Đức Giáo Hoàng chỉ trích các nhà lãnh đạo đổ lỗi các khó khăn là do di dân

Pope Francis at St Peter's Square in the Vatican

Pope Francis at St Peter's Square in the Vatican Source: AAP

Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô đã hướng những chỉ trích đến các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia vốn đổ lỗi cho di dân về những khó khăn của họ trong bài diễn văn mới nhất Ngài gởi đến các chính phủ trên khắp thế giới.


Ngài gởi đến các chính phủ trên khắp thế giới.

Với chiều hướng chống di dân ngày càng gia tăng tại những nơi như Âu châu và Hoa kỳ, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy nhắm vào việc tôn trọng mọi người hơn là khuyến khích một bầu không khí nghi ngờ và lo sợ.

Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô lên án các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia trên khắp thế giới, mà Ngài gọi là theo đuổi chủ nghĩa bài ngoại và chính sách kỳ thị, cũng như đổ lỗi cho di dân về những khó khăn của chính họ.

Vị chủ chăn 82 tuổi đã đưa ra lời bình luận, trong một thông điệp vào ngày Thế giới Hoà bình của Thiên chúa giáo nhân ngày đầu năm mới Dương Lịch, được gởi đến các Quốc trưởng và chính phủ trên toàn thế giới.

Vào thời điểm mà vấn đề di dân trở nên một vấn nạn, đặc biệt tại Âu châu và Hoa kỳ, Đức Giáo Hoàng luôn nêu bật số phận của các di dân và người tỵ nạn.

Trong khi Ngài hờn trách Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Phó Thủ tướng theo chủ nghĩa quốc gia của Ý Matteo Salvini về vấn đề nầy, Ngài lưu ý rằng không có vị lãnh đạo đặc biệt nào trong thông điệp mới nhất của Ngài.

“Các bài diễn văn chính trị có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi điều xấu xa lên di dân và tước bỏ mọi hy vọng của người nghèo, là điều không thể chấp nhận được".

"Tốt hơn là nên có một nhu cầu nhằm tái xác nhận rằng, hoà bình dựa trên căn bản sự tôn trọng ở mỗi con người, bất chấp nguồn gốc của họ, dựa trên sự tôn trọng luật pháp và những điều tốt đẹp thông thường, tôn trọng môi trường mà chúng ta chăm sóc và cho sự thịnh vượng về các truyền thống đạo đức, vốn thừa hưởng từ các thế hệ đi trước”, Đức Giáo Hoàng Francis.

Hồi tuần qua, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi Hiệp ước Toàn cầu về Di Dân của Liên hiệp quốc.

Hiệp ước liệt kê 23 mục tiêu về việc, làm thế nào để cải thiện vấn đề quản lý di dân, bao gồm chuyện nêu cao những thuận lợi và sự linh động trong các đường lối, còn việc giam giữ di dân là biện pháp cuối cùng.

Hơn 160 quốc gia ký vào hiệp ước, thế nhưng một số nước trong đó có Hoa kỳ, Hungary, Ý và Ba Lan từ chối ký vào.

Nước Úc cũng không ký vào hiệp ước vốn không có tính cách ràng buộc pháp lý, khi Thủ tướng Scott Morrison nói rằng, hiệp ước phải thích hợp với chính sách bảo vệ biên giới của Úc và những dàn xếp về di trú.
"Một điều chắc chắn là, chính trị tốt là phải phục vụ hòa bình. Nó tôn trọng và thúc đẩy các quyền căn bản của con người, đồng thời với nghĩa vụ hổ tương, cho phép một sự ràng buộc của niềm tin cũng như lòng biết ơn lòng biết ơn được tạo ra, giữa các thế hệ hiện tại và tương lai", Đức Giáo Hoàng Francis.
Đức Giáo Hoàng cho biết, nỗi sợ hãi với di dân là điều không cần thiết.

“Quan hệ giữa con người trở nên phức tạp đặc biệt là trong thời đại của chúng ta, được đánh dấu bằng một bầu không khí nghi ngờ, do bắt nguồn từ sự lo sợ kẻ khác hay những người lạ mặt, hoặc sự lo lắng về an ninh cá nhân".

"Đáng buồn thay, điều nầy cũng thấy được ở tầm mức chính trị, qua thái độ chối bỏ dưới hình thức của chủ nghĩa quốc gia, vốn kêu gọi sự nghi ngờ về tình huynh đệ mà thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, luôn có những tham vọng lớn lao như vậy".

"Ngày nay hơn bao giờ hết, xã hội chúng ta cần những người kiến tạo hoà bình”, Đức Giáo Hoàng.

Đức Giáo Hoàng cũng lên án điều mà Ngài gọi là, những chuyện xấu xa của một số chính trị gia.

Trong số những điều tệ hại, Ngài bao gồm chuyện quản lý sai trái tài nguyên công cộng, thu lợi bất chính, bài ngoại, kỳ thị chủng tộc, thiếu quan tâm đến môi trường và khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

"Những tật xấu này làm giảm uy tín của đời sống chính trị nói chung, cũng như thẩm quyền, quyết định và hành động của những người tham gia vào nó. Những tật xấu này, làm suy yếu lý tưởng của một nền dân chủ đích thực, mang lại sự ô nhục cho cuộc sống công cộng và đe dọa sự hòa hợp xã hội

Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô đề nghị 8 điều mà Ngài gọi là ‘Những điều phúc lớn của chính trị gia’, như là một hướng dẫn về hạnh kiểm cho những người nắm giữ công quyền.

Ngài cho biết, danh sách sẽ đề ra các mục tiêu cho các chính trị gia, để họ có thể hành xữ với sự hiểu biết sâu xa về vai trò của mình, thể hiện uy tín cá nhân, làm việc vì lợi ích chung và hoàn thành các thay đổi căn bản.

"Mỗi cuộc bầu cử và tái cử lại trong mọi giai đoạn của cuộc sống công cộng, là một cơ hội để trở lại các điểm xuất phát ban đầu để truyền cảm hứng cho công lý và pháp luật".

"Một điều chắc chắn là, chính trị tốt là phải phục vụ hòa bình. Nó tôn trọng và thúc đẩy các quyền căn bản của con người, đồng thời với nghĩa vụ hổ tương, cho phép một sự ràng buộc của niềm tin cũng như lòng biết ơn lòng biết ơn được tạo ra, giữa các thế hệ hiện tại và tương lai", Đức Giáo Hoàng Francis.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share