Kêu gọi nội các toàn quốc bàn đến các vấn đề của người Thổ Dân

Protesters gather in Sydney in June

Protesters gather in Sydney in June. Source: AAP

Đảng Lao Động kêu gọi các vấn đề do những người biểu tình Black Lives Matter nêu ra phải được nội các toàn quốc thảo luận. Việc nầy diễn ra giữa lúc có các chỉ trích mới của chính phủ liên bang và giới chức y tế đối với những người tham dự biểu tình.


Sau các cuộc biểu tình lớn lao chống ại bất công hồi cuối tuần qua, chính phủ liên bang hiện tăng gấp đôi việc chỉ trích người tham dự.

Tổng Trưởng Tài Chính Mathias Cormann bênh vực cho lời bình luận của ông, khi gọi những người biểu tình là ‘ích kỷ’ và ‘liều lĩnh’ lúc tham dự biểu tình đông đảo, bất chấp sự kiện là hiện nay mọi người đang ở trong giai đoạn đại dịch coronavirus.

Ông Cormann cho đài truyền hình số 9 biết rằng, những quan ngại do những người biểu tình nêu lên là quan trọng, thế nhưng an toàn của cộng đồng là một ưu tiên.

“Bao người đã hy sinh rất nhiều để cứu mạng sống của bao nhiêu người khác và với tư cách là một quốc gia, thì thách thức quan trọng của chúng ta là ngăn tránh một đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ hai, để chúng ta không phải trở lại hạn chế gắt gao thêm nữa, khiến cho cuộc sống của mọi người gặp nguy hiểm".

"Vì vậy trong ý nghĩa đó, quả là chẳng thích hợp khi hàng chục ngàn người vi phạm luật lệ, vốn áp dụng cho những người khác để giữ cho cộng đồng được an toàn”, Marthias Cormann.

Nay phe đối lập kêu gọi chính phủ, hãy lắng nghe những đòi hỏi của người biểu tình.

Thượng nghị sĩ Lao động là bà Malarndirri McCarthy cho biết trong 30 năm qua, những Thổ Dân chết trong lúc bị giam giữ gấp 4 lần với 434 người, so với số tử vong vì dịch bệnh coronavirus trên toàn quốc, là 102 người.

Bà cho biết, nay là lúc phải thay đổi.

“Vâng tôi nghĩ rằng những gì ông Mathias Cormann cho là ích kỷ, thì đó là việc ông ta không thể thấy được nỗi đau khổ và chịu đựng của người Thổ Dân".

"Quí vị biết, có gần một trăm ngàn người Úc tụ tập tại đây, chứ không chỉ là người Thổ Dân".

"Tôi muốn nói họ là mọi người Úc thuộc đủ thành phần trong xã hội và thực sự tin rằng đất nước chúng ta không làm đủ trong chuyện người Thổ Dân chết trong tù, với con số giam giữ họ cùng thanh niên Thổ Dân quá cao trong tù”, Malarndirri McCarthy.

Lao động hiện thúc giục chính phủ liên bang, hãy mang vấn đề người Thổ Dân chết trong khi bị giam giữ, cùng với mức độ cầm tù họ, ra thảo luận trước cuộc họp của nội các toàn quốc.

Bà cho rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 cho thấy, các chính trị gia Úc có thể đạt được mọi chuyện, qua sự cộng tác.

“Quí vị có thể đoàn kết cả nước với nội các toàn quốc, để vượt qua cuộc khủng hoảng do coronavirus gây nên".

"Vậy thì đây là những chuyện dành cho quí vị: nội các toàn quốc hãy chú tâm vào người Thổ Dân và tỷ lệ giam giữ cao cùng cái chết của họ trong tù, đó là thử thách cho quí vị hiện nay”, Malarndirri McCarthy.

Trong khi đó sau khi kêu gọi những biểu tình không nên tham dự các sự kiện, giới chức y tế hiện lo lắng về một cơn bùng phát của nạn dịch một lần thứ hai, có thể nay mai sẽ nhận biết.
“Bằng cách nói rằng ‘mạng sống của người da đen cũng quan trọng’, chúng tôi không có ngụ ý là mạng sống của người khác là không quan trọng, mạng sống của họ cũng quan trọng nữa.Thế nhưng chuyện những người chết trong lúc bị giam giữ, thì có nhiều người da đen chết trong tù hơn”, Lovemore N'dou.
Phó trưởng ban Y tế là ông Nick Coatsworth nhắc nhở mọi người hãy đi thử nghiệm nếu thấy có bất cứ triệu chứng nào.

“Liên quan đến chuyện tụ tập đông đảo, chúng ta phải chấp nhận những gì đã xảy ra và phải chờ xem hậu quả của việc tụ tập như vậy".

"Hiện không có đề nghị nào là những người tham dự biểu tình nên làm những gì khác hơn, mà thực sự là giữ đúng các khuyến cáo y tế”, Nick Coatsworth.

Tuy nhiên Hiệp hội Y khoa Úc Châu lại có lập trường mạnh mẽ hơn khi cho rằng, những người tham dự biểu tình nên tự cách ly 2 tuần lễ.

Chủ tịch Hiệp hội là bác sĩ Tony Bartone nói rằng, việc tụ tập đông đảo là vi phạm các khuyến cáo y tế và khiến cho các hạn chế có thể sớm được dở bỏ.

Ông cảnh cáo rằng, đại dịch vẫn chưa kết thúc.

“Chúng ta cần phải cảnh giác và không tự mãn. Những gì chúng ta chứng kiến hồi cuối tuần qua là bất cứ vụ tụ tập đông đảo nào dù với lý do gì, bất chấp lập trường nào đều đặt cộng đồng vào tình trạng nguy hiểm”, Tony Bartone.

Trong khi đó, một thượng nghị sĩ tại Tasmania bị chỉ trích, khi đăng tải thông điệp ‘Mọi mạng người đều quan trọng’ trên trang mạng xã hội.

Thượng nghị sĩ Helen Polley xin lỗi vì vấn đề nhạy cảm và sau đó đã dở bỏ nội dung trong trang twitter.

Nhà tranh đấu và là một luật sư, ông Lovemore N’dou giải thích thông điệp đằng sau khẩu hiệu ‘Mạng sống của người da đen cũng quan trọng’.

“Bằng cách nói rằng ‘mạng sống của người da đen cũng quan trọng’, chúng tôi không có ngụ ý là mạng sống của người khác là không quan trọng, mạng sống của họ cũng quan trọng nữa".

"Thế nhưng chuyện những người chết trong lúc bị giam giữ, thì có nhiều người da đen chết trong tù hơn”, Lovemore N'dou.

Cựu vô địch môn quyền Anh thế giới là một phần trong một nhóm những người phản đối êm thắm, bên ngoài nhà hát Con Sò ở Sydney.

Quí vị có thể cập nhật thông tin về coronavirus bằng tiếng Việt trên trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share