Nuôi con ở Úc (25) Cảm động chuyện gà trống nuôi con

Anh Tấn Hiệp và hai con trai

Anh Tấn Hiệp và hai con trai Source: Supplied

Anh Tấn Hiệp, một người cha đơn thân ở Sydney, từng đến trường nói chuyện với hiệu trưởng để xin cho con vào học lớp có cô giáo chủ nhiệm. Anh cố gắng cho hai con gần gũi với bà nội, cô dì, những người thân là nữ giới trong gia đình. Tất cả với một mục đích: để con có được sự cân bằng trong tâm lý, hiểu được sự âu yếm, dịu dàng, hơi ấm của người phụ nữ.


Yêu thương chưa đủ, phải yêu thương thật nhiều

Làm mẹ đơn thân không dễ, làm cha đơn thân lại càng khó khăn bội lần, khi tạo hóa vốn đã giao cho người mẹ thiên chức chăm sóc con cái, với đức tính chu đáo và tỉ mỉ hơn người cha. Thế nhưng, anh Tấn Hiệp, một “gà trống nuôi con” tại Sydney đã chứng minh điều ngược lại. Cánh đàn ông có thể hoàn thành tốt vai trò của một người mẹ, chỉ cần “yêu thương đủ nhiều”.

Anh Tấn Hiệp hiện là kỹ sư phần mềm làm việc toàn thời gian tại Sydney. Thế nhưng “công việc chính” chiếm trọn thời gian và tâm trí của anh là nuôi dạy và chăm sóc hai cậu con trai 15 tuổi và 13 tuổi.

Cuộc sống bận rộn với cả hai vai trò - “làm cha và mẹ” của anh Hiệp đã kéo dài gần 9 năm.
Cuộc sống bận rộn với cả hai vai trò - “làm cha và mẹ” của anh Hiệp đã kéo dài gần 9 năm.
Cuộc sống bận rộn với cả hai vai trò - “làm cha và mẹ” của anh Hiệp đã kéo dài gần 9 năm. Source: Supplied
Ca dao Việt Nam có nhiều câu thể hiện sự bi quan về sự vai trò người cha: “Mồ côi cha ăn cơm với cá. Mồ côi má liếm là đầu đường”. Anh Hiệp khẳng định điều này không còn đúng trong xã hội hiện đại, khi người đàn ông đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái và đỡ đần cho người phụ nữ”.

Anh kể với SBS một ngày bận rộn của mình:

“Buổi sáng, tôi dậy sớm để lo bữa sáng cho hai con, rồi đưa hai con đi học, sau đó đi làm. Khi hai con còn nhỏ, ông nội là người giúp đưa rước các con. Bây giờ thì các con tự đi học về nhà. Đến chiều về thì tranh thủ nấu bữa tối.

Tôi không ra ngoài vào buổi tối các ngày trong tuần để dành thời gian ở bên con, hướng dẫn con làm bài tập nếu các cháu cần.

Vì vậy cuối tuần luôn là thời gian bận rộn nhất vì phải tranh thủ làm những thứ mà trong tuần không làm được.

Đưa con đi học thêm, trong lúc con học thì mình đi chợ cho cả tuần. Chủ nhật thì đưa con ra ngoài chơi thể thao, hướng dẫn con các hoạt động xã hội”.
Hai bé gần gũi cùng ông bà nội
Hai bé gần gũi cùng ông bà nội Source: Supplied

Khoảng trống không thể…lấp đầy

Điều tuyệt vời ở anh Hiệp có lẽ là sự thông cảm và bao dung của anh khi nhắc về vợ cũ.

Trong suốt cuộc trò chuyện với SBS, anh Hiệp luôn dành cụm từ “mẹ của hai cháu” khi nhắc đến người phụ nữ đã chọn “chia tay anh” cách đây 9 năm. Dù không còn là vợ chồng, nhưng chị vẫn là mẹ của hai con trai anh.

Thường thì sau khi tan vỡ mối quan hệ hôn nhân, người mẹ luôn là người nuôi dạy con. Thế nhưng anh Hiệp lại là người nuôi dưỡng chính hai con trai của mình. Lý giải cho việc này, anh kể lại.

“Khi ly hôn, mình muốn con tiếp tục sống ở Úc và cuộc sống không bị xáo trộn, nên mình và mẹ hai cháu quyết định mình sẽ là người nuôi con.
Các chuyên gia nói với mình rằng dù có nỗ lực 100% thì mình cũng chỉ có thể làm tốt được vai trò của một người cha mà thôi, cho nên mình tìm mọi cách để có thể bù đắp cho hai con trai.
Mặc dù đã cố gắng níu kéo để giữ một mái ấm gia đình cho các con nhưng không thành công. Sau đó, mình quyết định chia tay, vì lo sợ những xáo trộn và tâm lý không vui trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến con”.
Những kỹ năng và vai trò của một người mẹ được anh Hiệp khéo léo bù đắp cho hai con của mình.
Những kỹ năng và vai trò của một người mẹ được anh Hiệp khéo léo bù đắp cho hai con của mình. Source: Supplied
Mẹ của hai bé không sống ở Úc để có thể cùng anh chăm sóc  con, nên tất cả trách nhiệm đều dồn lên vai của anh Hiệp.

Anh chia sẻ với SBS, để có thể mang lại cho con sự chăm sóc tốt nhất, anh đã tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý để hiểu thêm suy nghĩ và tình cảm của các bé khi thiếu hơi ấm của mẹ.

“Các chuyên gia nói với mình rằng dù có nỗ lực 100% thì mình cũng chỉ có thể làm tốt được vai trò của một người cha mà thôi, cho nên mình tìm mọi cách để có thể bù đắp cho hai con trai.
Hai bé trong một chuyến dã ngoại với ông bà
Hai bé trong một chuyến dã ngoại với ông bà Source: Supplied
Để con có được sự cân bằng trong tâm lý và cuộc sống, hiểu được sự âu yếm, dịu dàng, hiền từ, chu đáo của người phụ nữ, mình cho các con gần gũi với bà nội, cô dì, những người thân là nữ giới trong gia đình.

Khi con đi học, con được phân vào lớp có thầy giáo chủ nhiệm. Mình đến trường nói chuyện với hiệu trưởng để xin cho con vào học lớp có cô giáo chủ nhiệm.

Nhà trường rất hiểu, thông cảm và luôn hỗ trợ cho nguyện vọng của mình”.

“Cha là số một”

Người ta thường cho rằng đứa trẻ, con của người cha đơn thân, ít biết cách thể hiện cảm xúc, do ảnh hưởng từ sự khô cứng, nam tính của người cha, và thiếu đi sự ấm áp, nhẹ nhàng của người mẹ. Tuy nhiên anh Tấn Hiệp tâm sự, hai con trai của anh là “những chàng trai ngọt ngào”.
Cánh đàn ông có thể hoàn thành tốt vai trò của một người mẹ, chỉ cần “yêu thương đủ nhiều”.
Cánh đàn ông có thể hoàn thành tốt vai trò của một người mẹ, chỉ cần “yêu thương đủ nhiều”. Source: Supplied
“Hai con sáng nào cũng hôn ba, không ngại thể hiện tình cảm với ba ở nơi công cộng. Hai đứa nhỏ còn tranh xem ai hôn ba nhiều hơn.

Chúng rất quấn quýt ba. Khi mình nấu ăn thì các con cũng hỏi thăm, phụ với ba.

Đó là niềm an ủi cho người cha như mình”.
Những đứa trẻ có cha hoặc mẹ đơn thân luôn cảm thấy bất an và cô độc, đặc biệt khi còn nhỏ. Cha hoặc mẹ là chiếc phao duy nhất để con có thể dựa dẫm. Mình luôn động viện con, cha luôn ở đây, với các con…
Những kỹ năng và vai trò của một người mẹ được anh Hiệp khéo léo bù đắp cho hai con của mình.

“Cuối tuần khi đi chợ, mình hướng dẫn con cách lựa chọn rau củ.

Món nào không biết nấu thì mình lên mạng tìm công thức. Các con khi nào ăn cơm của ba nấu cũng khen ‘ba number one, ba là master chef’.
"Phải có tình yêu thương, khi mình có tình yêu, sống hạnh phúc thì tình cảm đó mới lan tỏa tới các con và những người xung quanh".
"Phải có tình yêu thương, khi mình có tình yêu, sống hạnh phúc thì tình cảm đó mới lan tỏa tới các con và những người xung quanh". Source: Supplied
Tất nhiên món mình nấu không thể ngon bằng bà nội các cháu nấu. Nhưng nghe con động viên mình thấy rất vui. Món nào các con thích thì con sẽ hỏi ba nấu làm sao, nêm nếm thế nào”.

Ông bà nội là chỗ dựa ấm áp và nơi nương tựa về mặt tình cảm cho cả ba cha con. Anh Hiệp kể lại: "Ông bà nội là người giúp đỡ đưa rước hai con lúc còn học tiểu học và nấu ăn cho ba cha con".

Anh Hiệp chia sẻ những đứa trẻ có cha hoặc mẹ đơn thân luôn cảm thấy bất an và cô độc, đặc biệt khi còn nhỏ. Cha hoặc mẹ là chiếc phao duy nhất để con có thể dựa dẫm.

“Mỗi lần mình đi đâu xa, là các con lại sợ mình đi mất. Mình luôn động viện con, cha luôn ở đây, với các con…”
Anh Tấn Hiệp tâm sự, hai con trai của anh là “những chàng trai ngọt ngào”.
Anh Tấn Hiệp tâm sự, hai con trai của anh là “những chàng trai ngọt ngào”. Source: Supplied
Trả lời cho câu hỏi- “anh có bao giờ tính chuyện đi bước nữa để có người đỡ đần, chăm sóc cho con”- anh Hiệp chia sẻ: “Mình không đồng tình với quan niệm tiến thêm bước nửa- lập gia đình để tìm kiếm người phụ mình chăm sóc, đỡ đần cho con. Bởi vì không có người phụ thì Hiệp vẫn có thể lo được cho cho 2 con.

Còn khi tiến tới với nhau thì phải yêu thương thật sự và không có điều kiện. Khi hai người yêu thương thật lòng, sống trong yêu thương hạnh phúc thì mới lan tỏa hạnh phúc với con và những người xung quanh,” anh Tấn Hiệp tâm sự với SBS.

Share