David Finley đã kết liễu mạng sống của mình vào năm 2019, sau binh nghiệp 20 năm trong Không Lực Hoàng gia Úc.
Ông bị chứng rối loạn trầm cảm hậu chấn thương và là một trong số hơn 500 cựu chiến binh tự tử, kể từ năm 2001.
Người mẹ là bà Julia Ann-Finley cho biết bà luôn hãnh diện về đứa con trai cuả mình.
“Tôi rất hãnh diện về về con trai tôi trong cuộc sống, tôi vẫn tự hào về nó dù không còn nữa".
'Con tôi quả là một người đàn ông tuyệt diệu, khi phục vụ trong quân ngũ đến 20 năm, với các huy chương dũng cảm".
'Tôi hứa hẹn với các bạn của David rằng, tôi sẽ không kể về câu chuyện của David nữa, cho đến khi chúng ta có được sự an bình và phúc lợi cho các cựu chiến binh”, Julia Ann-Finley.
Việc nầy diễn ra khi Thủ Tướng Scott Morrison xác nhận, Liên Đảng sẽ không chống lại một nghị quyết kêu gọi, mở cuộc điều tra Hoàng gia về các vụ tự vẫn của cựu chiến binh Úc.
Hồi tuần qua, nghị quyết đã được thông qua tại Thượng Viện và ông Morrison cho biết, ông không ngăn cản việc nầy.
Tuy nhiên ông vẫn cho rằng, nên có một cách thức khác hơn.
“Chúng tôi sẽ không chống lại dự luật đó và luôn nghĩ rằng, chúng ta cần những gì tốt hơn là một Ủy ban Hoàng gia Điều tra".
"Những gì chúng ta cần là một sự sắp xếp thường trực và đó là nội dung mà chúng tôi sẽ đề ra tại Quốc Hội”,Scott Morrison .
Còn thượng nghị sĩ Matt Canavan cho biết, nay là lúc điều tra, thế nhưng lại không thấy Ủy ban Hoàng gia Điều tra là một viên thuốc trị bá bệnh.
“Tôi nghĩ nay là đúng lúc, tôi thường có quan điểm là tôi quan ngại về Ủy ban Hoàng gia Điều tra, vốn được xem là một phương thuốc để chữa lành các bệnh, trong khi thường khi cuối cùng giúp đỡ cho các luật sư chứ không nhất thiết đối phó với các vấn đề nguyên thủy".
'Thế nhưng lời kêu gọi một Ủy ban Hoàng gia đã tồn tại từ lâu và đủ nhân số để thực hiện chuyện nầy".
"Nay là lúc chúng ta phải hành động và lắng nghe các cựu chiến binh của chúng ta".
'Họ là những người đã hy sinh rất nhiều để bảo vệ đất nước chúng ta, cuối cùng chúng ta cần lắng nghe họ”, Matt Canavan .
Dân biểu thuộc Liên Đảng và là một cựu quân nhân, ông Phil Thompson xin lỗi đến mọi bà mẹ đã phải chôn cất con trai của mình.
"Tôi rất tiếc về những gì mà quí vị đã trải qua, đó là việc mất mát một đứa con".
"Tôi xin lỗi mọi bà mẹ, đã phải chôn cất con cái mình".
"Mọi chuyện tôi có thể nói, là tôi xin lỗi”, Phil Thompson.
'Đó là chuyện sẽ rất khó khăn, thế nhưng nó cần phải được thực hiện”, Julia Ann-Finley.
Còn thượng nghị sĩ độc lập Jacqui Lambie, đảng Xanh và đảng Lao Động đối lập, cũng đẩy mạnh việc thành lập Ủy ban Hoàng gia.
Lãnh tụ Lao Động đối lập, Anthony Albanese cho biết các con số thống kê quả là một thảm kịch.
“Đây là một thảm kịch quốc gia, có nhiều cựu chiến binh đã tự tử, hơn là tổn thất trên chiến trường Iraq và A Phú Hãn”, Anthony Albanese.
Ông cho biết, chính phủ cần chăm sóc cho các cựu chiến binh, cả trong thời gian phục vụ lẫn sau khi giải ngũ.
“Chúng ta nên hãnh diện về các quân nhân nam nữ phục vụ dưới cờ nước Úc, cũng nên chắc chắn rằng chúng ta chăm sóc cho họ, cả về những quyền lợi trong khi họ phục vụ cho đất nước, thế nhưng quan trọng là sau đó nữa”, Anthony Albanese.
Nghị quyết ghi nhận các cựu quân nhân trong quân đội Úc có mức tự tử thấp hơn phân nửa so với cộng đồng rộng lớn trong lúc còn phục vụ trong quân ngũ, thế nhưng gần gấp đôi mức độ của cộng đồng một khi họ giải ngũ.
Nghị quyết kêu gọi chính phủ Morrison thiết lập một Ủy ban Hoàng gia điều tra về mức độ tự vẫn, trong số các quân nhân hiện dịch cũng như các cựu quân nhân.
Được biết Liên Đảng sẽ thua phiếu, nếu chống lại nghị quyết nầy.
Cho đến nay nghị quyết đề ra trước Hạ Viện chỉ có tính cách biểu tượng, hơn là một dự luật để thành lập một ủy ban Hoàng gia.
Được biết chính phủ liên bang đã đề ra luật lệ nên có một ủy viên toàn quốc về việc ngăn ngừa cựu chiến binh tự tử, thế nhưng theo chính phủ việc thành lập một ủy ban hoàng gia, chỉ là một phần trong giải pháp mà thôi.
Một sĩ quan chỉ huy thuộc lực lượng Đặc biệt Úc về hưu là ông Heston Russel, đã giải ngũ hồi năm 2019.
Sau nhiều chiến dịch bao gồm A Phú Hãn, Đông Timor và Iraq, ông cho biết đã rất khó khăn để trở lại cuộc sống bình thường và năm rồi, đã nghĩ đến chuyện tự tử.
“Đây là một cơ hội hiếm hoi, khi chúng ta có thể mang lại hy vọng cho mọi người".
"Đó là niềm hy vọng mà mọi người được chăm sóc đầy đủ, cũng như chính phủ đã cung cấp các hỗ trợ, thế nhưng chính phủ cần phải trở lại và nhận trách nhiệm, khi hệ thống bị thất bại".
"Đó cũng là hy vọng khi chúng ta vạch một giới hạn, theo đó chúng ta có thể thành lập và thực hiện các tiến bộ”, Heston Russel.
Trở lại với bà Finley, bà cho biết chính phủ cuối cùng đã lắng nghe và việc theo dõi các câu chuyện sẽ rất khó khăn.
“Tôi thậm chí không thể kể hết câu chuyện của con trai mình, vì nó khiến tôi suy sụp".
'Đó là chuyện sẽ rất khó khăn, thế nhưng nó cần phải được thực hiện”, Julia Ann-Finley.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại