Nuôi con ở Úc (20) "Con có hai con đường: trở thành luật sư hoặc bác sĩ!"

Những tấm hình lưu niệm của gia đình ông Võ Minh Cương trong thời gian đầu qua Úc. Trong hình là 4 người con trai của ông.

Những tấm hình lưu niệm của gia đình ông Võ Minh Cương trong thời gian đầu qua Úc. Trong hình là 4 người con trai của ông. Source: Supplied

Vì sao cha mẹ Việt càng nghèo khó, ít tiếng Anh, càng ước mong con trở thành luật sư hoặc bác sĩ? Ông Võ Minh Cương, một đại diện cho thế hệ những bậc phụ huynh người Việt tị nạn sau năm 1975, đã nỗ lực để hòa vào dòng chảy của xã hội Úc, dạy con thành công, vươn lên thành những người có ích, được xã hội tôn trọng, và vượt qua mặc cảm của một người tị nạn.


Đầu tư cho con thay vì làm giàu

Tự nhận mình không phải là một người cha thành công, không có những phương pháp giáo dục hoàn hảo, dù có đến ba người con trai đang theo nghiệp luật sư, ông Võ Minh Cương cho rằng “đó là số mệnh”.

Như bao gia đình người Việt tị nạn sau năm 1975 khác, cả 4 người con trai của ông đều có một xuất phát điểm “kém may mắn hơn” so với những người bạn Úc đồng trang lứa.

Với học bạ đóng mác “con của trung úy ngụy quân”, con đường học vấn của 4 người con trai ông tưởng chừng hết hy vọng.

Khi ông còn ngồi nhà tù cải tạo, vợ ông đã nước mắt ngắn nước mắt dài lo lắng “các con chắc sẽ không học được đến nơi đến chốn như cha nó”.

Ông Minh Cương vào lúc đó chỉ biết khuyên răn vợ một câu chắc nịch: “Thôi thì học được chữ nào hay chữ nấy, khi nào tôi ra tù, cả nhà mình chắc chắn sẽ vượt biên”.

Đúng như lời ông, cả gia đình vượt biên đến Malaysia, rồi được gửi qua Úc trong những năm 80.
“Con phải ráng học tiếng Anh, ráng nói tiếng Anh, để người ta nể cộng đồng người Việt của mình”, ông Minh Cương dặn dò các cậu con trai.
Thời gian đó cửa hàng, thương vụ làm ăn của người Việt tại Úc còn rất ít. Trong khi nhiều người Việt lao vào con đường làm thương mại, ông chọn đầu tư học vấn cho con.
Ông Võ Minh Cương trước năm 1975. Với học bạ đóng mác “con của trung úy ngụy quân”, con đường học vấn của 4 người con trai ông tưởng chừng hết hy vọng.
Ông Võ Minh Cương trước năm 1975. Với học bạ đóng mác “con của trung úy ngụy quân”, con đường học vấn của 4 người con trai ông tưởng chừng hết hy vọng. Source: Supplied
“Tôi nghĩ rằng khi đến một nước nói tiếng Anh, không phải nói tiếng Việt mẹ đẻ, chỉ có một cách để người dân địa phương nể mình là chuyện học vấn. Vợ chồng tôi nhất quyết lo cho con cái ăn học, chứ không lo làm giàu”, ông Minh Cương nói với SBS.

“Phải giỏi tiếng Anh để dân Úc nể mình”

Ông Minh Cương từng làm trưởng khối thông dịch cho những người tị nạn ở đảo Bidong trong những năm 1980 sau khi vượt biên. Nhiều người tìm đến ông vào thời gian đó để nhờ tư vấn việc ổn định cuộc sống mới ở một nước thứ ba.

Ông dự định sẽ cùng gia đình tới Melbourne, nhưng sau đó phái đoàn Úc cử ông đến Sydney để hỗ trợ cho bà con đồng hương người Việt lúc bấy giờ, đang định cư ở thành phố này rất đông. Một người đại diện trong Bộ di trú Úc đề nghị ông đến Sydney, và dùng ngoại ngữ của mình giúp ích cho cộng đồng.

Ông chia sẻ với SBS: “Họ nói với tôi như vậy khi tôi đang ngồi phiên dịch tại đảo Bidong. Tôi nói với trưởng phái đoàn rằng tôi trước giờ chỉ biết nước Úc qua bài học địa lý. Bây giờ phái đoàn đưa tôi đi đâu, tôi đi đó”.

Từ lời nói đó, ông Minh Cương nhận ra rằng  việc thiếu kỹ năng giao tiếp tiếng Anh là điểm yếu của cộng đồng người Việt tị nạn trong việc hòa nhập cuộc sống. Ông càng nung nấu quyết tâm cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.

“Con phải ráng học tiếng Anh, ráng nói tiếng Anh, để người ta nể cộng đồng người Việt của mình”, ông Minh Cương dặn dò các cậu con trai.
Ba trong số bốn người con trai của ông Võ Minh Cương là luật sư
Ba trong số bốn người con trai của ông Võ Minh Cương là luật sư Source: Supplied
Nhìn thấy tấm gương lao động, tham gia các hoạt động xã hội không mệt mỏi của cha, các con của ông quyết tâm học hành. Ông tâm sự chính việc biết sinh ngữ vào thời điểm khó khăn nhất đã giúp cho ông có cơ hội nhìn thấy đường đi cho con cái của mình và giúp đỡ cho những người Việt khác.

