Có qua có lại.. Thỏa thuận người tị nạn Úc-Mỹ

 Immigration Minister Peter Dutton in parliament

Immigration Minister Peter Dutton in parliament Source: AAP

Chính phủ liên bang có vẻ đã thay đổi lập trường của mình trong thỏa thuận người tị nạn với Hoa Kỳ.


Chính quyền Trump đã đồng ý tiếp tục bản thỏa thuận giữa cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Malcolm Turnbull về việc Mỹ sẽ nhận người tị nạn từ Nauru và Manus vào Mỹ.

Thế nhưng đổi lại thì có nhiều thứ như trong bài tường thuật dưới đâuy cho thấy có vẽ như Úc cũng sẽ nhận vào những người tị nạn Trung Mỹ đang tìm cách nhập vào Hoa Kỳ.

Chính phủ liên bang trước đây đã phủ nhận việc trao đổi người tị nạn qua bản thỏa thuận về vấn đề này giữa hai nước.

Tuy nhiên, Tổng trưởng Di trú Peter Dutton hé lộ ra trong cuộc trả lời với Sky News rằng Úc sẽ không nhận người tị nạn từ Trung Mỹ trừ khi Hoa Kỳ giữ lời hứa của mình.

(Dutton :) "Chúng tôi sẽ không nhận bất cứ ai cho đến khi chúng tôi đã có sự đảm bảo rằng người tị nạn ở Nauru và Manus được rời đi ..."
(PV :) "Ồ, vậy, đó có phải là bánh ít đi bánh quy lại, hay là có qua có lại cho toại lòng nhau?
(Dutton :) "Thật ra chúng tôi muốn có một kết quả liên quan đến Nauru và Manus. Đó là điều quan trọng nhất. Nhiệm vụ của tôi là theo đuổi thỏa thuận của chúng ta, và Hoa kỳ cũng có cái của họ để mà đàm phán."

Và khi ông Dutton đã lập lại một lần nữa để làm rõ ý ông muốn nói

"Một trong những bài học mà chúng tôi đã học được từ những thảo thuận cũ - như thỏa thuận Malaysia mà Julia Gillard đã ký chẳng hạn, trong đó chúng ta nhận vào tất cả những người đến từ Malaysia mà không có một ai từ Úc đi ra hết. Như thế vậy, chúng ta.sẽ bị thiệt thòi từ hậu quả của các thỏa thuận ngớ ngẩn đó".

Phát ngôn viên quốc phòng bên phía đối lập Richard Marles nói với Sky rằng đó chỉ là một ví dụ nữa về sự thiếu minh bạch của Chính phủ.

"Ông ấy đã nói rõ ràng rằng điều đó có nhiều khả năng, việc đưa người từ Costa Rica là tùy thuộc vào việc Mỹ nhận những từ Manus và Nauru.
Và như vậy, quá rõ ràng, đây là một hợp đồng trao đổi Hòn đá ném qua hòn chì trao lại, một đổi một. Đó là những gì đã xảy ra vào năm ngoái. Đó là bằng chứngrõ ràng cho thấy những gì đã xảy ra.
Và chưa hết, chúng ta có một chính phủ mà cứ liên tục phủ nhận chuyện như vậy từ ngày đầu tiên của việc này. "

Tuy vậy thì có vẻ như có sự bất đồng trong liên Đảng về thỏa thuận. Ngoại trưởng Julie Bishop, có cuộc gặp gỡ với các quan chức trong chính quyền Trump ở Washington, đã phủ nhận việc trao đổi người này.

"Đó không phải là cách tôi có thể đánh giá phân loại. Úc là một quốc gia rất hào phóng khi nói đến tái định cư cho những người chứng minh được tình trạng tị nạn của họ từ khắp nơi trên thế giới, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy.
Chúng tôi đang tìm cách để tái định cư cho một số người đến bằng đường buôn người đang ởi Nauru chẳng hạn vậy, với Hoa Kỳ, nhưng chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nhận những người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới như chúng ta đã luôn luôn làm. "

Tổng trưởng Di trú Peter Dutton nói với Sky News rằng những người tị nạn từ Costa Rica sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

"Một số ví dụ mà tôi đã được cho biết là những người Kitô hữu đang chạy trốn khỏi một phần của khu vực đang cố gắng để thoát khỏi bạo lực của các băng đảng, và vì vậy chúng tôi sẽ xem xét những trường hợp cụ thể.
Nếu chúng tôi xác định rằng họ đang tị nạn, sau đó chúng tôi có thể nhận họ. Nếu chúng tôi nghĩ rằng họ không phải, thì một lần nữa, đó là chủ quyền lãnh thổ của chúng ta trên hết.
Và dù thế nào thì tôi sẽ không nhận những người mà tôi nghĩ rằng sẽ tạo ra một mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia của chúng ta hoặc sẽ làm thiệt hại cho cộng đồng của chúng ta. "

Trong khi ông tin rằng những cuộc chuyển dịch đầu tiên từ Manus và Nauru sẽ được tiến hành trong một vài tháng, thì Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét quá trình này một cách nghiêm túc.

"Chúng tôi quyết định ai sẽ đến đất nước chúng ta, và chúng tôi đang rất nghiêm túc về điều đó, bởi vì Hoa Kỳ cũng muốn phát huy chủ quyền như chúng ta vậy nhau. Vì vậy, chúng tôi sẽ xem xét từng trường hợp cá nhân.
Phái Hoa kỳ sẽ đưa quyết định cuối sẽ nhận ai, tuy vậy thì mọi chuyện đang diễn ra rất tốt và chúng tôi đã có một mối quan hệ rất tốt với những người trong Ủy ban An ninh quốc gia và tôi tin chúng ta có thể đưa người rời khỏi Manus và Nauru càng nhanh càng tốt. "

Julie Bishop đã tiết lộ chút về vấn đề này, qua cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Bà nói rằng đề nghị của Úc để tái định cư dân Costa Rica chưa được thảo luận, và bà vẫn kín tiếng về một thời gian chuyển người đi.

" Vấn đề đang được xử lý ở cấp quan chức, và thỏa thuận này vẫn đang tiến triển. "




 


Share