Với những người bị giam giữ trong trại tạm giam di trú ở Úc, nhiều người đã chờ đợi hàng năm để ra khỏi nơi nầy và được tự do.
Thế nhưng cuộc sống mới cũng mang lại nhiều thách thức mới, như tìm việc làm nếu được phép làm việc, cũng như tìm một mái ấm nếu có điều kiện.
Năm đầu tiên được tự do đối với nhiều người là thời gian khó khăn nhất, một số thành công như các lực sĩ A Phú Hãn trong đại hội Invictus, trong khi những người khác sống dưới mức nghèo khó, đôi khi không đủ ăn và còn chẳng có một nơi trú ngụ.
Với các lực sĩ Afghanistan đến Úc năm 2018 tham dự đại hội Invictus sau đó xin tỵ nạn, đơn xin của họ được cấp ngay với các bằng chứng rõ rệt.
Luật sư Alison Battison trong tổ chức ‘Nhân Quyền Cho Tất Cả’, bênh vực cho trường hợp của các lực sĩ nói trên cho biết, họ nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ.
"Có 6 lực sĩ trong đại hội thể thao Invictus, hầu hết có việc làm trong khi nạp đơn bảo lãnh gia đình sang Úc, do gia đình của họ bị Taliban nhắm đến vì họ ở trong Quân đội Quốc gia A Phú Hãn vốn chiến đấu chống lại Taliban".
"Vì vậy họ rất quan tâm đến tình trạng bảo lãnh gia đình".
'Họ cũng được giải phẫu để ráp chân giả bằng nhựa”, Alison Battison.
Một trong các lực sĩ nói trên là Saifulrahman Rahmani, chuyên cử tạ và là một cầu thủ bóng chuyền, cho SBS News biết về việc nước Úc đã thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn, qua việc chấp nhận đơn xin tỵ nạn của các lực sĩ.
"Chúng tôi đến Úc vào ngày 19 tháng 10 năm 2018, để tham dự Đại hội Thể thao Invictus".
"Sau khi đại hội kết thúc, do cuộc sống của tôi gặp nguy hiểm tại A Phú Hãn, đó là lý do tôi vẫn ở đây, có lẽ là một tháng hay 20 ngày do tôi được visa bắc cầu".
'Sau đó tôi bắt đầu học trường TAFE, đến ngày 10 tháng 5 năm 2019 tôi được tư cách thường trú. Tôi bắt đầu làm việc trong Chemist Warehouse và những nơi khác”, Saifulrahman Rahmani.
Thế nhưng do một chân của anh nầy bị mìn thổi bay mất tại A Phú Hãn, còn chân kia bị thương tật do súng đạn, nên bác sĩ gia đình tại Úc khuyên anh nên bỏ chân nầy đi.
Tuy nhiên với sự hỗ trợ và lợi lộc từ chính phủ Úc, anh có thể lắp chân giả bằng nhựa.
“Năm rồi vào ngày 24 tháng 10, giáo sư Munjed Almudares giải phẫu chân trái của tôi".
"Rồi sau đó các vụ giải phẫu khác rất tốt, khi sửa chữa cái chân còn lại cho tôi".
"Nó khác biệt với chân thật của tôi, thế nhưng lại hoạt động rất tốt và nay tôi hài lòng với chiếc chân nầy".
"Nếu trong tương lai tôi khỏe mạnh, tôi bắt đầu làm việc và khởi nghiệp với ngành tiểu thương, tôi rất hạnh phúc hiện nay”, Saifulrahman Rahmani.
Anh nầy và các lực sĩ khác may mắn, khi đơn xin tỵ nạn được nhanh chóng chấp thuận và họ có thể nhận được mọi quyền lợi và quyền làm việc tại Úc.
Thế nhưng đối với nhiều người đến Úc, việc giam giữ di trú là nơi họ phải sống trong đó cho đến khi đơn xin tỵ nạn được cứu xét.
Các thẩm định có thể kéo dài hàng tháng hay hàng năm trời và nếu Bộ Di Trú không được thuyết phục với đơn nầy, thì người đó hoặc không được thả ra, hay được thả với quyền lợi bị giảm bớt, hoặc chẳng có quyền lợi chi cả.
Bà Pamela Curr làm việc với người tầm trú và người tỵ nạn trong hơn 20 năm, trước đây bà làm việc với Trung tâm Tài nguyên Tầm Trú và các tổ chức hỗ trợ khác.
Bà giải thích các kinh nghiệm, mà những người tầm trú và tỵ nạn thường gặp, đối với những người được trả tự do từ việc giam giữ di trú, trong đó có hơn 60 người được ra khỏi trung tâm tạm giam di trú kể từ lễ Giáng Sinh.
“Mọi người được đưa ra khỏi trung tâm tạm giam di trú, khi được thông báo chỉ 30 hay 40 phút trước", ‘Hãy thu xếp túi xách và di chuyển ngay’, rồi họ bị đẩy ra khỏi cổng".
"Những người nầy được ra khỏi nơi tạm giam gần đến ngày Giáng Sinh, có 7 người tất cả".
"Họ chẳng có thẻ di trú IMMI, nên chẳng có căn cước hay bất cứ giấy tờ gì cả, chẳng có tiền bạc để có thể gọi một cú điện thoại".
"Một vài người may mắn khi có người gọi điện thoại giùm và một số nhanh chóng gọi cho người bạn ‘Hãy giúp tôi, tôi cần được giúp đỡ’”, Pamela Curr.
Còn bà Marie Hapke, điều hợp viên thuộc Hệ thống Cố vấn Tỵ nạn cho biết, hầu hết người tỵ nạn và người tầm trú được đưa ra sống trong cộng đồng mà không có, hay rất ít việc hỗ trợ.
“Những người tỵ nạn nầy bị giữ trong cộng đồng, được cấp nhà và chút tiền để chi trả thực phẩm".
"Trong 8 năm qua, chính phủ đã chi ra khoảng 8 tỷ đô la, về việc giam giữ khoảng 3 ngàn người tỵ nạn ở hải ngoại và trên nước Úc".
"Nay họ được phóng thích khỏi khách sạn và trung tâm giam giữ, cũng như những người được ra khỏi việc giam giữ trong cộng đồng".
"Trong khi sự tự do nầy được hoan nghênh và lẽ ra đã được thực hiện từ trước, thì quả là dã man khi họ bị phóng thích vào cộng đồng mà chẳng có hỗ trợ lợi tức, chỉ trừ 2 hay 3 tuần đầu".
"Họ cần có lợi tức để có thể trả tiền thuê nhà và chi tiêu căn bản cho cuộc sống”, Marie Hapke.
"Đôi khi tôi nghĩ tôi chỉ ở trong một chiếc lều và như vậy là hạnh phúc. Không có căng thẳng khi phải trả tiền thuê nhà, chỉ cần ít tiền mua lương thực để sống là đủ”, Sayeda.
Trong khi đó, bà Sayeda mà tên thật đã được giữ kín, cho SBS News biết, bà đến Úc với visa du học cùng chồng và bé gái 3 tuổi rưỡi hồi năm 2013, lúc đó bà mang thai.
Bà và gia đình không bị đưa vào Trung tâm Giam giữ Di trú, khi họ nguyên thủy có visa du học, thế nhưng khi visa hết hạn và họ lẽ ra phải trở lại Pakistan, bà và người chồng nạp đơn xin tỵ nạn.
Trong vòng vài tháng, bà sinh hạ bé trai Mohamed, năm nay 7 tuổi sống tại Sydney.
Sau đó bà tiếp tục có thêm 2 đứa con nữa, lên 5 và 3 tuổi.
Bà hồi tưỡng năm đầu tiên sống tại Úc.
“Vâng trong năm đầu tiên, chúng tôi không biết phải sống tại Úc như thế nào, đi đâu và tìm sự giúp đỡ từ đâu".
"Vì vậy hầu như trong 6 hay 7 tháng đầu, chúng tôi vô gia cư nhiều lần trong khi tôi mang thai, còn con gái tôi chỉ mới 3 tuổi rưỡi".
"Chúng tôi phải ở trong công viên trong 2 đêm và nay chúng tôi được sống tốt hơn”, Sayeda.
Tiên khởi bà và gia đình nhận được các chi trả do Dịch vụ Hỗ trợ có tên là Status Resolution Support Services viết tắt là SRSS, thế nhưng việc chi trả nhanh chóng chấm dứt, khi SRSS bị hủy bỏ vào năm 2017.
Người chồng của bà bị chứng đau nhức kinh niên và không thể làm việc, cộng với tình trạng thị giác lưỡng cực của bà, khi phải làm việc toàn thời để nuôi 4 đứa con, với lợi tức yếu kém.
Tuy nhiên do 3 đứa con của bà sinh tại Úc, chúng được sự hỗ trợ của chính phủ, thế nhưng bà và chồng không biết điều nầy khi bà có thai với cháu Mohamed, vì vậy gia đình không làm giấy tờ để cháu được hưởng quyền lợi.
Vì vậy bà và chồng, nay nhận được sự hỗ trợ cho 2 trong số 3 đứa con sinh tại Úc, tổng cộng 320 đô la mỗi tuần cho 2 đứa trẻ, mà cả gia đình 6 người phải sống nhờ vào số tiền đó.
Bà cho biết, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ cho 2 đứa con sinh tại Úc, gia đình có thể chẳng có lợi tức chút nào và Bộ Di Trú luôn thay đổi điều kiện visa bắc cầu của họ.
“Chúng tôi có visa bắc cầu trong 8 năm qua và hiện nay vẫn vậy, chúng tôi cần đối visa mới".
"Khi đổi mới được miễn phí, thế nhưng quí vị ở trong điều kiện khác biệt".
"Người quản lý về di trú cho quí vị đôi khi lấy đi việc hưởng Medicare, lấy đi quyền làm việc và lắm khi có nhiều điều kiện trong visa".
"Vào lúc đó, chồng tôi đang học Chứng chỉ 3, thế nhưng anh cũng xin việc và họ không nhận những người có visa chỉ 3 tháng".
"Nhiều lần tôi trình bày với người phụ trách trường hợp của tôi tại Bộ Di Trú, tôi nói với họ nếu tôi được visa 6 tháng, tôi có thể xin việc làm bán phần, thế nhưng không được, quả là hết sức khó khăn”, Sayeda.
Bà cho biết, nếu Bộ Di Trú chỉ cần cho bà và chồng được phép làm việc và có Medicare, họ có thể bắt đầu cuộc sống dễ chịu và sung túc hơn.
“Chúng tôi muốn làm việc, chồng tôi đang học".
"Đó là quyền học hành của anh ta, còn tôi cũng phấn đấu để được quyền đi học từ Bộ Di Trú, ít nhất là chúng tôi có thể theo học tại Úc, dự một vài khóa học để có thể tìm được việc làm tốt, thế nhưng chẳng có gì cả, chẳng có gì xảy ra cả".
"Đôi khi tôi nghĩ tôi chỉ ở trong một chiếc lều và như vậy là hạnh phúc".
"Không có căng thẳng khi phải trả tiền thuê nhà, chỉ cần ít tiền mua lương thực để sống là đủ”, Sayeda.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại