Đồng Giao Chương đã mất tích hồi thứ tư tuần qua sau khi một cuốn băng video cho thấy cô nầy đã ném mực vào một bích chương của nhà lãnh tụ Trung quốc đã được lan truyền rộng rãi.
Nay các công dân mạng đã khởi sự cuộc phản đối trên mạng cuả cô Đồng và đòi hỏi chính phủ Trung quốc có câu trả lời.
Trang mạng Việt Nam so sánh trường hợp của cô nầy với Nguyễn Ngoc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm và gọi cô nầy là ‘Mẹ Nấm Trung quốc “.
Hàng chục hình ảnh của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội bị bôi nhọ mực đen để phản đối sự biến mất của cư dân Thượng Hải là cô Đổng Diêu Thanh.
Cô nầy 29 tuổi đã không được nhìn thấy, kể từ khi phát trực tiếp video này trên trang twitter hồi tuần trước:
“Đằng sau tôi là một bich chương có hình của Tập cận Bình, tôi muốn nói công khai rằng tôi chống đối hành động bạo ngược của chế độ độc tài Tập cận Bình và sự đàn áp qua việc kiểm soát trí tuệ người dân của đảng Cộng sản Trung quốc”.
Sau khi bôi bẩn một bích chương của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cô tiếp tục gọi ông ta là một tên bạo chúa và lên án Đảng Cộng sản.
Nghệ sĩ Hoa Vinh đã xem trực tuyến và tweet lên mối quan tâm của mình, về sự an toàn của cô ấy.
Có văn phòng hiện nay làm việc tại tỉnh Vân Nam phía nam của Trung Quốc, người nghệ sĩ nầy đã bị bắt vì đã chỉ trích chính phủ năm ngoái và bà đã bị trục xuất khỏi Bắc Kinh.
“Cô ta chắc chắn là bị mất tích, đó là phản ứng đầu tiên cuả tôi khi thấy trang mạng của cô. Lời nói sau cùng trên trang Tweet cuả cô là ‘Tôi không sợ, tôi chẳng làm điều gì sai”.
Trước khi bị mất tích, cô đã tweet lên hình ảnh của 3 người đàn ông bên ngoài ngô nhà của cô và bà Hoa Vinh đã mô tả lại hình ảnh đó.
“Từ lời nhắn trên trang tweet của cô, quí vị có thể nhìn qua một các lỗ nhỏ để thất một công an mặc thường phục và 2 cảnh sát mặc sắc phục trước cửa nhà cô. Một giờ sau, không ai có thể liên lạc với cô qua điện thoại hay tweeter cả”.
Kể từ khi chủ tịch Tập cận Bình. lên nắm quyền vào năm 2012, đảng Cộng sản Trung quốc cho thấy ít có sự khoan thứ đối với những người bất đồng chính kiến.
Năm nay nhiệm kỳ của ông đã không còn giới hạn và tư tưởng của ông được trân trọng ghi vào Hiến Pháp.
Trên đường phố Bắc kinh, rõ ràng là vị thế của ông như một Hoàng đế khiến khó ai dám thách thức quyền lực.
“Ông ta là nhà lãnh đạo của đất nước”.
“Ông ta là cha già của tất cả chúng ta, đó là ý nghĩ của tôi, vậy thôi”.
Các nhóm tranh đấu cho nhân quyền nói rằng những ai dám thách thức với chế độ sẽ đối diện việc giam giữ vô thời hạn và có thể bị truy tố với tội lật đổ chính quyền, có thể bị tù chung thân.
"Họ thường dùng đủ phương tiện để dẹp bỏ quyền tự do phát biểu ý kiến trong những trường hợp như vậy”, Patrick Poon.
Ông Patrick Poon là đại diện cho Ân xá quốc tế tại văn phòng ở Hong Kong.
“Đối với chính phủ Trung quốc, họ không muốn thấy dân chúng chỉ trích lãnh tụ theo cách thức như vậ"y.
"Họ thường dùng đủ phương tiện để dẹp bỏ quyền tự do phát biểu ý kiến trong những trường hợp như vậy”, Patrick Poon.
Văn phòng phụ trách an ninh của chính phủ Trung Quốc, đã bác bỏ việc hiểu biết về trường hợp của cô Đổng Diêu Thanh nói trên.
Theo các tổ chức tranh đấu nhân quyền chống Trung quốc thì việc tàn sát tín đồ Pháp Luân Công là tội ác lớn lao của chính phủ Trung quốc.
Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một môn thực hành tâm linh của Trung Quốc kết hợp các bài tập tọa thiền và khí công dựa trên một triết lý đạo đức tập trung vào các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn
Việc thực hành nhấn mạnh vào đạo đức và tâm tính, thông qua sự cư xử ngay chính trên phương diện đạo đức và thực hành thiền định, những người tập luyện Pháp Luân Công mong muốn loại bỏ các cố chấp của tâm trí, và cuối cùng đạt đến sự giác ngộ tâm linh.
Pháp Luân Công lần đầu tiên được Lý Hồng Chí giảng dạy công khai ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1992.
Nó xuất hiện vào giai đoạn cuối của thời kỳ "bùng nổ khí công" ở Trung Quốc - thời kỳ này đã chứng kiến sự tăng nhanh của những môn tập tương tự nhau với các đặc điểm là thiền định, các bài tập cử động chậm rãi và điều hòa hơi thở.
Mặc dù Pháp Luân Công ban đầu nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các giới chức Trung Quốc, nhưng vào giữa đến cuối những năm 1990, Đảng Cộng sản và các tổ chức an ninh công cộng ngày càng xem Pháp Luân Công như một mối đe dọa tiềm tàng bởi số lượng người tham gia, sự độc lập đối với nhà nước, và những bài giảng tâm linh của môn khí công này đến năm 1999, chính phủ ước tính số lượng người tập luyện Pháp Luân Công là 70 triệu người.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc và tuyên truyền trên nhiều mặt với ý đồ nhổ tận gốc môn tu luyện này.
Việc truy cập Internet vào các trang web có đề cập đến Pháp Luân Công bị ngăn chặn, và vào tháng 10 năm 1999 Pháp Luân Công bị Chính phủ Trung Quốc tuyên bố là một "tổ chức tà giáo" đe dọa sự ổn định xã hội.
Tính đến năm 2009, các tổ chức nhân quyền ước tính ít nhất có 2.000 người tập Pháp Luân Công đã chết do bị hành hạ khi bị giam giữ.
Một số nhà quan sát đưa ra con số còn cao hơn nhiều, và báo cáo rằng hàng chục ngàn người có thể đã bị giết hại để cung ứng nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc.
Được biết trường hợp của cô Đổng Diêu Thanh đã được trang mạng ở Việt Nam chia xẻ và so sánh hành động can đảm của cô nầy với cô Lê Thị Công Nhân hay Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại