Sinh viên quốc tế chật vật với học phí mùa đại dịch

墨爾本國際留學生接受食物銀行的援助。

墨爾本國際留學生接受食物銀行的援助。 Source: SBS

SBS tìm hiểu về việc học phí cho sinh viên quốc tế có được giảm hay không khi việc học chuyển sang học online.


Joanna Velasquez không bao giờ tưởng tượng có ngày cô xếp hàng nhận thực phẩm.

Và chuyện đến sau khi cô mất việc tại một cửa hàng bán lẻ, dẫu chỉ là việc làm công nhật nhưng với một sinh viên quốc tế đến từ Colombia thì không lâu sau đó cô thấy mình phải đi nhận thực phẩm để sống.

Joanna ở Úc đã được ba năm và kề từ khi đại dịch nổ ra cô vất vả để có thể kiếm đủ tiền trang trãi cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tối thiểu của mình.

"Vì tôi không có bất cứ một công viêc làm nào hiện giờ mà chi phí hàng ngày không thể nào không có rồi tiền học tiền thuê nên không có việc thật sự là gay go."

Joanna đang học về ngành hỗ trợ kỹ thuật thông tin chi phí học là $5,000 cho một học kỳ 6 tháng.

Khóa học đã được chuyển sang học online và cô đã hỏi để xin được giảm tiền học phí nhưng bị từ chối.

"Thêm vào đó khi việc học chuyển sang online mọi thứ được giảm tối thiểu nhưng tiền học thì vẫn trả như bình thường không giảm."

Những khóa học cần phải thực hành như là học làm tóc hay học vật lý trị liệu khi chuyển sang học online thì ảnh hưởng càng rõ ràng hơn.

Luật sư Nick Hanna nhận rất nhiều những yêu cầu xin được giúp đỡ.

"Một số lớn các trường đã vi phạm hợp đồng của họ và thường là vi phạm Luật Người tiêu Dùng Úc cũng như những tiêu chuẩn liên quan trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục tại Úc."

Ông cho xem một lá thư mẫu của sinh viên yêu cầu được giảm tiền học phí nhưng phần lớn là bị từ chối cho đến khi công ty luật của ông nhúng tay vào.

"Chúng tôi đã gởi thư đại diện tới những trường đó và cũng mừng là các trường đã gởi hồi đáp. Điều đáng buồn là phải đợi đến luật sư nhúng tay vào thì họ mới trả lời trong khi lý ra họ nên tự động làm điều đó."

Nick Hanna nói một số cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục đã không đáp ứng những yêu cầu của sinh viên.

"Họ cung cấp dịch vụ cho con người và những người mà họ phục vụ đang đối diện với những khó khăn nằm ngoài khả năng giải quyết của họ. Các sinh viên này có quyền đòi hỏi được nhận một dịch vụ giáo dục chất lượng đúng với số tiền mà họ bỏ ra. Cũng may là có một số trường đã linh động giảm học phí cho sinh viên khi chuyển sang dạy online."

Phil Honeywood từ Hiệp hội Giáo dục quốc tế của Úc nói, trong khi không ai nghi ngờ gì việc dạy học trực tiếp thì hiệu quả tốt hơn cho cả người học và người dạy, tình hình khó khăn bắt buộc các trường tìm phương thức dạy cho phù hợp mà vấn đề tài chính cũng là một khó khăn lớn cho họ.

"Những phương tiện kỹ thuật để chuyển sang giáo dục online cần phải trả và trang bị kèm theo đội ngũ chuyên viên để bảo đảm việc học online không bị đứt đoạn là một chi phí lớn. Họ vừa phải trả tiền giáo viên dạy học vừa phải trả thêm tiền cho chuyên viên phụ trách kỷ thuật online, cộng lại chi phí không hề giảm."

Đối với các trường đại học ở Úc, học phí sinh viên nước ngoài là một phần quan trọng trong doanh thu của họ.
Giáo dục đại học thu hút 250,000 việc làm tại Úc và đây là ngành có doanh thu đứng hàng thứ ba của quốc gia lên đến hơn $38 tỷ mỗi năm chỉ sau ngành quặng mỏ và than đá.

Thế như hiện nay thì nhiều sinh viên quốc tế phải trông chờ vào những cơ sở từ thiện để có thức ăn.

Tổ chức Cộng đồng Đường Phụ - The Addison Road Community Organisation tại Sydney đã gia tăng chương trình an toàn thực phẩm của họ kèm với việc đưa ra những chương trình thực phẩm giảm giá và thực phẩm miễn phí cho những người cần.

Mới đây, Giám đốc Điều hành của tổ chức này là Rosanna Barbero nói rằng gần đây có rất nhiều sinh viên quốc tế tìm đến chương trình để nhận thức ăn.

"Chúng tôi nhìn thấy một lớp khách hàng mới những người trước đó chưa bao giờ cần đến sự hỗ trợ hay giúp đỡ nếu không muốn nói là ngược lại. Thế nhưng hiện nay chúng tôi đang có khách hàng là một lớp các sinh viên quốc tế, những người tới đây học hành và làm việc để xây dựng quốc gia chúng ta và làm ra của cải, họ lâm vào tình trạng khó khăn khi đại dịch xảy ra và họ buộc phải xếp hàng nhận thực phẩm."

Cô nói giúp đỡ họ là việc cần làm.

"Tôi muốn mọi người nhớ rằng có rât nhiều sinh viên đang làm những công việc lau chùi vệ sinh trong bệnh viện, chăm sóc người già trong các viện dưỡng lão hay nuôi dạy trẻ, vì vậy chúng ta cần cư xử với nhau một cách tôn trọng và nhân ái."

And you can keep up to date on the coronavirus in your language at sbs.com.au/coronavirus

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share