Trì hoãn một cách có chiến lược nghĩa là ngừng bất kỳ công việc nào mà chúng ta đang làm trước khi chúng hoàn thành để dành thời gian cho những ý tưởng sáng tạo hơn xuất hiện.
Có một trong những lý do chủ yếu khiến chúng ta căng thẳng và lo lắng khi những ngày thi hay nộp bài đến gần mà ít ai để ý. Đó là trạng thái tâm lý trì hoãn hay còn được biết đến với từ tiếng Anh là ‘procrastination’.
Vào mùa thi cử, trạng thái trì hoãn này còn xảy ra nhiều hơn bình thường và xảy ra với bất cứ ai.
Nguyên nhân dẫn đến trì hoãn?
Cô Amanda Rembart, nhà tâm lý học tại trường cho rằng có nhiều lý do khiến bạn trì hoãn. Đó có thể là bạn thấy chán nản với công việc đó, hoặc bị quá tải không biết bắt đầu từ đâu.
Bên cạnh đó, có những lý do khác có thể đẩy bạn vào trạng thái trì hoãn.
- Bạn là người cầu toàn.
- Bạn lo sợ thất bại.
- Bạn không có khả năng tự chủ tốt.
- Bạn không lên danh sách những việc cần làm.
- Bạn chủ quan về thời gian dành cho công việc.
- Bạn không chịu được áp lực.
- Và một lý do chung khiến chúng ta trì hoãn: đó là bạn lười.
Trì hoãn giúp bạn đạt hiệu suất cao hơn và kích thích sáng tạo
Tâm lý trì hoãn cũng có măt tốt mà ít ai biết, gọi là trì hoãn tích cực.
– một giáo sư về quản lý tại đại học Wharton đồng thời là tác giả cuốn sách Originals thì trì hoãn là "công cụ đầy quyền lực" được sử dụng bởi những nhà tư tưởng có suy nghĩ cải tiến nhất.
Ông giải thích rằng nhìn lại lịch sử, sự trì hoãn được con người lý giải theo 2 cách khác nhau:
Đầu tiên, hầu hết mọi người đều nghĩ về trì hoãn trong mối liên hệ với sự lười biếng và thờ ơ. Tuy nhiên, thời kỳ Ai Cập cổ đại, sự trì hoãn được định nghĩa là ‘chờ đợi cho đến lúc đúng thời điểm’.
Đây cũng là quan điểm mà những người có bộ óc vĩ đại và nhà cải tiến xuất chúng như đồng tình và thực hiện theo.
Cụ thể các nghiên cứu cho thấy trì hoãn hoàn toàn là một thói xấu nếu nhắc trên phương diện hiệu suất làm việc nhưng lại .
Ông nói rằng ‘Khi Steve Jobs quyết định bỏ mọi việc sang một bên để tìm tòi những cơ hội khác nhau thì nhờ đó mới có nhiều ý tưởng hay và mới lạ được đưa ra. Còn nếu bắt tay ngay vào công việc thì sẽ chỉ có có thể đưa ra những ý tưởng theo lối mòn. Tôi cho rằng ý tưởng trì hoãn là một cái gì đó mà tất cả chúng ta cần đón nhận bởi sáng tạo thì không thể vội vàng được’.
Hiệu ứng Zeigarnik trong tâm lý trì hoãn
Theo chuyên gia tâm lý học người Nga là Bluma Zeigarnik, bà đưa ra một nghiên cứu mà được nhiều nhà tâm lý trên thế giới biết đến với tên gọi Hiệu ứng .
Hiệu ứng này chứng minh rằng những công việc chưa hoàn thành trong một khoảng thời gian sẽ khiến não bộ chúng ta có thể lưu giữ và tái hiện những thông tin về chúng cho đến khi hoàn thành công việc đó.
Một trong những chứng minh của bà khi yêu cầu những người tham gia thực hiện 20 nhiệm vụ nhỏ đơn giản trong phòng thí nghiệm. Sau đó, bà hỏi họ những nhiệm vụ nào họ nhớ. Mọi người đã nhớ những nhiệm vụ họ bị gián đoạn gấp 2 lần những nhiệm vụ họ đã hoàn thành.
Khi kết thúc một công việc, chúng ta sẽ ngừng nghĩ về nó nhưng một khi gặp gián đoạn và không thể hoàn thành, nó vẫn sẽ lẩn quẩn trong tâm trí của chúng ta.
Trì hoãn một cách có chiến lược nghĩa là ngừng bất kỳ công việc nào mà chúng ta đang làm trước khi chúng hoàn thành để dành thời gian cho những ý tưởng sáng tạo hơn xuất hiện.
Thường thì phương pháp trì hoãn tích cực này phù hợp cho những người làm những công việc thiên về sáng tạo và cần nghĩ những giải pháp mang tính đột phá. Bởi vì trong thời gian đó, bạn có thể dành để nghĩ thêm nhiều phương án sáng tạo khác để tìm ra đáp án cuối cùng tối ưu nhất.
Do đó, sự trì hoãn trong một số trường hợp được xem là thúc đẩy sự sáng tạo và hiệu quả cho công việc.
Phương pháp này sẽ không giúp ích với những công việc thường nhật, đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều ý tưởng hoặc nhưng dự án yêu cầu thời hạn nghiêm ngặt.
Đặc biệt, với những công việc dưới áp lực cao, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi mình trì hoãn cũng như xác định thời gian mình dự tính sẽ trì hoãn để đầu tư suy nghĩ về cách thực hiện nó.
Cách khắc phục trì hoãn
Vậy làm thế nào để tránh tạo ra sự trì hoãn trong công việc?
Câu trả lời đơn giản là trang bị cho bản thân tâm thế luôn muốn cố gắng hoàn thành một cách triệt để công việc được giao.
Eric Barker, tác giả trang blog nổi tiếng Barking Up The Wrong Tree chia sẻ để bạn không bao giờ trì hoãn nữa.
- Có kế hoạch cụ thể. Hãy chi tiết ngày giờ cụ thể bạn phải thực hiện việc gì đó sẽ khiến bạn phải tuân theo. Hoặc viết ra những bước cần thiết để hoàn thành công việc đó.
- Chia nhỏ công việc theo từng khung thời gian ngắn. Chẳng hạn bạn cố gắng tập trung làm một bài tập trong vòng 5 phút. Tiếp đó, nghỉ ngơi và lặp lại chu kỳ đó nhiều lần. Mỗi lần như vậy đều tập trung hết mức có thể. Sau đó, bạn có thể tăng dần khung thời gian cho từng phần việc lên.
- Tự thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành một công việc khó khăn sẽ là động lực lớn.
- Sử dụng công cụ cam kết trước. Công cụ này nghe có vẻ lạ nhưng hầu như ai trong chúng ta cũng từng dùng đến vài lần trong đời. Chẳng hạn bạn thường có khuynh hướng sử dụng tiền măt mua sắm quá nhiều. Do đó, bạn bỏ hết tiền mặt vào thẻ để cam kết trước với bản thân không vung tay quá trán nữa. Hoặc bạn cam kết trước sẽ không xem TV khi chưa làm xong assignment. Và bạn nhờ bạn cùng nhà giấu điều khiển TV đi để bạn không bị cám dỗ và trì hoãn.
- Nói với bản thân rằng việc bạn đang làm hoàn toàn do bạn lựa chọn làm sẽ thúc đẩy bạn thực hiện nó nhiều hơn chứ không phải bạn bị buộc phải làm.
- Rèn luyện ý chí, từ bỏ những thói quen xấu để có thể làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra
- Tha thứ cho bản thân nếu bạn có... lỡ trì hoãn. Miễn là bạn đừng trì hoãn mãi mà hãy bắt tay vào thực hiện ngay thôi.
Ngoài ra, nếu bạn dùng smartphone, đừng quên cài đặt 2 ứng dụng hữu ích Evernote và Google Keep. Đây là 2 ứng dụng tuyệt vời trong việc ghi chú, đặc biệt hữu dụng trong việc lập danh sách công việc tạm thời.
“Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Hãy tận dụng tối đa quỹ thời gian của bản thân trong ngày để hoàn thành những công việc đã lên kế hoạch.
Đừng bắt đầu với cái khó nhất, hãy bắt tay với việc dễ trước. Nếu bạn có thể bắt đầu với bất kỳ phần nào của một dự án thì sau đó những phần còn lại sẽ có xu hướng đi theo sau. Một khi bạn đã thực hiện sự khởi đầu, dù là chỉ là một phần nhỏ, thì sẽ giúp bạn có thêm động lực làm đến cùng.
Source: Pixabay
Điểm tin du học
Với các bạn chuyên ngành Tài chính, Kế Toán, “Financial Planning" có nghĩa là "Lập kế hoạch tài chính" nằm trong số những ngành nghề đầy hứa hẹn và triển vọng tại Úc.
Seed Training Group ở thành phố Melbourne sẽ tổ chức buổi hội thảo miễn phí nhằm cung cấp thông tin cơ bản cho các bạn quan tâm đến ngành này như :
- Lập kế hoạch tài chính là gì?
- Các yêu cầu để trở thành một "Financial Planner" như thế nào?
- Tại sao bạn nên chọn "Financial Planning" cho ngành nghề tương lại?
Thời gian: 18h (2/11 hoặc 21/11) | Địa điểm: Seed Training Group Level 10, 356 Collins Street, Melbourne 3000
Đăng ký tham dự:
Mỗi tuần 1 điều không thể bỏ lỡ ở Úc
Có một sự kiện mà du học sinh ở Melbourne thường nghe nhắc đến: đó là Melbourne Cup – Giải đua ngựa diễn ra vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11. Năm nay, Melbourne Cup diễn ra ngày 04/11.
Ngày Melbourne Cup là một hình ảnh tiêu biểu nhất của người Úc và văn hoá Úc. Ngày ấy, tất cả các công sở và trường học đều đóng cửa để mọi người có thể thảnh thơi theo dõi các cuộc đua ngựa.
Hàng trăm ngàn người đổ xô đến các trường đua trong khi những gia đình khác sẽ khác dán mắt lên màn ảnh ti vi để theo dõi các cuộc thi đua ngựa.
Trang phục của những người đến xem đua ngựa không phải là những bộ quần áo thoải mái như áo thun và quần soọc mà ngược lại người dân đến trường đua với quần áo sang trọng: nam thì áo vét và cà vạt, còn nữ thì áo đầm với những chiếc nón lộng lẫy đắt tiền.
Ngựa thì đua về tốc độ, còn người, chủ yếu là phái nữ, thì tranh nhau các giải về trang phục. Melbourne Cup không chỉ là ngày hội thể thao mà còn là một ngày hội mang ý nghĩa văn hoá.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại