Du học ở Úc (161) Luật sư ‘tự xưng’ lừa đảo du học sinh

SBS

File photo Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ở Úc, khi phải làm thủ tục về visa hay định cư, không ít người tìm đến các luật sư hoặc đại diện di trú để được tư vấn và hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu không chọn đúng địa chỉ tin cậy, bạn có thể phải tiền mất tật mang.


Với kiến thức chuyên môn và uy tín, những luật sư hoặc đại diện di trú đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và Bộ Di Trú Úc. Họ giúp giải đáp những thắc mắc và đại diện cho khách hàng tiến hành thủ tục giấy tờ và các công việc trực tiếp với Bộ Di Trú Úc.

Trong quá trình hồ sơ được xét duyệt, agent hoặc luật sư có trách nhiệm thông báo với khách để bổ sung và nộp hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Di Trú. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, họ cũng sẽ đứng ra đại diện trình bày hoặc tư vấn cho khách hàng hướng giải quyết phù hợp.

Tuy nhiên, có một số người lợi dụng lòng tin của khách hàng để giả danh những agent hay luật sư. Họ dùng lời lẽ ngon ngọt hứa hẹn hỗ trợ khách hàng nhưng sau khi đã nhận hồ sơ và tiền phí thì bắt đầu lộ diện là những kẻ lừa đảo.

Những chiêu trò đó khiến nhiều nạn nhân rơi vào bẫy dẫn đến tiền mất mà hồ sơ thì dang dở. Tồi tệ hơn, một số bạn còn bị từ chối hồ sơ hoặc trục xuất về nước do không thực hiện đúng yêu cầu của Bộ Di Trú.

Câu chuyện người trong cuộc

K. chia sẻ chuyện của chị gái mình đã bị một luật sư tên D. ở NSW lợi dụng sự tin tưởng của họ để nhận tiền và làm việc vô trách nhiệm. Theo bạn K., chị của bạn ấy nhờ luật sư này đại diện để làm thủ tục định cư với chi phí $3,500. Tuy nhiên, kết quả hồ sơ của chị bạn vừa bị Bộ Di Trú từ chối vì không nộp hồ sơ và bổ sung bằng chứng.

Một bạn khác tên N. sống ở NSW cũng là nạn nhân của vị luật sư này. Trong vòng 4 năm xét duyệt hồ sơ, N. đã đóng cho luật sư này hơn $3,500 nhưng kết quả… vẫn dậm chân tại chỗ.

“Bộ Di Trú rằng hồ sơ mình không qua luật sư hay đại diện di trú nào cả mà do mình đương đơn. Mình phát hiện ông luật sư đó đã tự ý rút hồ sơ của mình và nộp lại dưới tên của mình mà không hề cho mình hay biết. Sau đó, mình hỏi thêm nhiều nạn nhân thì mới biết ổng không phải Luật Sư như tự xưng, mà là đưa hồ sơ của mình cho Luật Sư khác nộp dùm.

“Sau khi biết chuyện, mình đã liên lạc và đòi lại số tiền dịch vụ đã giao cho ông ấy. Nhưng ông ta chỉ trả mình được $500 thôi.” (N. ở NSW)

Lý do chung mà các bạn tìm đến trung gian qua những luật sư hay agent là vì các bạn không nắm rõ luật. Và các luật sư giả danh hay agent tắc trách nắm lấy điểm yếu này để buông những lời đường mật thuyết phục khách hàng. Một số khác còn đánh vào tâm lý chưa tự tin về tiếng Anh và cả tin của các bạn nhằm mục đích lừa đảo.

Nói một cách công bằng, nếu bạn không hiểu rõ về luật và muốn tiết kiệm thời gian, agent hay luật sư là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý.

Nhưng trước tiên, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ về lý lịch của agent hay luật sư đó, hoặc tham khảo từ nhiều khách hàng khác để có cái nhìn khách quan và đa chiều hơn cho quyết định của mình.

Đừng bỏ qua bước kiềm chứng thông tin

Các giấy tờ liên quan đến Bộ Di Trú đều là những thủ tục phức tạp và quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tính trung thực hồ sơ của bạn về lâu dài. Vì thế, khi quyết định làm việc qua đại diện, đừng ngại dành thêm chút thời gian tìm hiểu thật kỹ thông tin về họ và trang bị cho bản thân những thông tin căn bản để bảo vệ mình không tiền mất tật mang.

Anh Leo Vương, tại công ty tư vấn định cư S&W cho SBS biết 3 cách giúp các bạn tránh bị lừa bởi các luật sư hay chuyên viên ‘dỏm’:

1- Tham khảo từ khách hàng cũ và hiện tại của họ. Bạn có thể hỏi qua bạn bè hoặc kiểm tra trực tiếp trên Fanpage của agent (nếu có).

2- Có những trang tìm kiếm chính thức được xác nhận của Bộ Di Trú giúp xác thực những agent có đăng bạ với chính phủ và đủ tư cách hành nghề:

-Kiểm tra agent về mảng giáo dục:

Ví dụ khi search một agent có đủ bằng cấp và được phép hàng nghề hay không, bạn tìm từ khóa tên agent đó “Vuong”, kết quả sẽ cho ra:

DUONG VUONG | S&W Consulting Group – Melbourne | | Qualification: #QEAC F285 - 2010-08-17

-Kiểm tra agent về mảng định cư:

Ví dụ khi tìm kiếm thử một agent họ ‘Lam’ tên ‘Andie’ ở ‘NSW’, kết quả sẽ cho ra:

Given Name: Andie Minh | Family Name: Lam | Business: ANDIE LAM LAWYERS | Suburb: BANKSTOWN | State: NSW | Country: Australia

-Kiểm tra luật sư/ văn phòng luật được phép hành nghề ở New South Wales:

-Kiểm tra luật sư được phép hành nghề ở Victoria:

3- Trang bị những thông tin về luật trên trang web của chính phủ Úc tại

Điểm tin du học

Một du học sinh ở West Melbourne chia sẻ trong group Hội Sinh Viên tại Melbourne câu chuyện cảnh giác khi mua bán hàng hóa trao tay với người lạ. Bạn này đã cảm thấy bất an khi hai người lạ đến mua hàng có những hành vi bất thường.

Khi gặp gỡ để trao đổi mua bán hàng hóa với người lạ, chúng ta cần ghi nhớ những điều sau:

  • Hẹn gặp mặt vào ban ngày.
  • Hẹn ở nơi công cộng (trung tâm mua sắm, hoặc khu vực có nhiều người qua lại).
  • Không nên đi đến chỗ hẹn 1 mình, hãy đi cùng bạn hoặc người tin tưởng.
  • Nếu hẹn người lạ đến nhà, hãy nhờ bạn bè, người quen có mặt cùng bạn vào lúc đó.
  • Khi nghi ngờ có dấu hiệu bất thường, hãy ngưng giao dịch hay gặp mặt người đó ngay hoặc báo cho cảnh sát để được hỗ trợ.

Mỗi tuần 1 điều không thể bỏ qua ở Úc

diễn ra vào thứ Sáu của tuần đầu tiên và tuần thứ 3 hàng tháng bắt đầu từ 6/10 đến hết tháng 3 tại bãi biển Long Beach, Sandy Bay.

Hội chợ này sẽ mang đến cho các bạn những sản phẩm đa dạng từ các món ngon đặc trưng đến các tác phẩm nghệ thuật địa phương, thời trang, trang trí, nội thất, thủ công.

Hội chợ hứa hẹn mang lại cho khách tham quan những trải nghiệm thú vị qua những câu chuyện đặc biệt ở mỗi gian hàng.

Điều đặc biệt các bạn nào có cún cưng thì có thể dắt chú cún yêu của mình theo và thưởng thức những phần trình diễn văn nghệ đặc sắc từ các tài năng tại đây. Hội chợ tiếp theo diễn ra vào 20/10 lúc 4h30pm- 9pm tại Long Beach, Sandy Bay.


Share