Tiếng rít của những lốp xe, âm thanh vỡ loảng xoảng của kính và kim loại thật đáng sợ - đó là những gì mà anh Juma Abdallah - một người di cư gốc Phi nhớ về tai nạn gần đây của mình ngay một nút giao thông đông đúc tại Sydney.
Anh cho hay vụ va chạm ngoài ý muốn này thực sự là một cú sốc và nó khiến anh mất một khoảng thời gian để lấy lại bình tĩnh.
May mắn là không ai bị thương và cả hai tài xế đều dừng xe ở vệ đường.
“Xe của tôi và cả xe anh ta đều không thể di chuyển. Chúng tôi trao đổi thông tin cá nhân cho nhau. Mọi người đã phải gọi sự trợ giúp. Ý chúng tôi đang nói về việc giúp kéo xe đi.”
Đây chính xác là những gì nên làm sau mọi tai nạn đường bộ - dù lớn hay nhỏ - theo lời Chánh Thanh Tra Phillip Brooks, lực lượng Cảnh sát xa lộ NSW.
Cũng theo ông Phillip Brooks, ngoài việc trao đổi thông tin cá nhân với những tài xế còn lại trong vụ va chạm, có những bước quan trọng khác cần thực hiện sau tai nạn, nhất là trong một vụ tai nạn nghiêm trọng.
Ông cho rằng điều cần thiết là phải kiểm tra tình trạng sức khỏe của tất cả tài xế và hành khách, thực hiện một số động tác sơ cứu hoặc gọi ngay cấp cứu nếu cần thiết.
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nó sẽ giúp việc sắp xếp hồ sơ về chấn thương hoặc quyền đòi bồi thường bảo hiểm sau này, đó là nếu có ai có thể làm nhân chứng về vụ tai nạn, quý vị cần nhận diện người này và lưu lại thông tin liên lạc của họ.
Tuy vậy, không phải mọi vụ va chạm đều xảy ra vào ban ngày, công khai hoặc có liên quan trực tiếp tới những tài xế khác.Dù thế, luật đường bộ vẫn sẽ áp dụng cho các trường hợp trên.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại