Nước Úc vẫn bỏ tù các trẻ em nhỏ đến 10 tuổi.
Trong nhiều năm qua, áp lực ngày càng gia tăng để nâng tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở trẻ em.
Ông Keenan Mundine đã vào tù ra khám gần nửa cuộc đời.
Ông lớn lên trong cảnh nghèo khó và mất cả cha lẫn mẹ khi mới lên 7 tuổi.
“Trong tôi, luôn luôn có một cậu trai nhỏ bé chỉ muốn được an toàn, có thức ăn trong tủ lạnh, muốn có điện thắp sáng và có một gia đình nương tựa”, Keenan Mundine.
Ông bị tách rời khỏi gia đình và cộng đồng khi được 14 tuổi, lúc bị bắt do tội ‘ăn cắp’.
“Đó là khởi đầu cuộc chiến lâu dài của tôi với tội phạm, ma túy và sức khoẻ tâm thần".
"Nó giữ tôi trong một chu kỳ tội ác, trong hơn nửa cuộc đời của tôi”, Keenan Mundine.
Năm nay ông được 33 tuổi và người đàn ông thuộc bộ tộc Wakka Wakka và Birpai, đã biến đổi cuộc đời mình.
Qua tổ chức vô vụ lợi có tên là Deadly Connections, ông và vợ là bà Carly, một người thuộc bộ tộc Wiradjuri hiện tổ chức một đường dây trợ giúp, nhằm đại diện cho những người vẫn còn bị đau khổ trong hệ thống lao tù hiện tại.
Một phụ nữ thuộc bộ tộc Noongar là bà Roxanne Moore thuộc Dịch vụ Luật pháp Hỗ trợ người Thổ Dân và dân bán đảo Torres, cho biết đó là một chính sách có hậu quả bất tương xứng cho các trẻ em Thổ Dân.
“Những đứa trẻ thuộc nguồn gốc Thổ Dân và dân bán đảo Torres hiện bị kết tội chỉ vì việc đánh cắp một thỏi sô cô la hay một ổ bánh mì".
"Chuyện đó liên quan đến sự bất hạnh của những đứa trẻ của chúng tôi phải trải qua và những hiểm nguy mà chúng bị kẹt trong bãi cát lún của hệ thống tư pháp của đất nước này”, Roxanne Moore.
Theo Viện Sức khoẻ và Phúc lợi Úc Châu thì trong năm qua, có gần 600 trẻ em tuổi từ 10 đến 13 bị giam giữ.
Có hơn 60 phần trăm là thuộc Thổ Dân và dân bán đảo Torres.
Tại lãnh thổ Bắc Úc, mức độ này còn cao gấp 43 lần.
Bà Shahleena Musk, người thuộc bộ tộc Larrakia, là một luật sư cao cấp thuộc Trung tâm Luật pháp Nhân quyền.
“Đó không phải là do các trẻ em Thổ Dân vi phạm nhiều tội trạng, mà còn các yếu tố có hệ thống và ngay cả những định kiến cùng kỳ thị trong hệ thống này nữa”, Shahleena Musk.
Còn bác sĩ Mick Creati là một y sĩ nhi khoa và là phát ngôn nhân cho Hiệp hội Y Sĩ Hoàng gia Úc Châu.
Ông cho biết, việc giam giữ trẻ em 10 tuổi làm tổn hại cho các em và có bằng chứng y khoa về việc này.
“Các thông tin mới nhất về khoa học thần kinh cho thấy rõ ràng rằng, não bộ con người không hoàn toàn phát triển cho đến 25 tuổi".
"Chúng ta hiện kết tội các trẻ em, mà nay chúng ta hiểu rằng chuyện này có thể được giải thích đầy đủ, do chúng chưa phát triển đầy đủ não bộ”, Mick Creati.
Ông cho biết trẻ em cũng có thể bị chấn thương tâm lý hay một khuyết tật, tương tự như chứng rối loạn trong bào thai do nghiện rượu.
“Chúng ta có một sự chọn lựa rõ ràng là, liệu chúng ta xem những đứa trẻ này đang gặp nhiều nguy cơ rồi quản lý chúng bằng các phương sách tốt đẹp, hay chúng ta xem chúng luôn là những tội phạm”, Mick Creati.
Trong khi đó, bà Roxanne Moore nói rằng, cuộc nghiên cứu cho thấy một khi đứa trẻ bị bắt giữ, thì nhiều em cuối cùng bị giam giữ trong tù.
“Một khi đứa trẻ ra trước tòa án và hệ thống tư pháp của chúng ta ở tuổi rất trẻ, chúng thường khi bị nhốt tù và vì vậy kết quả là nó có thể là một án tù chung thân”, Roxanne Moore.
“Chúng ta nên cùng nhau hàn gắn, hàn gắn với những người trẻ này và giúp chúng lớn lên trở thành những người mà chúng mong muốn. Chúng ta không bảo họ nên trở thành người nào, hay không nên là một con người khác”, Keenan Mundine.
Được biết Liên Hiệp Quốc chỉ trích nước Úc do có số tuổi quá thấp để chịu trách nhiệm về hình sự, thế nhưng áp lực của công chúng ngày càng gia tăng đối với các nhà lãnh đạo nước Úc, khi đòi hỏi nâng mức tuổi này từ 10 lên 14.
Hồi năm rồi, Tổng Trưởng Tư pháp Christian Porter cho biết ông tin tưởng hệ thống hiện tại hoạt động khá tốt.
Thế nhưng Hội đồng các Bộ Trưởng Tư pháp ghi nhận, có nhiều quan tâm trong việc nâng tuổi của thiếu niên.
Ông Keenan Mundine là một trong những người đi đầu trong việc đòi hỏi những thay đổi và đã đưa việc tranh đấu của ông ra trước Liên Hiệp Quốc 2 năm trước đây.
“Hội đồng này nên đòi hỏi rằng, các chính phủ Úc hãy nâng mức tuổi về trách nhiệm hình sự".
"Mọi trẻ em Thổ Dân xứng đáng với những gì mà tôi đã từng bị chối bỏ, đó là bình đẳng và tự do”, Keenan Mundine.
Hồi năm rồi, một câu bé mới 12 tuổi thuộc bộ tộc Arrente và Garwa, được xem là người trẻ nhất đọc diễn văn trước Hội đồng Nhân quyền kêu gọi thay đổi.
Những người hoạt động với giới trẻ, như bà Carly Stanley vợ của ông Keenan Mundine nói rằng, điều quan trọng là những người Thổ Dân hướng dẫn cuộc đàm thoại.
“Các giải pháp cần đến từ các cộng đồng của chúng ta, chứ không phải từ chính phủ vốn đã tỏ ra không hữu hiệu rồi".
"Một sự hồi đáp và có ai đó để trò chuyện, đôi khi lại là những gì mà họ cần đến”, Carly Stanley.
Và việc có mặt tại đó, là một mục tiêu mà ông Keenan Mundine cam kết sẽ thực hiện.
“Chúng ta nên cùng nhau hàn gắn, hàn gắn với những người trẻ này và giúp chúng lớn lên trở thành những người mà chúng mong muốn".
"Chúng ta không bảo họ nên trở thành người nào, hay không nên là một con người khác”, Keenan Mundine.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại