Cảnh giác với các loại ung thư hiếm gặp

A patient receives radiotherapy

A patient receives radiotherapy Source: AAP

Một nửa số trường hợp tử vong do ung thư thuộc về những căn bệnh ung thư ít phổ biến. Thế nhưng, nhận thức về các dạng ung thư hiếm gặp lại chưa được quan tâm mấy, cũng như chưa phát triển các xét nghiệm giúp chuẩn đoán sớm các loại ung thư này.


Báo cáo ‘Ung thư tại Úc năm 2019' của Viện Y tế và Phúc lợi Úc đã phân tích dữ liệu về xu hướng ung thư trên cả nước. Báo cáo ước tính, năm nay sẽ có 145 ngàn trường hợp bị chuẩn đoán mắc ung thư mới tại Úc, gấp 3 lần so với con số này gần 4 thập kỷ trước, tức vào năm 1982.

Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là, nhìn chung, tỉ lệ mắc ung thư đã giảm dần kể từ năm 2008.

Ông Justin Harvey, trưởng bộ phận theo dõi dữ liệu về ung thư tại Viện Y tế và Phúc Lợi Úc và cũng là người giám sát việc chuẩn bị bản báo cáo nói trên.

Ông nói rằng, một trong những yếu tố ẩn sau con số khá lớn các trường hợp mắc ung thư ở Úc là tình trạng dân số Úc đang già hóa: “Tỉ lệ mắc ung thư liên quan chặt chẽ với tuổi tác. Và do đó, khi dân số già đi, khả năng một người bị chẩn đoán mắc ung thư cũng tăng lên”.

Báo cáo cũng cho thấy, tỉ lệ sống sót sau 5 năm mắc bệnh đang được cải thiện, với mức gia tăng 19% trong 30 năm qua.

Sự gia tăng đó đã được thúc đẩy bởi sự thành công trong việc điều trị các bệnh hơn như , ung thư vú, và khối u ác tính.

Tuy nhiên, trong cùng một giai đoạn, không phải tất cả các bệnh ung thư đều có sự cải thiện về tỉ lệ sống sót là như nhau. Ông nói: “Chúng gồm một số bệnh ung thư như ung thư thanh quản, ung thư trung biểu mô, ung thư não và ung thư các cơ quan tiêu hóa khác. Tất cả cho thấy, không có sự cải thiện đáng kể với các loại ung thư này. Với ung thư bàng quang, tỉ lệ sống sót thậm chí còn tệ hơn một chút so với trước đây”.

Giáo sư Sanchia Aranda là Giám đốc điều hành của Hội đồng Ung thư Úc. Bà nhận định rằng, tỉ lệ sống sót sau khi mắc ung thư tăng lên nhờ vào các thành công với các loại ung thư thường gặp. nhưng cảnh báo các loại ung thư hiếm gặp hơn lại chưa được quan tâm đúng mức.

Bà Aranda nói: “Chúng ta không có các chương trình sàng lọc quốc gia và cũng chưa thấy có sự cải thiện với những người đang mắc các bệnh ung thư ít phổ biến hơn. Nhưng như chúng ta có thể thấy, ngay trong báo cáo này, một nửa số ca tử vong do ung thư lại thuộc về những căn bệnh ung thư ít phổ biến này. Chúng ta thiếu đầu tư vào những chuyện như phát triển các sớm, để từ đó, mới có thể giúp cải thiện tỉ lệ sống sót cho những bệnh nhân mắc các bệnh ung thư này”.  

Báo cáo cũng phân tích tỉ lệ sống sót với các bệnh nhân mắc 5 bệnh ung thư phổ biến hơn, như ung thư vú, ruột, tuyến tiền liệt, phổi, và u ác tính. Báo cáo cho thấy, tỉ lệ sống sót sau 5 năm với những bệnh nhân được chẩn đoán ngay từ giai đoạn đầu cao hơn.

Bà Kirsten Pilatti, Giám đốc điều hành Mạng lưới Ung thư vú Úc, nhận xét rằng, những thông tin tích cực trong tỉ lệ sống sót với các bệnh nhân được chuẩn đoán ngay từ giai đoạn đầu là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, điều quan trọng nữa là không bỏ quên các bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi đã vào giai đoạn sau, cũng như những người đang chiến đấu với căn bệnh này ở giai đoạn cuối.

Bà nói: “Báo cáo cho thấy một trong những thách thức là, với tỉ lệ sống sót cao trong những người mắc ung thư vú ở giai đoạn đầu, thì những bệnh nhân mà ung thư đã di căn ra các bộ phận khác trong cơ thể thường có thể sẽ thấy đơn độc hơn. Báo cáo cho thấy rằng, 32% những người mắc ung thư vú ở giai đoạn 4 hoặc đã di căn... Chúng ta cần bảo đảm rằng, chúng ta có các dịch vụ hỗ trợ cho họ”.

Dù tỉ lệ sống sót sau khi mắc ung thư ở Úc vào hàng cao nhất trên thế giới, nhưng Úc cũng là quốc gia có tỉ lệ chẩn đoán mắc ung thư cao nhất. Báo cáo ước tính rằng, trong năm nay, do ung thư.

GS. Aranda cho rằng, cần nhấn mạnh hơn vào việc phòng ngừa và lưu ý là, bằng việc thay đổi lối sống, người Úc có thể giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư.

Bà Aranda nhấn mạnh: “Khoảng một phần ba số bệnh ung thư là có thể phòng ngừa được. Và có rất nhiều việc mà mọi người đều có thể làm để sống một cuộc sống lành mạnh, như không hút thuốc, giảm uống rượu, có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chỉ số BMI (tức tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao cơ thể) và . Tất cả những điều đó đều có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư và do đó, cũng giúp giảm tình trạng tử vong do ung thư”.

Share