Nuôi con ở Úc (28) Con tôi hạnh phúc và trưởng thành trong “nhóm chơi mà học” của hội phụ nữ Việt Úc

Tết trung thu 2019 do Hội phụ nữ Việt Úc tổ chức

Tết trung thu 2019 do Hội phụ nữ Việt Úc tổ chức Source: SBS Vietnamese

Các hoạt động vui chơi được tổ chức bằng tiếng Việt; nơi các bà mẹ Việt có thể chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con mà không sợ bị chê bai hay so sánh; một môi trường để ông bà gắn kết với các cháu; cùng một loạt các sinh hoạt truyền thống- đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam trên đất Úc như Tết Trung thu, rước đèn, múa lân, phá cỗ, mặc áo dài, trang trí nón lá, học và hát tiếng Việt…


Những hoạt động đậm đà bản sắc Việt

tổ chức diễn ra trong một không khí hết sức ấm cúng và thân mật với hàng trăm em thiếu nhi gốc Việt cùng gia đình.

Các em nhỏ trong trang phục áo dài truyền thống từ các nhóm chơi mà học từ Footscray, Sunshine, St. Albans, Delahey và các vùng ở miền Tây Melbourne hát vang nhiều ca khúc thiếu nhi bằng tiếng Việt trên sân khấu, trong sự reo vang và ủng hộ nhiệt tình từ cha mẹ, ông bà.

Bà Huỳnh Bích Cẩm, đại diện cho hội phụ nữ Việt Úc mở màn cho tiết mục múa lân do chính các em nhỏ trình bày: “Trong văn hóa Việt của chúng ta, bên cạnh Tết nguyên đán thì Tết trung thu là một lễ hội lớn, vô cùng quan trọng với các em thiếu nhi”.
Tết Trung thu 2019 do Hội phụ nữ Việt Úc tổ chức
Tết Trung thu 2019 do Hội phụ nữ Việt Úc tổ chức Source: AVWA
Được cùng cha mẹ, ông bà tham dự Tết trung thu, thi trang trí lồng đèn và phá cỗ tại Úc là hạnh phúc không thể nào quên với tuổi thơ.

Đây là một trong những hoạt động do do Hội phụ nữ tổ chức.

Hội Phụ Nữ Việt Úc hiện có các Nhóm Chơi Mà Học sinh hoạt ở Richmond, Collingwood, Footscray, Sunshine, St. Albans, Delahey và Springvale. Đây là một chương trình song ngữ được tài trợ bởi Bộ Dịch vụ Xã hội và các tổ chức cộng đồng.

Chương trình hướng đến việc cải thiện mối quan hệ gia đình, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề về giáo dục cho những gia đình người Việt có thu nhập thấp ở các vùng ngoại ô.

Kết nối ông bà cháu

Nhóm chơi mà học này không chỉ thu hút các bà mẹ, mà ngay cả các thế hệ ông bà cũng tìm thấy niềm vui khi mang cháu đến đây sinh hoạt. Tình cảm gia đình ba thế hệ và văn hóa Việt được gìn giữ, kết nối chặt chẽ hơn từ chính những hoạt động được “Việt hóa” trong các nhóm chơi mà học này.

Bà Ngọc Thiện đang sống tại Footscray chia sẻ bà cùng con gái và các cháu nội ngoại rất thích đến sinh hoạt trong các nhóm vườn trẻ này.

“Các play group này ngày càng trở nên phổ biến hơn. Lúc cô mới đi thì không đông như bây giờ. Các cháu của cô đi sinh hoạt về rất thích hát tiếng Việt. Tối nào mấy đứa nhỏ cũng đòi hát tiếng Việt cả tiếng mới đi ngủ.

Có nhiều hoạt động thú vị trong nhóm. Ví dụ như tiết mục kể chuyện song ngữ bằng vải. Các cô điều hợp viên kể bằng hai thứ tiếng, nên các bé học được cả hai ngôn ngữ Anh-Việt.
Tết trung thu 2019 do Hội phụ nữ Việt Úc tổ chức.
Tết trung thu 2019 do Hội phụ nữ Việt Úc tổ chức. Source: AVWA
Nếu cô có quen ông bà nào mà có cháu thì cô đều giới thiệu nhóm sinh hoạt này. Ông bà có thể dẫn cháu đến chơi cho vui, vì nhiều ông bà ở nhà cũng rất buồn chán”, bà Ngọc Thiện chia sẻ với SBS.

Chỗ dựa của các bà mẹ “dễ tổn thương”

Với những người mẹ đơn thân hoặc những mẹ Việt vừa mới qua Úc gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con cái nơi xa xứ, nhóm chơi mà học của hội phụ nữ Việt Úc cùng các cô- các chị điều hợp viên người Việt là nơi nương tựa trong những ngày tháng khó khăn nhất.

Chị Diễm Nguyễn, đang sống ở St Albans chia sẻ gia đình của chị tan vỡ khi con gái chỉ mới 6 tháng tuổi, chị đã nhận được sự đùm bọc và hỗ trợ từ các cô trong hội phụ nữ Việt Úc.
Đến ngày hôm nay khi em có thể đứng vững nuôi con một mình ở nơi xa xứ, em đã nhận được sự giúp đỡ của các cô trong hội phụ nữ. Diễm Nguyễn
“Em sinh hoạt được một năm thì gia đình em đổ vỡ. Đến ngày hôm nay khi em có thể đứng vững nuôi con một mình ở nơi xa xứ, em đã nhận được sự giúp đỡ của các cô trong hội phụ nữ.
“Nhóm chơi mà học là một môi trường để các mẹ học hỏi lẫn nhau” một cách hòa đồng, mà không lo ngại sẽ bị chê bai hay so sánh về phương pháp nuôi dạy con.
“Nhóm chơi mà học là một môi trường để các mẹ học hỏi lẫn nhau” một cách hòa đồng, mà không lo ngại sẽ bị chê bai hay so sánh về phương pháp nuôi dạy con. Source: AVWA
Các cô tìm giúp em các chương trình hỗ trợ gia đình, hướng dẫn về mặt pháp lý sau khi ly hôn. Các chị động viên, đến tận nhà an ủi em trong thời gian khó khăn nhất.

Hầu hết các mẹ đến playgroup đều là người Việt, nói và sinh hoạt bằng tiếng Việt. Do đó rất dễ dàng để tụi em giao tiếp với nhau. Các mẹ trau dồi kỹ năng về gia đình, nuôi dạy con cái, như làm sao nấu các món ăn cho con, khi con vào prep (lớp vỡ lòng) hay kinder (mẫu giáo) thì cần chuẩn bị những gì.

Em học hỏi được rất nhiều từ các mẹ đi trước nhiều kỹ năng”, chị Diễm Nguyễn kể với SBS.

Trong khi đó, chị Vinh sống tại St Albans cho biết “nhóm chơi mà học là một môi trường để các mẹ học hỏi lẫn nhau” một cách hòa đồng, mà không lo ngại sẽ bị chê bai hay so sánh về phương pháp nuôi dạy con.

Các bà mẹ Việt khi sinh hoạt trong các nhóm playgroup người Úc cảm thấy lạc lõng và khó hòa đồng vì bất đồng ngôn ngữ hay tập tục văn hóa, nay có thể tìm thấy sự đồng cảm trong các nhóm sinh hoạt của người Việt.

Chị Huệ, đang sinh hoạt tại nhóm chơi mà học ở St Albans chia sẻ con gái của chị dạn dĩ hơn nhiều: “Bé chơi và kết bạn với những trẻ khác đồng trang lứa, con học hỏi từ các bạn. Bé học cách đọc sách từ các cô. Bé thích lắm, lúc nào cũng hỏi mẹ đến ngày nào thì được đi play group”.

Gắn kết và nuôi dưỡng văn hóa Việt tại Úc

Kỹ năng đọc và nói cả tiếng Anh và tiếng Việt của các bé sẽ được bồi dưỡng thông qua tham gia các hoạt động tập thể như ca hát, khiêu vũ, đọc và kể chuyện song ngữ, các trò chơi và những hoạt động khác. Điều hấp dẫn của các nhóm chơi mà học bằng tiếng Việt này là văn hóa Việt.

Hầu hết các hoạt động của nhóm chơi mà học đều chú trọng đến sự kết nối tình cảm giữa mẹ và bé. Những trò chơi và các hoạt động ở nhóm đều cho mẹ và bé cùng làm. Các bà mẹ trẻ cũng học được nhiều điều cần thiết cho việc chăm con.
Mặc dù em sinh ra lớn lên ở đây, em không nói rành tiếng Việt, nhưng em rất muốn giữ gìn cái gốc cho con. Em muốn con có thể hòa nhập vào nền văn hóa của người Việt mình. Lê Nguyễn
Những bà mẹ gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Úc cũng tìm thấy sự gắn kết với văn hóa Việt từ nhóm sinh hoạt này. Chị Lê Nguyễn sống ở Maribyrnong, đang đưa ba đứa con đến tham gia play group là một ví dụ.

“Mặc dù em sinh ra lớn lên ở đây, em không nói rành tiếng Việt, nhưng em rất muốn giữ gìn cái gốc cho con. Em muốn con có thể hòa nhập vào nền văn hóa của người Việt mình.

Ở đây không có nhiều hoạt động cho người Việt nên em luôn muốn dắt con đi để con biết mình là người Việt. Em luôn dạy con mình sống ở Úc, nhưng là người Việt thì phải nói được tiếng Việt”.

Cả năm mới có một dịp con được mặc áo dài. Em dạy cho con tết trung thu là lễ hội truyền thống của mình. Con được ăn bánh trung thu, rước đèn, vui chơi và hát các bài hát tiếng Việt”, chị Lê nói với SBS.
Hầu hết các hoạt động của nhóm chơi mà học đều chú trọng đến sự kết nối tình cảm giữa mẹ và bé.
Hầu hết các hoạt động của nhóm chơi mà học đều chú trọng đến sự kết nối tình cảm giữa mẹ và bé. Source: AVWA

Rút ngắn rào cản văn hóa và ngôn ngữ

Chị Phạm Thủy Tiên, một trong những điều hợp viên của nhóm chơi mà học Hội phụ nữ Việt Úc chia sẻ với SBS Việt ngữ những lợi ích mà nhóm chơi mà học mang lại.

“Một buổi sinh hoạt, trung bình thường có khoảng 19-20 gia đình. Playgroup là nơi các cháu đến sinh hoạt và học hỏi cách giao tiếp xã hội thông qua việc làm bạn với các cháu khác. Mình dạy các cháu ứng xử lịch thiệp như biết cảm ơn, xin lỗi, xếp hàng để nhận được quà, chia sẻ đồ chơi với bạn bè.
Những người mẹ ở Việt Nam được dạy là người lớn nói phải nghe, trẻ không được cãi lại. Nhưng trẻ em ở Úc được học là phải tự tin, nói ra suy nghĩ của mình, đôi khi suy nghĩ đó khác với cha mẹ. Nhưng người mẹ có thể cho rằng tại sao mày lại hỗn như vậy. Nhiều bà mẹ tâm sự với mình sao em nói con không nghe. Tiên Phạm
Các mẹ  gặp gỡ với những phụ huynh khác để chia sẻ kinh nghiệm. Mình mời các chuyên gia về sức khỏe để chia sẻ các kiến thức chăm sóc sức khỏe cho các mẹ hoặc tổ chức các lớp hướng dẫn làm cha mẹ. Mẹ nhận biết được cảm xúc của con, khi con khóc thì tìm hiểu vì sao, chứ không trách mắng con, từ đó dạy con tốt hơn. ”. 

Play group tạo sự kết nối giữa mẹ và bé, hướng dẫn mẹ chơi và đọc sách cho bé để bé phát triển trí tuệ, cảm xúc và kỹ năng xã hội. Chị Thủy Tiên cho biết các bà mẹ Việt mới đến Úc thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập với nền văn hóa mới và gặp rào cản về ngôn ngữ.
Một hoạt động sinh hoạt mừng Tết nguyên đán của mẹ và con
Một hoạt động sinh hoạt mừng Tết nguyên đán của mẹ và con Source: AVWA
“Những người mẹ ở Việt Nam được dạy là người lớn nói phải nghe, trẻ không được cãi lại. Nhưng trẻ em ở Úc được học là phải tự tin, nói ra suy nghĩ  của mình, đôi khi suy nghĩ đó khác với cha mẹ. Nhưng người mẹ có thể cho rằng tại sao mày lại hỗn như vậy. Nhiều bà mẹ tâm sự với mình sao em nói con không nghe.

Với trẻ từ 1-3 tuổi, thì các mẹ quan tâm đến chuyện ăn uống. Sao con không chịu ăn, đút hết cái này cái kia không ăn . Nhưng xã hội Úc dạy trẻ quyền quyết định. Trẻ thích ăn gì thì tự quyết, muốn ăn bao nhiêu là quyền của con. Các mẹ Việt thì cầm tô dí theo đút cho con ăn, sợ con không đủ chất bổ.

Khi trẻ quấy, thì mẹ Việt thiếu kiên nhẫn, đánh đít con. Nhưng mình nói với các mẹ, ở Úc không được làm đau con. Nếu thấy con không nghe lời, không kiểm soát được cảm xúc, thì mẹ ra ngoài 5 phút, để sau đó quay lại trò chuyện với con”, chị Tiên chia sẻ.

Đa số các bà mẹ đưa con đến sinh hoạt nhóm thường gặp phải vấn đề nào đó như con nhút nhát, không chịu ăn, quậy, không nghe lời. Các mẹ muốn tìm giải pháp để nuôi con.”…

Share