Vào sáng ngày 16.06.2016, tại Đài Loan, các Dân biểu Đài Loan, cùng với 4 NGO tổ chức họp báo liên quan đến vụ cá biển chết dầy đặc ở các tỉnh Miền Trung vào tháng 4.2016, do công ty Formosa xả thải độc tốc ra biển, làm ô nhiễm môi trường.
Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Hùng kể lại cho Tuyết Lê nghe về cuộc họp.
LM Nguyễn Văn Hùng: Thưa chị và thưa quý thính giả nội dung chính của buổi họp vào 16/6 là yêu cầu trước hết chính phủ Đài Loan có trách nhiệm giúp cho cuộc điều tra mà Formosa đã làm với môi trường biển.
Trong khoảng thời gian đó có lẽ chị và quý thính giả được biết công ty Formosa Hưng Nguyên Hà Tĩnh chưa có công khai xin lỗi người dân Việt Nam về việc làm ô nhiễm môi trường biển của bốn tỉnh miền Trung. Vì vậy buổi họp báo đó yêu cầu chính phủ Đài Loan lên tiếng công khai trước dư luận Đài Loan về cái thảm trạng đó và làm hàng 100 ngàn tấn cá chết cùng làm khốn khổ đời sống của người dân Việt Nam.
Kế tiếp là điều tra thảm họa môi trường và tìm cho ra những nguyên nhân đã gây ra thảm họa đó và trong buổi họp báo đó chúng tôi cũng đưa ra một số những dữ kiện về công ty PhFormosa ở Đài Loan trong quá khứ đã có những cái việc làm tắc trách ảnh hưởng đến môi trường môi sinh của Đài Loan và từ đó chúng tôi có nghi ngờ là có thể công ty Formosa ở Việt Nam đã có những hành vi mờ ám.
Tuyết Lê: Chúng tôi được biết linh mục đặc biệt có yêu cầu là công ty Formosa phải giải trình thật chi tiết về cách xử lý vài 100 tấnhóa chất mà họ đã mang vào Việt Nam trong đó có nhiều hóa chất độc hại. Linh mục đòi hỏi là họ phải giải trình là họ đã làm gì đối với lượng hóa chất này trong quá trình rửa các ống thải. Thì không hiểu rằng cái yêu cầu đó cho đến giờ phút này đã được Formosa làm sáng tỏ hay chưa?
LM Nguyễn Văn Hùng: Thưa chị và thưa thính giả là cho đến giờ phút này đó công ty Formosa vẫn chưa có giải trình rõ ràng về những chất hóa học nào họ đã sử dụng và đã gây nên cái thảm trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam và như chị và thính giả biết đó là ngày 30/6 họ đã công khai nhận cái lỗi là đã gây ra cái thảm trạng đó nhưng mà từ đó cho đến giờ phút này qua một số cuộc họp báo ở Đài Loan rồi qua các cuộc biểu tình của người Việt và tổ chức phi chính phủ ở Đài Loan cũng như những cuộc biểu tình rầm rộ ở Việt Nam thì công ty Formosa vẫn chưa có công khai giải trình cái kết quả về các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường Việt Nam.
Chúng tôi cũng có tìm hiểu chúng tôi được biết đó là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký một cái thỏa thuận với công ty Formosa là ở cái kết quả khám nghiệm nước nước biển miền Trung quanh vùng công ty Formosa thải ra gây ô nhiễm sẽ được xem như là một sự bí mật giữa công ty và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, vì vậy họ không công khai những yêu cầu của chúng tôi.
Tuyết Lê: Thưa, linh mục là Trưởng văn phòng pháp giúp đỡ pháp lý cho công nhân và cô dâu Việt ở Đài Loan. Trong thời gian vừa qua văn phòng của linh mục có tiếp nhận những người vì Formosa mà phải dạt sang Đài Loan kiếm sống hay không?
LM nguyễn Văn Hùng: Thưa chị là chúng tôi có gặp được một số người lao động đánh cá đến từ các tỉnh như Quảng Bình Hà Tĩnh và Nghệ an, họ đã đến Đài Loan làm việc nghề cá và họ đã gặp rất là nhiều khó khăn khi họ làm việc ở Đài Loan.
Chúng tôi có giúp đỡ cho những người đó chúng tôi biết đó là lý do để họ đến Đài Loan làm việc là bởi vì cái môi trường làm việc hàng ngàn năm mà tổ tiên của họ đã làm ngày nay không còn để làm nữa, không đánh bắt được nữa, và vì nhu cầu của đời sống gia đình em thành họ phải rời khỏi Việt Nam.
Thứ hai nữa là cái chi phí môi giới để họ đến Đài Loan làm việc đó thì chính họ phải tự lo chứ không phải là như những thông tin chúng ta có được là nhà nước Cộng Sản Việt Nam hỗ trợ theo như yêu cầu của chính sách, rồi nhà cầm quyền đề ra là chỉ phải đóng 1.450 đô nhưng mà những người lao động đánh cá đi từ Quảng Bình Nghệ An và Hà tĩnh phải đóng tới 4.500 đô la.
Tuyết Lê: Thưa linh mục có thể nói rõ hơn về nguồn tin Formosa ở Đài Loan không dính líu gì đến công ty Formosa ở Hà Tĩnh?
LM Nguyễn Văn Hùng: Thưa chị đây là chi tiết mà chúng tôi cung cấp cho chính phủ trong đó có sự góp sức của Hội luật sư về môi trường ở Đài Loan. Họ có tìm hiểu thì thấy đây là một sự thật có nghĩa là công ty Formosa Hưng Nguyên Hà Tĩnh là một công ty độc lập không dính dáng đến công ty Formosa ở Đài Loan.
Và cái này nó không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam mà thôi mà nó xảy ra cho các công ty cũng có tên Formosa mà là ở những quốc gia khác như Mỹ hoặc là những nơi khác.
Vì vậy sau khi tìm hiểu chúng tôi thấy được đó là nó có những giới hạn liên quan đến vấn đề luật pháp vì có cái sự độc lập như vậy đó nên việc truy cứu trách nhiệm từ công ty Formosa Đài Loan để có khả năng thưa kiện đòi bồi thường của người Việt Nam ở Đài Loan trong trường hợp như thế này dường như không thể làm đượcTuyết Lê: Nếu Formosa ở Đài Loan từ chối trách nhiệm bồi thường thì người dân bốn tỉnh miền Trung sẽ phải đi kiện ở đâu? Và theo linh mục thì việc cha Đặng hữu Nam hướng dẫn giáo dân kiện Formosa tại tòa án Kỳ Anh có đúng thủ tục pháp lý hay không?
Người Việt tại Đài Loan biểu tình hôm 10/8 ngay trước trụ sở công ty Formosa. Source: Couresy of BBC
LM Nguyễn Văn Hùng: À câu hỏi của chị nó có hai phần phần thứ nhất là có liên quan đến công ty Formosa Hưng Nguyên Hà Tĩnh và trách nhiệm của nó đối với các nạn nhân. Cái thứ hai đã là liên quan đến việc nếu thủ tục thưa kiện đó mà không được thì có còn cái hướng nào khác không?
Tôi xin được trả lời câu hỏi thứ nhất, theo tôi cũng như là một số cái chuyên gia về luật pháp và những luật sư mà tôi có thể tâm sự nói chuyện thì chương trình của linh mục Đặng hữu Nam và các giáo dân là những người trực tiếp chịu thiệt hại bởi việc gây ô nhiễm môi trường là đúng và có cái sự khác biệt là ở Việt Nam không cho phép kiện tập thể, rất là nhiều người cùng đi kiện trong cùng một vụ cho nên đó là từng người phải đi vì vậy nếu ở bên Việt Nam mà họ có luật pháp cho phép thì họ có những vụ án mà nó mang cái tính chất chung có nghĩa là có những class case.
Và tôi tin rằng là ở Việt Nam, việc làm của linh mục Đặng hữu Nam và các giáo dân là việc làm đúng thủ tục đúng trình tự pháp lý và luật pháp Việt Nam cho phép làm cái đó. Cái quan trọng ở đây là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tạo ra nhiều cái trở ngại nhiều cái khó khăn mà cái này không phải chỉ sau này linh mục Đặng hữu Nam và người dân đi thưa kiện mới xảy ra, mà nó xảy ra vào ngày 16/4 là cái ngày ông Nguyễn Phú Trọng là ông tổng bí thư của đảng đến thăm Formosa và ngay lúc đó đã có hiện tượng cá chết.