Việc con cái ông lựa chọn nghề nghiệp xuất phát từ sở nguyện của bản thân chứ không phải định hướng của cha mẹ hay nối nghiệp gia đình.

“Người tốt nghiệp có bằng luật sư đầu tiên trong nhà là con trai út của tôi Võ Trí Dũng. Tôi là người học luật sau các con, vào ban đêm. Tôi học để hiểu xem các con của mình đã ăn học thế nào, làm việc ra sao trong xã hội. Bản thân tôi học thạc sĩ ngành xã hội, và là một nhà tâm lý học”.

Tại sao lại là bác sĩ và luật sư?

Những người Việt tị nạn thế hệ thứ Nhất qua Úc đối mặt với biết bao khó khăn lớn trong thời gian đầu.  Mọi ước nguyện đều được gửi gắm vào con cái. Do đó mới có chuyện cả một thế hệ phụ huynh người Việt ước mong, thậm chí ép buộc con mình làm bác sĩ và luật sư.

Ông Minh Cương tỏ ra vô cùng đồng cảm:

“Cha mẹ người Việt nào cũng coi trọng học vấn và đặt giáo dục lên hàng đầu. Tôi cam đoan nếu được chọn, không ai muốn con làm thợ. Thời của tôi có một câu nói truyền miệng là” phi cao đẳng bất thành phu phụ, tức là không tốt nghiệp cao đẳng thì không thành vợ chồng”.
Ông Võ Minh Cương đã và đang đảm nhiệm nhiều trọng trách quan trọng trong cộng đồng
Ông Võ Minh Cương đã và đang đảm nhiệm nhiều trọng trách quan trọng trong cộng đồng Source: Supplied
Trong xã hội nào, bác sĩ cũng là một nghề cao quý, người Viêt của mình có câu lương y như từ mẫu. Cứu người là chuyện đáng qúy. Chưa kể tốt nghiệp bác sĩ mở phòng mạch riêng có thể kiếm rất nhiều tiền”.

“Thời của tôi có hai nghề nổi bật là bác sĩ hoặc kỹ sư. Chọn học kỹ sư  khi đi du học là vì không phải ai cũng biết được sinh ngữ, môn Toán là môn ít dùng đến ngoại ngữ nhất”.

Ông Minh Cương chia sẻ thêm, chính ngôn ngữ là rào cản khiến người Việt khó khăn trong việc hiểu biết hệ thống luật pháp, tiếp cận với các chính sách xã hội Úc, nên nghề luật sư bấy giờ rất đáng quý.

“Nghề luật sư có thể không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ”, ông Minh Cương chia sẻ, nhưng lại là cầu nói để hiểu biết về xã hội Úc chính mạch.

Chỉ có giáo dục mới thay đổi được trạng thái xã hội. Ở Úc không có sự phân biệt đẳng cấp vai vế xã hội qua vẻ bề ngoài. Đó là điều mà ông Minh Cương vô cùng tâm đắc.

Việc cha mẹ Việt lúc mới qua Úc, phải nhờ con cái 6-7 tuổi đi phiên dịch tiếng Anh cho mình ở các cơ quan chính phủ, vì không thể giao tiếp được là chuyện không  hề hiếm.
“Nghề luật sư có thể không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ”, ông Minh Cương chia sẻ, nhưng lại là cầu nói để hiểu biết về xã hội Úc chính mạch.
Những đứa con gốc Việt thành công trong xã hội thường có người cha và người mẹ ít học hơn, xuất phát điểm khó khăn hơn, thậm chí tiếng Anh không rành rẽ. Như vậy để dạy con thành đạt, đâu cần cha mẹ phải là giới tinh hoa, trí thức của xã hội

Thế hệ những bậc phụ huynh tị nạn sau năm 75 như ông Võ Minh Cương, đã nỗ lực không mệt mỏi để hòa vào dòng chảy của xã hội Úc, dạy con thành công, vươn lên thành những người có ích, được xã hội tôn trọng, vượt qua mặc cảm của một người tị nạn.
Những tấm ảnh lưu niệm quý giá của gia đình trong thời gian đầu đến Úc
Những tấm ảnh lưu niệm quý giá của gia đình trong thời gian đầu đến Úc Source: Supplied
Từ những kinh nghiệm học hỏi trong ngành tâm lý học, ông Võ Minh Cương chia sẻ 75% cách giáo dục một đứa trẻ quyết định trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 5 tuổi.

Do đó mới có chuyện những đứa con bị cha mẹ gửi Việt Nam cho ông bà nuôi, sau khi lớn lên được vài tuổi mới gửi trả lại cho ba mẹ, sẽ gặp tổn thương. Những đứa bé này,  theo ông Minh Cương, luôn có cảm giác bị cha mẹ bỏ rơi và có một hố sâu ngăn cách tình cảm phụ mẫu tử.

Nghiệm lại trong trường hợp của mình, ông Minh Cương cho rằng, việc vợ ông dành toàn bộ thời gian nuôi con, mà không có sự giúp đỡ của ông bà, ngày đêm chăm sóc cho các con, trong suốt thời gian ông tù tội, là mấu chốt giúp con ông có bước đi vững chãi sau này.

Mời quý vị nghe nguyên văn phần phỏng vấn trong audio phía trên.



Share