Du học sinh mua nhà ở Úc cần biết
Đối với nhiều du học sinh, việc mua một tài sản lớn như một ngôi nhà là điều ít người dám nghĩ đến, nhất là với những bạn xuất thân từ gia đình chỉ gói ghém cũng chỉ vừa đủ trang trải tiền học phí cho con, và các bạn phải đi làm để chi trả tiền sinh hoạt, tiền thuê nhà mỗi tuần.
Nhưng cũng không hiếm những trường hợp có điều kiện và có nhu cầu thật sự đối với việc mua nhà.
Đó là những gia đình có hai hoặc thậm chí ba anh chị em cùng sang Úc du học, hoặc những gia đình có kế hoạch cho con du học ở Úc từ bậc phổ thông, lên đến hết đại học và thậm chí là học sau đại học nữa.
Như vậy, khoảng thời gian mà du học sinh đó ở Úc rất dài, từ 5 đến 10 năm nên việc mua nhà cũng là một phương án mà họ nghĩ đến.
Ngoài ra, đối với những bạn đã hoặc sắp được thường trú, nghĩa là các bạn sẽ định cư lâu dài ở đất nước này thì việc mua nhà có lẽ cũng nằm trong kế hoạch.
Nói về việc mua nhà ở Úc thì một bạn nữ, cựu du học sinh, hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Brisbane kể chuyện gia đình mình:
“Khi đang du học, mình đã rất thích cuộc sống ở Úc và muốn được sống lâu dài tại đây. Lúc đó, ngoài mình ra thì còn có anh chị mình cũng đang học tại Brisbane nên gia đình quyết định dồn tiền mua nhà cho ba anh em cùng ở thay vì phải trả tiền thuê nhà mỗi tháng.
“Lúc đó, là du học sinh nên tụi mình phải nhờ đến sự bảo lãnh của một người bà con, là dượng của mình để được vay tiền mua nhà và ba mẹ mình ở Việt Nam chuyển tiền sang trả dần dần”, du học sinh này cho biết.
Ai cũng hiểu được những thuận lợi khi có được một ngôi nhà của riêng mình, đặc biệt là những bạn đã từng gặp phải những rắc rối khi đi thuê nhà và ở nhà thuê ở Úc: bị chủ nhà chèn ép, bị soi mói đời sống cá nhân, có khi bị quỵt tiền đặt cọc, gặp phải bạn chung nhà ồn ào, không sạch sẽ…
Ông bà mình có câu “an cư lạc nghiệp”, nếu có một chỗ ở đàng hoàng, ổn định thì sẽ an tâm hơn để tập trung vào việc học.
Giấc mơ một ngôi nhà (raywhitealbanycreek.com) Source: Creative Commons
Du học sinh muốn mua nhà ở Úc phải tuân thủ theo những quy định gì khác so với người Úc hay không? Và đó là những quy định gì?
Du học sinh được tính như người mua ngoại quốc nên bắt buộc phải mua bất động sản mới hoặc dự án và phải được chính phủ Úc chấp nhận thì mới được mua.
Ngoài ra sự khác biệt giữa người dân bản xứ và người nước ngoài là việc vay mượn tiền để mua nhà.
Một tháng trước ngân hàng Westpac đã phát hiện ra một số nhân viên cho vay đã làm gian lận về nguồn thu nhập từ nước ngoài để khách hàng có thể vay tiền mặc dù không đủ điều kiện, nên hiện nay ngân hàng sẽ thận trọng hơn với nguồn thu nhập từ nước ngoài.
Du học sinh có được mua nhà cũ hay không?
Đối với những du học sinh có visa từ 1 năm trở lên đều có thể mua nhà cũ hay còn gọi là seconhand properties, nhưng chỉ được mua với mục đích để ở.
Du hoc sinh có thể sở hữu bất động sản mua lại này, nhưng phải là căn nhà đầu tiên mua để ở, chứ không phải cho mục đích đầu tư.
Xin lưu ý là trước khi visa hết hạn, họ phải bán cái bất động sản đó trong vòng 3 tháng, ngay cả khi không được giá tốt. Nếu không chủ sỡ hữu sẽ phải lãnh án tù lên đến 3 năm và bị phạt tiền.
Du học sinh có được vay mua nhà ở Úc không? Nếu có thì cần gì để thế chấp?
Nếu người vay tiền là du học sinh thì sẽ rất khó để mượn tiền qua ngân hàng vì không chứng minh được có đủ khả năng chi trả và vì phần lớn du học sinh vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ và không đi làm toàn thời.
Để tìm hiểu thêm về giấy tờ cần chuẩn bị khi mua nhà thì các bạn nên liên hệ các luật sư chuyên về luật nhà đất để tư vấn và giúp đỡ.
Ngoài giá cả và diện tích, các yếu tố gì du học sinh cần cân nhắc khi tìm kiếm nhà để mua ở Úc?
Khi mua nhà thì du học sinh cần cân nhắc đến vị trí của căn nhà và tình trạng của căn nhà bạn muốn mua có thuận tiện cho việc đi lại học hành và có tiềm năng để sinh lời trong tương lai hay không.
Ngoài ra, du học sinh cần cân nhắc cách thức thanh toán tiền nhà cũng như những chi phí phát sinh như tiền strata nếu mua chung cư, thuế con niêm stamp duty...
Ngoài ra du học sinh cần cân nhắc tìm cho mình một luật sư giỏi để giúp đỡ mình về mặt pháp lý khi mua nhà vì luật lệ Úc rất gắt gao và không it trường hợp người mua vô tình phải chịu phạt vì không làm đúng luật khi mua nhà đất tại Úc.
Để có thêm thông tin về việc mua nhà tại Úc đối với người nước ngoài, du học sinh có thể vào trang web nào?
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin bằng cách gọi điện đến đường dây nóng của chính phủ. Hoặc truy cập vào trang web
Trang mạng sẽ có những tin tức mới nhất về việc đầu tư nước ngoài vào Úc, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quy trình làm thế nào để một người ngoại quốc mua được bất động sản ở Úc cho đến mức phí cho từng loại ra sao…
Những thông tin cung cấp trong chương trình chỉ mang tính chất tham khảo. Xin hãy tìm đến các luật sư chuyên trách vấn đề mua bán bất động sản và di trú uy tín tại Úc để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.
Cần bình tĩnh khi biết mình không thể nộp bài đúng hạn (classprofessionals.com.au) Source: Creative Commons
Làm gì khi không thể hoàn thành bài vở đúng hạn?
Khi các bài tập về nhà, bài thi bắt đầu dồn dập, cũng là lúc trên các diễn đàn du học sinh xuất hiện nhiều mẩu rao vặt về dịch vụ làm bài thuê:
“Hiện tại mình có nhận dịch vụ viết hộ assignment cho các bạn du học sinh trong thời gian các bạn bận bịu với công việc và cuộc sống nơi đất khách quê người.
“Giá cả sẽ tùy theo số lượng chữ và chất lượng bài (Pass, Credit, Distinction, High Distinction) mà các bạn mong muốn.
“Mình đặc biệt ưu tiên nhận bài các bạn học ngành Commerce, Finance và Hospitality.”
Một nick Facebook khác rao:
“Dịch vụ làm bài tập, viết luận, báo cáo, khóa luận tốt nghiệp, chạy Eview, Stata, SPSS (các phần mềm phân tích số liệu thống kê).
“Có thể xử lý các bài gấp từ 1-7 ngày”.
Xin nhắc lại, tất cả các sinh viên đã từng dính líu vào đường dây gian lận thi cử My Master vào cuối năm 2014 đã bị xử phạt rất nghiêm và rất nặng. Những sinh viên vi phạm, nếu còn đang học thì bị hủy kết quả học tập của những môn học sử dụng bài gian lận, bị đình chỉ hoặc đuổi học, những sinh viên đã tốt nghiệp thì bị thu hồi bằng cấp.
Nhắc lại để các bạn nhớ và tránh, đừng bao giờ nghĩ đến việc gian lận thi cử bởi vì nó sẽ ảnh hưởng vô cùng nặng nề cho hồ sơ học tập của chính các bạn.
Có nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc chúng ta không thể hoàn thành được bài vở để nộp đúng hạn như giáo viên yêu cầu. Tuy vậy, còn có một số phương án khác để đối phó các tình huống này để du học sinh có thể lựa chọn.
Thứ nhất, xin hoãn thi, hoãn nộp bài.
Tùy vào yêu cầu của từng trường mà quy trình có thể có đôi chút khác biệt, nhưng về căn bản, sinh viên phải trình bày được lý do và bằng chứng một cách thuyết phục.
Ngoài những nguyên nhân thường gặp như là bị bệnh, nhà có người thân qua đời thì mọi lý do khác đều có thể được xem xét, chẳng hạn như bạn bị chủ nhà buộc phải chuyển nhà gấp khiến bạn lo lắng và phân tâm, bạn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng ở nơi làm việc khiến bạn bị căng thẳng…
Thứ hai, nộp bài trễ và chịu phạt cho việc nộp trễ.
Hãy cố gắng hoàn thành bài vở, dù muộn. Tùy vào chính sách của từng trường, từng ngành, bạn có thể sẽ bị trừ 5 hoặc 10% cho mỗi ngày nộp trễ, nhưng có khi cũng chỉ 1% hoặc 3% mỗi ngày.
Thứ ba, có thể chọn withdraw incomplete (xin rút lui, không hoàn thành môn học).
Đây là cách đành chọn trong trường hợp có thể gọi là tệ nhất.
Có gì khác biệt giữa thi rớt và việc rút lui? Withdraw Incomplete (WI) nghĩa là sinh viên vẫn mất tiền đã đóng cho môn học đó, không đạt được tín chỉ nào cho môn học đó.
Tuy vậy, khác với thi rớt, điểm của môn này sẽ không được tính vào điểm trung bình khóa học của sinh viên, nghĩa là sẽ không ảnh hưởng gì đến GPA cuối cùng.
Làm thế nào để được WI?
Thử tham khảo quy trình WI của Đại học Monash:
- Thời gian: Sinh viên phải nộp thư xin WI trong vòng 4 tuần kể từ khi có kết quả thi của môn học đó
- Ai được nộp thư xin WI: Sinh viên đã xin dời ngày thi mà vẫn không thể thực hiện được bài thi ở ngày thi mới, hoặc sinh viên đã thi mà bị chấm rớt hoặc không hoàn thành.
- Sau khi nộp xin WI, trưởng khoa, giảng viên bộ môn và hội đồng các giám khảo sẽ họp và xem xét từng trường hợp.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại