây là điều mà tôi cho là tốt đẹp cho các cửa hiệu bán lẻ nhỏ bé và các tiểu thương, vốn gặp nhiều khó khăn và vất vả trong một thời gian”, Gary Mortimer.

Tại khu vực Liverpool ở miền tây Sydney, con số khách hàng giảm xuống ít hơn 9 phần trăm, từ tháng 2 cho đến tháng 10.

So với con số trên cả nước, thì mức sụt giảm là 20 phần trăm.

Ông Deke Johnstone là quản lý của cửa hàng Warhammer tại Liverpool, chuyên bán các trò chơi chiến tranh đặt trên bàn, theo đó các đấu thủ điều khiển các hình mẫu chiến sĩ nhỏ xíu.

Ông cho biết, các hoạt động trong cửa hiệu như dạy cho mọi người biết cách sơn và chế tạo mẫu mã riêng cho họ, mọi chuyện đã bị ngưng lại do đại dịch.

Thế nhưng số thương vụ lại tăng mạnh trong thời buổi đại dịch.

“Thú tiêu khiển nầy rất tốt, nếu quí vị bị kẹt ở nhà, khi chế tạo rồi sơn phết các chú lính đồ chơi cùng các kiểu mẫu khác".

"Rất nhiều người, có nhiều khách hàng mà chúng tôi không gặp trong một thời gian dài, họ thực sự đã trở lại, vì vậy mọi chuyện rõ ràng là tốt đẹp”, Deke Johnstone .

Tuy nhiên COVID-19 đã tác động lên các thương vụ địa phương khác, một số phải vất vả mới bù lỗ được.

Tại cửa hàng bánh mì L-S, do gia đình từ vùng Balkan làm chủ, thì số doanh vụ sụt giảm từ 40 đến 50 phần trăm.

Người sáng lập là ông Zivko Delevski cho biết, thời gian từ tháng 12 cho đến tháng giêng thường là lúc hết sức bận rộn cho cửa hàng, thế nhưng không phải là năm nay.

Ông cho biết, những khách hàng chọn không cử hành những ngày lễ truyền thống Âu Châu, do đại dịch COVID-19.

“Có rất nhiều ngày kỷ niệm, như người Serbia và Macedonia kỷ niệm ngày lễ của họ nên họ đặt hàng đủ thứ, thế nhưng không nhiều bằng năm rồi hay năm trước nữa".

"Lúc đó chúng tôi có cả một quyển sổ ghi lại các đơn đặt hàng, còn năm nay thì chưa được phân nửa, vì vậy quả là khác biệt”, Zivko Delevski.
"Hy vọng vào lúc nầy ở trong tình trạng ngưng trệ thực sự, chúng ta không nghĩ đến nhiều về khu ‘ngoại ô ký túc xá’, thế nhưng là một nơi thực sự đáng yêu cho mọi người xây nhà và tạo nên một cộng đồng”, Nicole Gurran.
Người chủ tiệm bánh mì cho biết, giới tiểu thương hiện vật lộn trong việc cạnh tranh với các cửa hàng lớn lao trong những thương xá, như Wesfiled Liverpool ở gần đó.

“Cửa hàng của chúng tôi nằm trên con phố nhộn nhịp ở đây".

"Khu Westfiled có nhiều người đến, đặc biệt vào ngày nóng bức hay lạnh giá hoặc có mưa".

"Vì vậy họ làm ăn tốt hơn khi thời tiết xấu, còn thương vụ chúng tôi tệ hại hơn gặp lúc thời tiết xấu".

"Mặc dù thương xá bán các mặt hàng đắt tiền hơn chúng tôi, họ vẫn làm ăn khá hơn hẳn chúng tôi”,Zivko Delevski .

Còn ông Sabih Aldoumany là chủ nhân của quán cà phê và nhà hàng Carpe Diem

Quán cà phê vẫn có khách thường xuyên đến mỗi ngày, thế nhưng mất đi các khách hàng không ngụ tại địa phương, vốn là những người thường viếng thăm thành phố và những khu vực khác.

Ông cho biết vào những ngày nầy, ngay cả cư dân địa phương cũng ít khi ngồi lại uống một tách cà phê.

“Có nhiều người làm việc từ nhà, người ta không ra khỏi nhà nhiều như trước vì lo sợ".

"Tôi nghĩ họ cứ ra ngoài rồi làm những việc gì cần, sau đó là về nhà ngay”, Sabih Aldoumany.

Trong khi đó, cư dân địa phương là ông Michael Kunert là một công nhân, tự cảm thấy mình bị kẹt ở nhà trong năm nay.

Người thợ sắt nầy nay chỉ làm việc theo đơn đặt hàng, do công việc ít bận rộn hơn trong thời đại dịch.

Khi phải đi ra ngoài, ông cho biết rất vui vẻ hỗ trợ cho các thương nghiệp địa phương.

“Hãy mua hàng và hỗ trợ địa phương. Cũng tốt thôi, khi đi đâu đó mua sắm vào những dịp hãn hữu, thế nhưng hãy mua hàng và hỗ trợ cho địa phương Liverpool”, Michael Kunert.

Với việc nhiều người làm việc từ nhà hay gần nhà trong tương lai, có những lời kêu gọi hãy biến các khu ngoại ô trở thành nơi sinh sống hấp dẫn hơn.

Giáo sư về Kế hoạch Đô Thị của đại học Sydney, bà Nicole Gurran nói rằng hãy còn quá sớm để tiên đoán, liệu có sự chuyển đổi đáng kể từ thành phố về các khu ngoại ô, để sống hay không.

Bà cho biết, thách thức cho những nhà hoạch định kế hoạch, là đề ra các khu ngoại ô mang những sắc thái mong ước của vùng nộ ô thành phố.

Việc nầy có nghĩa là, sẽ thành lập các khu ngoại ô có những nơi đi bộ cùng các sinh hoạt trên đường phố, những quán cà phê, cửa hàng bán lẻ cùng các không gian rộng rãi.

Bà nói rằng, mọi người có thể tìm thấy mọi nhu cầu hàng ngày của mình, chỉ trong vòng một khoảng cách đi bộ từ nhà của mình mà thôi.

“Từ lâu chúng ta có những từ ngữ mô tả các khu ngoại ô một cách chê bai như ‘ngoại ô ký túc xá’, chỉ là một nơi quí vị chỉ ăn và ngủ, rồi lên thành phố để đi làm".

"Hy vọng vào lúc nầy ở trong tình trạng ngưng trệ thực sự, chúng ta không nghĩ đến nhiều về khu ‘ngoại ô ký túc xá’, thế nhưng là một nơi thực sự đáng yêu cho mọi người xây nhà và tạo nên một cộng đồng”, Nicole Gurran.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share