Nuôi con ở Úc: Nữ triệu phú gốc Việt dạy con về cách xài tiền

Bà ngoại tôi dạy rằng "có đức mặc sức mà ăn", tôi luôn truyền tải điều này đến con cái của mình "khi cho người khác một điều gì, đừng mong sẽ được nhận lại".

Bà ngoại tôi dạy rằng "có đức mặc sức mà ăn", tôi luôn truyền tải điều này đến con cái của mình "khi cho người khác một điều gì, đừng mong sẽ được nhận lại". Source: Supplied

Tiền quan trọng nhưng cho đi còn quan trọng hơn. Không bao giờ đi máy bay hạng thương gia, chỉ mua quần áo giảm giá, giá trị của bản thân không nên tính bằng vẻ bề ngoài. Luôn mang theo một chai nước khi đi ra ngoài. Để dành 7 phần, tiêu xài 3 phần và đầu tư mua bất động sản từ nhỏ…


Tiền không từ trên cây rớt xuống

Chị Diễm Fuggersberger hiện là một người phụ nữ thành công và sở hữu doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô la. Thế nhưng để có được thành công như  ngày hôm nay, chị đã trải qua thời gian cơ cực của một người tị nạn, từng thất bại, thậm chí phá sản. Thế nhưng quan niệm của chị về tiền bạc không hề thay đổi, từ hoàn cảnh nghèo khó cho đến ngày sống trong nhung lụa.

“Lúc nào tiền với tôi cũng rất quý giá. Bây giờ, tôi thậm chí còn cẩn thận hơn nhiều khi quản lý tài chính. Vì cuộc sống của rất nhiều công nhân và gia đình của họ phụ thuộc vào doanh nghiệp của tôi”, chị Diễm chia sẻ với SBS.

Lúc 7 tuổi, Diễm cùng 15 người thân rời Sài Gòn lênh đênh trên biển ra nước ngoài. Trên chuyến tàu chen chúc với hơn 400 người khác, họ đã bị cướp biển tấn công, vơ vét hết tài sản mang theo. Sau đó, họ còn gặp bão và may mắn dạt được vào một hòn đảo rồi được đội cứu hộ đưa đến một trại tị nạn ở Indonesia. Họ sống trong cảnh cơ cực tại đây suốt 15 tháng, trước khi đến Singapore rồi sau đó sang Úc.

Chị Diễm trải qua thời gian cơ cực, nghèo khổ ở Úc, thường xuyên bị bắt nạt và nghe những lời kỳ thị, phân biệt. Vì hoàn cảnh gia đình, Diễm nghỉ học từ lớp 10 để phụ giúp cha mẹ. Sau đó, chị quen biết với anh Werner Fuggersberger rồi kết hôn và sinh 2 con.
"Tôi  tập trung vào học vấn của con. Con đường học hành của tôi chỉ dừng lại ở lớp 10".
"Tôi tập trung vào học vấn của con. Con đường học hành của tôi chỉ dừng lại ở lớp 10". Source: Supplied
Năm 2009, công ty trị giá 27 triệu đôla của chồng chị bị phá sản do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cùng năm đó, cả bố đẻ và bố chồng chị đều qua đời. Hai vợ chồng ngập trong số nợ 900.000 đôla, không nhà cửa, công việc.

Là một bà mẹ của hai cô công chúa xinh đẹp, chị Diễm chia sẻ với SBS những bài học về tiền bạc mà chị dành cho con.

Hãy để dành cho những ngày mưa

Bà ngoại là người nuôi dạy và ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của Diễm Fuggersberger trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 tuổi. Chị chia sẻ bà ngoại dạy chị “Hãy để dành cho những ngày mưa”.

“Là một người buôn bán vất vả ở Việt Nam từ trước những năm 75, bà ngoại tôi hiểu rằng không thể nào kiếm tiền trong những ngày mưa. Những lúc khó khăn, phải mót tiền dành dụm trong những ngày nắng để tiêu xài".

Hai cô con gái của chị là Sophie Fuggersberger (16 tuổi) và Coco Fuggersberger (14 tuổi) thấm nhuần bài học này từ mẹ.

“Tôi luôn truyền tải những đều này cho con gái mình. Đồng tiền rất quý giá, quan trọng, phải trân trọng nó. Tôi mang đến cho con cuộc sống đầy đủ, thoải mái, tri thức và sự độc lập".

Tự nhận mình từng trải qua một tuổi thơ khó khăn và nghèo khổ, chị Diễm luôn nghiêm khắc với con nhưng cũng không quá khắt khe.

“Tôi  tập trung vào học vấn của con. Con đường học hành của tôi chỉ dừng lại ở lớp 10, tôi từng lạc lối. Do đó tôi luôn động viên con theo đuổi việc học hành. Tôi cho các con tham gia việc từ thiện, có trách nhiệm với xã hội, tham gia vào công việc nhà phụ giúp mẹ. Tôi sẽ bắt đầu cho con đi làm khi con 16 tuổi.
Tôi nói với con mua đồ giảm giá không có gì phải xấu hổ, mình mua chứ không phải đi xin. Đừng vì sự đánh giá hay phán xét của xã hội rằng phải khoác những bộ cánh thời trang nhất lên người mới có phẩm giá. Hãy hiểu giá trị của bản thân.
Tôi từng đánh mất tuổi thơ của mình. Và không muốn con phải áp lực. Nhưng tôi luôn dạy con phải cẩn trọng khi xài tiền, xài hôm nay, phải nghĩ đến ngày mai”, chị Diễm nói với SBS.
Khi tôi lãnh lương, người tôi nghĩ đến đầu tiên là cha mẹ của mình, người mà tôi tôn trọng nhất
Khi tôi lãnh lương, người tôi nghĩ đến đầu tiên là cha mẹ của mình, người mà tôi tôn trọng nhất. Source: Supplied

Phải biết giá trị bản thân nằm ở đâu, ngoài bộ quần áo

Trong hoàn cảnh khó khăn nhất sau khi phá sản, chị Diễm nảy ra ý tưởng kinh doanh khi thấy một người cháu bị dị ứng thức ăn và việc ăn uống vất vả của con gái mình. Chị tự lên các công thức nấu ăn với những món không chứa gluten và lactose, các thành phần dễ gây dị ứng, và chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên.

Berger Ingredients và Coco&Lucas, chuyên sản xuất các bữa ăn đông lạnh cho trẻ em ra đời và có mặt ở các siêu thị Woolworth của Úc. Năm 2016, chị Diễm được trao giải thưởng Doanh nghiệp sắc tộc tại Úc dành cho các doanh nghiệp nhỏ.  

Khi được biết nhiều người đánh giá chị một nữ doanh nhân rất hợp mốt và thời trang, chị Diễm cười và chia sẻ với SBS rằng chồng và các con đặt cho chị biệt danh “nữ hoàng hàng giảm giá”.

“Tôi luôn đợi quần áo giảm giá rồi mới mua. Khi mua đồ thời trang, tôi nhớ lời cha tôi dạy -hãy nhìn vào chất lượng, sự trang nhã và độ bền. Tôi không lượn lờ shopping mỗi tuần , tôi đợi mua sắm vào hai dịp giảm giá lớn nhất trong năm.

Tôi không chạy theo thời trang, ví dụ phải mua các mốt 2020. Tôi nói với con mua đồ giảm giá không có gì phải xấu hổ, mình mua chứ không phải đi xin. Đừng vì sự đánh giá hay phán xét của xã hội rằng phải khoác những bộ cánh thời trang nhất lên người mới có phẩm giá.

Hãy hiểu giá trị của bản thân, dù khoác lên người bộ đồ giảm giá nhưng cách sống tốt thì mình vẫn thấy tự hào”, chị Diễm tự hào nói với SBS.
Năm 2016, chị Diễm được trao giải thưởng Doanh nghiệp sắc tộc tại Úc dành cho các doanh nghiệp nhỏ.
Năm 2016, chị Diễm được trao giải thưởng Doanh nghiệp sắc tộc tại Úc dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Source: Supplied

Không phải ai giàu cũng đi máy bay hạng thương gia

Chị Diễm Fuggersberger cho rằng mình là một người có truyền thống Á Đông trong việc chia sẻ với con về tài sản

“Tôi nói với con rằng mẹ không có tiền, mẹ thiếu nợ. Mẹ làm ăn được thôi, chứ không giàu có, và không có gia tài gì hết. Tiền không phải trên trời rớt xuống, hay từ máy ATM tự động chui ra, chúng ta phải bỏ tiền vào đó.

Tôi cưới chồng đã được 18 năm. Chồng tôi là một người rất hiếu thuận, năm nào anh cũng bay sang Áo để thăm mẹ. Tôi luôn muốn con gần gũi với bà nội, nói tiếng Đức với bà để bà vui.
Cả chuyến đi kéo dài 26 tiếng, rất vất vả, các con phải khệ nệ mang vác hành lý. Nhưng tôi vẫn đi máy bay hạng thường cùng con mình, để con hiểu rằng tiền không dễ dàng để kiếm.
Mặc dù hoàn toàn có khả năng mua vé máy bay hạng thương gia cho cả nhà, nhưng chị Diễm nhấn mạnh “không muốn gửi cho con những thông điệp nhầm lẫn về khả năng tài chính của gia đình, và mình phải luôn làm gương cho con”.

“Chuyến bay từ Melbourne đến Áo kéo dài 3 chặng. Từ Sydney đến Singapore 8 tiếng, rồi từ Singapore đến Munich là 15 tiếng, sau đó thêm 2 tiếng ngồi xe lửa để đến Áo. Cả chuyến đi kéo dài 26 tiếng, rất vất vả, các con phải khệ nệ mang vác hành lý. Nhưng tôi vẫn đi máy bay hạng thường cùng con mình, để con hiểu rằng tiền không dễ dàng để kiếm.

Tuy nhiên tôi luôn mua vé máy bay hạng thương gia cho mẹ tôi và mẹ chồng. Hai bà đều đã lớn tuổi, cần có một chiếc ghế thoải mái", chị Diễm kễ lại.
Tôi luôn muốn con gần gũi với bà nội, nói tiếng Đức với bà để bà vui. Sophie và Coco tự vẽ một món quà cho bà nội trong chuyến thăm bà tại Áo.
Tôi luôn muốn con gần gũi với bà nội, nói tiếng Đức với bà để bà vui. Sophie và Coco tự vẽ một món quà cho bà nội trong chuyến thăm bà tại Áo. Source: Supplied

Không cần người kế thừa doanh nghiệp, tôi ước mong con có sự nghiệp riêng

Khi được hỏi hai con gái của chị đã phụ giúp công việc kinh doanh của mẹ chưa và chị có mong muốn để lại di sản Coco&Lucas cho con của mình, chị Diễm lắc đầu.

Sản phẩm Coco & Lucas Kitchen (thức ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 3 đến 12 tuổi ) do chị sáng lập luôn nằm trong danh mục bán chạy tại các cửa hàng bách hóa và siêu thị tại Úc.

Hai con gái của chị được coi là thế hệ Millennials, những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000. Họ là những người trẻ lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội và phụ thuộc vào công nghệ.

“Thế hệ trẻ ngày nay rất nhạy cảm, cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Mặc dù luôn động viên con tham gia vào business của gia đình, nhưng thật sự trong lòng tôi chưa bao giờ muốn con vào công ty của mình để làm việc.

Tôi luôn ước mơ con có suy nghĩ, chính kiến riêng, tìm ra lĩnh vực mình yêu thích. Tôi đưa ra cho con những lời khuyên về ngành nghề mà con thấy hứng thú và lựa chọn.

Con tôi có thể làm ở bên ngoài mà không nhất thiết phải làm công ty của mẹ. Nếu chúng thích, tôi sẽ cho các con thử sức. Nhưng phải bắt đầu từ công việc thấp nhất, như cách tôi đã từng lau bàn, rửa chén, pha trà trong tiệm ăn của mẹ tôi.

Các con tôi cần phải nỗ lực để được công nhận và có được sự tôn trọng từ những người đồng nghiệp khác” , chị Diễm chia sẻ kỳ vọng của chị về các con.

Bài học về tiết kiệm

Chị Diễm cho con tiền tiêu vặt mỗi tuần nếu con hoàn thành công việc nhà. Theo chị, có một khoản tiền cũng là cách chị Diễm dạy con về tiết kiệm và đầu tư.

“Tôi cho các con $40 mỗi tuần. Các con ghi xuống những thứ mà chúng xài, lập ra ngân sách. Thứ hai, khi muốn mua món hàng nào thì tìm hiểu và nghiên cứu online xem chỗ nào bán rẻ nhất. Thứ ba, xài groupon giảm giá. Thứ tư, nếu con để dành được bao nhiêu tiền, thì tuần tới con sẽ được thêm gấp đôi số tiền đó. Ví dụ tuần này Sophie để dành được $20, tuần tới con bé sẽ có thêm $40. Việc này giúp con có động lực để tiết kiệm”, chị Diễm chia sẻ bài học tài chính đầu đời chị dạy cho con.
Khi tôi lãnh lương, người tôi nghĩ đến đầu tiên là cha mẹ của mình, tôi sẽ luôn mua quà cho cha mẹ. Tôi quyên góp $150.000 cho các quỹ từ thiện. Tôi chia sẻ với con không cần phải đợi đến khi giàu, mình mới có thể làm từ thiện.
“Tôi mua căn nhà đầu tiên giá $600.000 lúc 22 tuổi, lúc đó tôi có $ 200.000. Nhưng cách sống hiện tại khiến bọn trẻ rất khó để dành dụm tiền. Tôi hướng các con đến việc dành dụm 70% và tiêu xài 30%. Chúng có thể đi holiday, những chuyến đi nhỏ thôi, không cần quá đắt đỏ.

Tôi có thể cho con mượn tiền để deposit mua nhà, không tính lãi suất, nhưng sẽ không cho luôn món tiền này.Từ số tiền dành dụm hàng tuần cho đến lúc lớn, tôi tin con mình đã con một số vốn kha khá để mua nhà.
"Trong lòng tôi chưa bao giờ muốn con vào công ty của mình để làm việc. Tôi luôn ước mơ con có suy nghĩ, chính kiến riêng, tìm ra lĩnh vực mình yêu thích".
"Trong lòng tôi chưa bao giờ muốn con vào công ty của mình để làm việc. Tôi luôn ước mơ con có suy nghĩ, chính kiến riêng, tìm ra lĩnh vực mình yêu thích". Source: Supplied
Có một bài học về sự tiết kiệm mà tôi luôn dạy cho con mình. Một chai nước mua ở cửa hàng tiện lợi và siêu thị giá khác nhau đến vài đô la. Tôi luôn dạy con hãy mang theo một chai nước trong ba lô, hứng nước uống khi cần, thay vì phải bỏ ra $120 mỗi tháng chỉ để mua nước và gây tác hại cho môi trường”.

Đầu tư rất quan trọng, độc lập về tài chính mới sống tự do

Dù có kiếm được tiền từ doanh nghiệp của mình hàng năm mà không đầu tư, số tiền đó sẽ dần mất đi. Do đó, chị Diễm quan niệm đầu tư giúp nhân giống số tiền mà chúng ta kiếm được.

Nếu gửi ngân hàng, lãi suất sẽ không đáng kể. Chị Diễm dạy con nhìn vào thời thế và thị trường để chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp.

“Tôi mất hết tiền bạc năm 16 tuổi, hiểu được tay trắng là gì. Tiền bạc mà chúng ta đem đầu tư mang lại nhiều giá trị hơn tiền kiếm được hàng ngày. Tôi nghĩ dạy con về tài chính càng sớm càng tốt, từ những khái niệm căn bản.

Khi Sophie 14 tuổi, con tôi có đủ nhận thức về việc có một món tiền và tiêu chúng như thế nào. Tôi luôn nói với con hãy là những người độc lập về tài chính, như vậy mới có tự do", chị Diễm chia sẻ với SBS.

Có đức mặc sức mà ăn

Tiền quan trọng nhưng đừng để nó điều phối cuộc đời của mình hay gây mích lòng với người khác là quan điểm sống của chị Diễm.

“Khi tôi lãnh lương, người tôi nghĩ đến đầu tiên là cha mẹ của mình, người mà tôi tôn trọng nhất. Tôi quyên góp $150.000  cho các quỹ từ thiện. Tôi chia sẻ với con không cần phải đợi đến khi mình giàu mới có thể làm từ thiện. Nghĩ vậy sẽ không bao giờ xảy ra.

Đừng cho người ta cái gì mình không muốn, hãy lựa món đồ ngon nhất, đẹp nhất để cho.

Chồng tôi dạy các con nếu tặng món đồ cho ai, hãy nghĩ chúng đã mất đi, thay vì trông chờ nhận lại thứ tương tự”, chị Diễm chia sẻ với SBS.

Share