Cá đã chết nhưng mà ổng không đi đâu cả ông cứ ở trong Formosa và phát ngôn những cái từ ngữ nó không có liên quan gì đến tình trạng mà người dân Việt Nam đã và đang chịu thiệt hại vì vậy tôi nghĩ đó là cái việc mà người ta từ chối linh mục Đặng hữu Nam và người dân đi thưa kiện đó nó không nằm trong phạm trù pháp luật, mà nó là hành động đứng trên luật pháp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng người đỡ lưng cho công ty Formosa Hưng Nguyên.
Cái điều thứ hai liên quan đến cái việc mà trong trường hợp mà không thưa kiện được tại Việt Nam thì chuyện gây thiệt hại cho người dân Việt Nam sẽ đi đến đâu?
Tôi là người rất lạc quan thông thường là không chịu thua việc gây khó khăn tôi tin chắc rằng còn có nhiều cách khác mà nó cần rất nhiều sự cố gắng và nỗ lực cũng như những commitment của người Việt Nam trong và ngoài nước.
Để tìm ra những phương thức qua đó từ đó cho mình một số những cơ hội những một số những hy vọng để mình có thể làm được một số điều mà đòi cho được cái sự Công Bằng cho người dân đòi được cái sự bảo vệ môi sinh cho môi trường biển của Việt Nam và đòi công ty Formosa phải có trách trong việc công bố những chất độc hại và luôn cả cái việc mà họ đã dùng những phương pháp gì để mà tẩy rửa các chất độc hại ở trong nước biển và phải thường xuyên công bố cho người dân biết.
Đây không phải là quan hệ giữa công ty này và nhà cầm quyền mà là giữa họ với nhân dân Việt Nam Đặc biệt là dân chúng bốn tỉnh miền Trung.
Tuyểt Lê: Thưa linh mục muốn đem lại công bằng cho người dân miền Trung muốn làm sạch môi trường biển Việt Nam người Việt ở hải ngoại phải làm những gì?
LM Nguyễn Văn Hùng: Trước hết đó là hỗ trợ về tinh thần. Tôi nghĩ đây là việc mà người việt hải ngoại đã và đang làm. Thứ hai là cung ứng những nhu cầu về vật chất tạo phương tiện cho người dân Việt Nam ở trong nước có phương tiện để tiếp tục theo đuổi vụ kiện.
Thứ ba là thông tin cho người trong nước biết những sự vi phạm về luật pháp của công ty Formosa Hưng Nguyên tạo ra, cho người Việt Nam trong nước theo như tôi được biết người dân Sài Gòn ở Sài Gòn nhé trong 100 người thì chỉ có trừ sáu hay bẩy người biết chuyện này.
Mà đi vào dưới miền Nam đó thì còn ít hơn nữa mà ra ngoài miền Bắc thứ nhất là họ vừa sợ thứ hai là họ họ không có quan tâm nhiều tại vì nó không dính líu gì đến họ, cho nên đó là cái mức độ loan truyền về cái việc này rất là giới hạn.
Vì vậy người Việt Nam ở hải ngoại khi về nước đi thăm gia đình thì thông báo bằng hình ảnh nói cho con cháu trong nhà và những người chung quanh biết về thảm trạng này để cho họ biết mà đồng thời đó là nguyên nhân vì đâu gây ra sự cố này là vì do sự tắc trách là do sự tham nhũng và hối lộ của các quan chức của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam với bọn gian thương trong đó đại diện là công ty Formosa và đồng thời nói cho họ biết là cố gắng tạo áp lực để đề làm cho sự việc phải được sáng tỏ và minh bạch.
Tôi nghĩ đó là những việc mà người Việt hải ngoại có thể làm được.
À còn cái thứ tư là các chuyên gia Việt ở nước ngoài học chuyên ngành về môi trường, về môi sinh về luật pháp, cùng làm việc với nhau và cùng các chuyên gia trong nước tìm ra những biện pháp để làm áp lực bắt buộc công ty Formosa và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải minh bạch và giải quyết vấn đề tận gốc rễ.
Tuyết Lê: Xin cám ơn và chúc linh mục sức khoẻ.
LM Nguyễn Văn Hùng: Cảm ơn chị và quý thính giả.