Vắc xin chống coronavirus bắt đầu được phân phối tại Mỹ

Boxes containing the Pfizer-BioNTech COVID-19 vaccine are prepared to be shipped

Boxes containing the Pfizer-BioNTech COVID-19 vaccine are prepared to be shipped Source: AP

Chuyến hàng đầu tiên chở vắc xin COVID-19 đã rời một xí nghiệp tại Hoa Kỳ để được phân phối, hầu khống chế cơn dịch tệ hại nhất thế giới. Có khoảng 3 triệu liều thuốc chủng hiện được gởi đi tiên khởi, với ưu tiên dành cho các nhân viên y tế và những vị cao niên trong các viện dưỡng lão.


Những chiếc xe chở hàng đầu tiên lăn bánh ra khỏi một xí nghiệp ở Michigan, Hoa Kỳ giữa tiếng reo hò của nhiều người chờ đợi ngoài cổng, vì hàng hoá được chuyên chở là vắc xin chống COVID-19 cứu mạng cho người dân Mỹ.

Việc chuyên chở vắc xin Pfizer BioNTech được xem là nỗ lực chủng ngừa lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, với khoảng 3 triệu liều thuốc chủng được gởi ra tiên khởi.

Được biết vắc xin hết sức quan trọng, để chấm dứt nạn dịch tại Hoa Kỳ, khiến hơn 16 triệu người nhiễm bệnh và gần 300 ngàn người chết.

Ông Houston Mills là phó chủ tịch Chiến Dịch Chuyển Vận An toàn cho Dịch vụ Bưu Tín Thống nhất, gọi tắt là UPS.

Ông hoan nghênh cơ hội để tiếp giúp và mang đến hy vọng cho mọi người trên khắp nước Mỹ.

“Quí vị biết, những năm trước tôi được hân hạnh bay trên chiến đấu cơ phản lực F-18 cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trong thời gian diễn ra chiến tranh Vùng Vịnh và một số các mặt trận khác".

"Thế nhưng nay đây là một chiến dịch khác biệt, khi chúng ta đang lâm chiến chống lại nạn đại dịch toàn cầu".

"Vì vậy cuối cùng giải pháp nầy là giúp cứu mạng mọi người, vốn là một công tác hết sức khiêm tốn”, Houston Mills.

Được biết những người đầu tiên nhận được vắc xin, sẽ là các nhân viên y tế và các vị cao niên trong viện dưỡng lão.

Tiến sĩ Moncef Slaoui là cố vấn trưởng cho chương trình chủng ngừa vắc xin COVID-19 tại Mỹ, đó là Chiến dịch Tốc độ của Con Ong Operation Warsp Speed.

Ông cho đài Fox News biết rằng, họ hy vọng đến cuối tháng 3, sẽ chủng ngừa được 100 triệu người trên khắp nước Mỹ.

“Tuy nhiên điều quan trọng là hầu hết người dân Mỹ quyết định và chấp thuận nhận chích vắc xin".

"Chúng tôi rất quan ngại qua mức độ do dự của họ mà chúng tôi đã thấy, thế nhưng chúng tôi hy vọng rằng, mọi dữ kiện đã có sẵn để thảo luận chi tiết".

"Mọi người sẽ ghi nhớ rồi lắng nghe các dữ kiện và hy vọng sẽ đồng ý, đây là loại thuốc chủng rất an toàn và hữu hiệu nhất".

"Vì vậy xin hãy chấp nhận và đi chich ngừa”, Moncef Slaoui.

Tại Âu Châu, một vài quốc gia hiện đối phó với các hạn chế gắt gao hơn về việc tiếp xúc xã hội, khi họ tìm cách khống chế các con số nhiễm bệnh, trước kỳ lễ Giáng Sinh sắp tới.

Người dân tại nước Lithuania được thông báo, phải ở trong nhà trong 3 tuần lễ từ ngày 16 tháng 12, với các cửa hàng bán vật phẩm không cần thiết phải bị đóng cửa và việc gặp gỡ giữa các gia đình bị cấm đoán.

Việc ra khỏi nhà chỉ được phép khi đi làm việc, mua nhu yếu phẩm, chăm sóc người bệnh, tham dự tang lễ và mọi người tập thể dục theo nhóm thuộc một gia đình mà thôi.

Ngoài 3 tuần lễ phong tỏa, các hạn chế khác như đóng cửa nhà hàng, phòng tập thể dục, trường đại học, trường tiểu học và trung học bị đóng cửa, cho đến ngày 31 tháng giêng.
"Trừ khi nạn dịch được khống chế bây giờ, bằng không sẽ đi tới một điểm quan trọng là xem xét việc gia tăng các biện pháp giãn cách xã hội đến mức thứ ba”, Moon Jae-In.
Còn người dân Đức cũng đón Giáng Sinh và Năm mới trong cảnh bị phong tỏa, với các hạn chế mới bắt đầu từ ngày 16 tháng 12 và kéo dài cho đến ngày 10 tháng giêng.

Mọi cửa hàng bán các sản phẩm không cần thiết và hầu hết trường học đều bị đóng cửa, trong khi chỉ có 5 người trong 2 gia đình, được phép gặp gỡ nhau trong thời gian nghỉ lễ.

Những vụ tụ tập và đốt pháo hoa vào đêm Giao Thừa đều bị cấm đoán.

Thủ Tướng Đức Angela Merkel cho biết, các biện pháp hiện tại nhằm chấm dứt việc lây nhiễm của COVID-19, sau khi nước Đức ghi nhận có hơm 20 ngàn trường hợp nhiễm bệnh mới.

“Mục tiêu vẫn còn đó và tôi muốn nhấn mạnh về chuyện nầy tại đây, đó là việc truy tìm các tiếp xúc".

"Điều đó có nghĩa là, chúng ta cần một mức độ là 50 vụ trong 100 ngàn người mỗi tuần, hay thấp hơn".

"Việc nầy sẽ có tác dụng trong thời gian nghỉ lễ Giáng Sinh, chúng tôi biết chuyện nầy thế nhưng chúng ta buộc phải có hành động và đó là những gì chúng tôi hiện thi hành”, Angela Merkel.

Trong khi đó, chính phủ Hòa Lan hiện xem xét việc áp đặt thêm các biện pháp mới, nhằm giới hạn sự lây nhiễm của dịch bệnh, khi quốc gia nầy ghi nhận mức gia tăng lớn nhất trong một ngày, kể từ cuối tháng 10.

Còn nhà cầm quyền tại Ý hiện thảo luận về loại hạn chế nào được áp dụng, để tăng cường trong thời kỳ nghỉ lễ, sau khi vượt quá Anh quốc, như quốc gia Âu Châu có số tử vong vì coronavirus cao nhất trong một ngày.

Gần nước Úc hơn, Nam Hàn ghi nhận một cuối tuần tệ hại với các ca nhiễm COVID-19, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Có hơn 1 ngàn trường hợp nhiễm bệnh mới được báo cáo hôm chủ nhật, vượt quá con số 950 vụ của ngày hôm trước.

Con số nhiễm bệnh cao nhất trong một ngày, trước đây là 909 người vào cuối tháng 2.

Tổng Thống MoonJae-In cảnh cáo, các hạn chế về COVID-19 có thể được nâng cao đến mức cao nhất, do mức kỷ lục lại tăng thêm.

“Đây là trường hợp hết sức nghiêm trọng và khẩn cấp".

"Chẳng có nơi nào để lùi lại cả, đây là khoảnh khắc cấp thiết dồn mọi nỗ lực để ngăn chận virus, bằng cách nhắm vào các khả năng và điều hành việc cách ly".

"Trừ khi nạn dịch được khống chế bây giờ, bằng không sẽ đi tới một điểm quan trọng là xem xét việc gia tăng các biện pháp giãn cách xã hội đến mức thứ ba”, Moon Jae-In.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share